Ả Rập Xê Út và Ấn Độ đứng đầu các nước mua vũ khí
Triển lãm vũ khí tại Abu Dhabi National. Ảnh ngày 17/02/2013.REUTERS/Ben Job
Vương quốc dầu hỏa Ả Rập Xê Út tại Trung Đông và Ấn Độ ở châu Á là hai nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới do tình hình căng thẳng ở hai khu vực này. Về phần các nước xuất khẩu, Hoa Kỳ tiếp tục đứng đầu, Nga chiếm hạng nhì nhưng thua xa siêu cường số một.
Theo bản thống kê của viện nghiên cứu IHS Janes, trụ sở tại Luân Đôn, năm 2014 được đánh dấu bằng xu hướng chạy đua vũ trang mà tiền bán vũ khí đã tăng trong 6 năm liên tục : từ 56 tỷ đôla năm 2013 lên 64,4 tỷ trong năm 2014.
Chuyên gia Ben Moores giải thích: số tiền kỷ lục này là do nhu cầu của các nước có nền kinh tế đang trỗi dậy trang bị máy bay quân sự cũng như do tình hình căng thẳng tại Trung Đông và Châu Á Thái Bình dương.
Về phần các nước mua, bản báo cáo xếp hạng Ả Rập Xê Út đứng đầu trong danh sách 65 nước được nghiên cứu với 6,4 tỷ đôla trong năm 2014, đẩy Ấn Độ xuống hạng nhì.
Tiền mua vũ khí của Ryad, bạn hàng số một của Mỹ, sẽ tăng thêm 52% để đạt mức gần 10 tỷ đôla trong năm 2015.
Nếu tính luôn các Tiểu vương quốc Ả Rập, tiền mua vũ khí của hai nước Trung Đông này cao hơn toàn thể các quốc gia Tây Âu nhập lại.
Về phần các nước bán vũ khí, Hoa Kỳ vẫn chiếm vị trí hàng đầu với 23,7 tỷ đô la, tương đương với một phần ba thị phần thế giới.
Nước Nga, nhà cung cấp vũ khí chính yếu cho Trung Quốc, với tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la trong năm 2014, tăng 9%, đứng hạng nhì. Tuy nhiên, theo viện IHS Janes, Matxcơva sẽ gặp khó khăn trong năm tới một phần vì thị trường vũ khí của Nga bị bão hòa và một phần khác do bị Tây phương cấm vận trả đũa Nga gây hấn tại Ukraina.
Theo IHS Janes, 5 quốc gia đứng đầu danh sách mua vũ khí là Ả Rập Xê Út, Ấn Độ, Trung Quốc, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Đài Loan.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150309-a-rap-xe-ut-va-an-do-dung-dau-cac-nuoc-mua-vu-khi/
Chuyên gia Ben Moores giải thích: số tiền kỷ lục này là do nhu cầu của các nước có nền kinh tế đang trỗi dậy trang bị máy bay quân sự cũng như do tình hình căng thẳng tại Trung Đông và Châu Á Thái Bình dương.
Về phần các nước mua, bản báo cáo xếp hạng Ả Rập Xê Út đứng đầu trong danh sách 65 nước được nghiên cứu với 6,4 tỷ đôla trong năm 2014, đẩy Ấn Độ xuống hạng nhì.
Tiền mua vũ khí của Ryad, bạn hàng số một của Mỹ, sẽ tăng thêm 52% để đạt mức gần 10 tỷ đôla trong năm 2015.
Nếu tính luôn các Tiểu vương quốc Ả Rập, tiền mua vũ khí của hai nước Trung Đông này cao hơn toàn thể các quốc gia Tây Âu nhập lại.
Về phần các nước bán vũ khí, Hoa Kỳ vẫn chiếm vị trí hàng đầu với 23,7 tỷ đô la, tương đương với một phần ba thị phần thế giới.
Nước Nga, nhà cung cấp vũ khí chính yếu cho Trung Quốc, với tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la trong năm 2014, tăng 9%, đứng hạng nhì. Tuy nhiên, theo viện IHS Janes, Matxcơva sẽ gặp khó khăn trong năm tới một phần vì thị trường vũ khí của Nga bị bão hòa và một phần khác do bị Tây phương cấm vận trả đũa Nga gây hấn tại Ukraina.
Theo IHS Janes, 5 quốc gia đứng đầu danh sách mua vũ khí là Ả Rập Xê Út, Ấn Độ, Trung Quốc, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Đài Loan.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150309-a-rap-xe-ut-va-an-do-dung-dau-cac-nuoc-mua-vu-khi/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten