maandag 30 maart 2015

Công ty Nhật thiết kế tháp truyền hình kỷ lục cho Việt Nam

Thứ sáu, 13/3/2015 | 06:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Tháp truyền hình Việt Nam có thể phá kỷ lục thế giới

Khi hoàn thành, tháp truyền hình của Việt Nam xây dựng tại Hà Nội sẽ có chiều cao 636 mét, cao hơn 2 mét so với tháp truyền hình đang giữ kỷ lục cao nhất thế giới hiện nay là Tokyo Sky Tree.
Tháp truyền hình Việt Nam có thể phá kỷ lục thế giới
Đồ họa: Tiến Thành

http://vnexpress.net/infographic/doanh-nghiep/thap-truyen-hinh-viet-nam-co-the-pha-ky-luc-the-gioi-3156716.html

Thứ sáu, 13/3/2015 | 14:52 GMT+7

Công ty Nhật thiết kế tháp truyền hình kỷ lục cho Việt Nam

Trong tháng 4 tới, Nikken Sekkei sẽ trình bày thiết kế tòa tháp với các chủ đầu tư VTV, SCIC và BRG.
Nguồn tin từ chủ đầu tư cho hay bản thiết kế tháp truyền hình Việt Nam đang được Công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) xây dựng và dự kiến trình hội đồng chủ đầu tư trong tháng tới. Đơn vị pháp nhân chịu trách nhiệm thực hiện dự án cũng đang chuẩn bị ra mắt, tiến tới khởi động cho quá trình lập báo cáo tiền khả thi (gồm tính toán sơ bộ về vốn, các gói thầu và thời gian triển khai...).
20140819-8006988-2-5137-1426230998.jpg
Thỏa thuận thiết kế cơ bản đã được Tổng giám đốc VTV - ông Trần Bình Minh ký với đại diện Nikken Sekkei từ giữa tháng 8/2014.
Theo chủ trương được Chính phủ chấp thuận trước đó, công ty đóng vai trò chủ đầu tư sẽ do ba bên là Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Tập đoàn BRG góp vốn. VTV sẽ sử dụng nguồn vốn từ huy động, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc đài để tham gia, SCIC và BRG góp từ vốn kinh doanh. BRG là tập đoàn tư nhân chuyên đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực sân golf và tài chính - ngân hàng, trong đó có SeABank.
>>> Tháp truyền hình Việt Nam có thể phá kỷ lục thế giới
Theo VTV Online, ông Shigeru Yoshino, Kiến trúc sư trưởng của Niken Sekkei là người phụ trách tư vấn thiết kế tháp truyền hình Việt Nam. Trên website công ty, vị này được giới thiệu là người chịu trách nhiệm thiết kế tháp truyền hình Sky Tree tại Tokyo, được đánh giá là tháp truyền hình cao nhất châu Á hiện nay (634m). Ông Yoshino chia sẻ một trong những điểm đáng chú ý khi thiết kế các tòa tháp là hệ thống thang máy và hành lang để quan sát sát bầu trời. Với Tháp truyền hình Việt Nam, ông kỳ vọng công trình sẽ mang những nét văn hóa riêng, cũng như phát triển hài hòa với khung cảnh xung quanh vì hiện đây là vùng đất trống.
Ông Trần Bình Minh - Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam cho biết tháp sẽ cao 636m, cao hàng đầu thế giới. Công trình sẽ được đặt tại trung tâm đô thị mới Tây Hồ Tây, trên diện tích 14 ha.
Super-Tall-1934-1426225538.jpg
7 tòa tháp từng được Nikken Sekkei phụ trách thiết kế. Nguồn: Nikken Sekkei
Trước đó, tháp truyền hình Sky Tree đã mất 4 năm để hoàn thành, tổng chi phí khoảng 40 tỷ yên (tương đương 440 triệu USD lúc bấy giờ). Trong tuần đầu tiên, công trình này đã thu hút 1,6 triệu du khách tới thăm.
Nikken Sekkei được thành lập năm 1900, có hơn 20.000 dự án ở 40 quốc gia, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thiết kế đô thị với những tòa siêu cao ốc, khu công nghiệp, văn phòng nhằm giải quyết mật độ dân số cao. Riêng lĩnh vực tháp truyền hình, công ty này tham gia vào khoảng 7 công trình ở Nhật Bản. Doanh nghiệp này có trụ sở tại Tokyo và các văn phòng chi nhánh tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Phương Linh

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/cong-ty-nhat-thiet-ke-thap-truyen-hinh-ky-luc-cho-viet-nam-3156996.html

Thứ tư, 11/3/2015 | 18:01 GMT+7

Tháp truyền hình Việt Nam dự kiến cao 636m

Với độ cao này, công trình vừa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương xây dựng sẽ thuộc loại cao nhất trong số tháp truyền hình đã được xây dựng trên thế giới.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn BRG ngày vừa ký thỏa thuận hợp tác đầu tư xây dựng Tháp truyền hình Việt Nam. Nguồn tin của VnExpress cho biết sau khi ký kết, 3 bên sẽ góp vốn thành lập một công ty cổ phần để chịu trách nhiệm, tiến tới lập dự án tiền khả thi, chọn nhà thầu thi công...
Phần vốn góp của VTV sẽ được lấy từ nguồn huy động, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc đài, trong khi SCIC và BRG sẽ góp từ vốn kinh doanh.
BRG là tập đoàn tư nhân chuyên đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực sân golf và tài chính - ngân hàng, trong đó có SeABank.
thap-truyen-hinh-1173-1426070173.jpg
Tháp truyền hình Việt Nam dự kiến sẽ cao hơn tháp Sky Tree ở Tokyo (Nhật Bản).
VTV dẫn lại lời phát biểu của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh cho hay độ cao của tháp sẽ là 636m, hơn cả tháp cao nhất châu Á hiện nay là Sky Tree ở Tokyo - Nhật Bản (634m) và tháp truyền hình Quảng Châu - Trung Quốc (600m).
"Khi nói chuyện về việc xây dựng tháp truyền hình, Thủ tướng nói tháp truyền hình sẽ phải cao nhất khu vực. Tôi đã hỏi Thủ tướng là cao nhất khu vực Đông Nam Á hay châu Á? Đông Nam Á thì đương nhiên sẽ là cao nhất rồi. Thủ tướng nói: Cao nhất châu Á”, ông Trần Bình Minh nói.
Trước đó, Thủ tướng đã đồng ý về chủ trương nghiên cứu, hợp tác đầu tư dự án Tháp truyền hình Việt Nam. Công trình dự kiến được xây dựng trên khu đất hơn 14 ha tại khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây. Đây được đánh giá là dự án tầm cỡ quốc tế, có tính chất đặc thù nên cần có cơ chế đặc biệt do Thủ tướng quyết định về vốn, hình thức giao đất và phương thức chọn nhà thầu. Dự án cũng được áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật.
Tập đoàn BRG được lựa chọn sau khi Thủ tướng cho phép Đài Truyền hình Việt Nam chọn thêm đối tác là doanh nghiệp tư nhân có năng lực tài chính và kinh doanh, góp vốn cùng tham gia dự án.
Kỳ Duyên

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/thap-truyen-hinh-viet-nam-du-kien-cao-636m-3156279.html


Thứ ba, 3/3/2015 | 00:20 GMT+7

Việt Nam định xây tháp truyền hình cao hàng đầu thế giới

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho VTV và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lập công ty cổ phần để đầu tư dự án Tháp Truyền hình Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng về chủ trương nghiên cứu, hợp tác đầu tư dự án Tháp Truyền hình Việt Nam. Công trình dự kiến được xây dựng trên khu đất hơn 14 ha tại khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây. Trước đó, dự án này từng được nhắc tới khi Hà Nội tiến hành quy hoạch 4 khu đô thị mới năm 2002 và được Thủ tướng chấp thuận theo đề nghị của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vào cuối năm 2014.
World-s-tallest-broadcasting-t-9769-8890
Tokyo Skytree của Nhật Bản hiện là tháp truyền hình cao nhất thế giới với chiều cao 634m.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, do đây là dự án có tầm cỡ quốc tế và thuộc loại cao nhất trên thế giới, có tính chất đặc thù, nên trong quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện đầu tư, cần có cơ chế đặc biệt do Thủ tướng quyết định về vốn, hình thức giao đất và phương thức chọn nhà thầu. Dự án cũng được áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, Thủ tướng đồng ý cho VTV phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lập công ty cổ phần để đầu tư dự án, sau khi đã làm rõ hiệu quả. Đài Truyền hình Việt Nam sẽ chọn thêm đối tác là doanh nghiệp tư nhân có năng lực tài chính và kinh doanh, góp vốn tham gia công ty cổ phần để khai thác khi dự án đi vào hoạt động.
Cũng theo kết luận, phần vốn góp của VTV trong công ty nêu trên được lấy từ nguồn huy động, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc đài; trong khi SCIC sẽ góp từ vốn kinh doanh. Khi dự án có hiệu quả, 2 bên được phép bán cổ phần để thu hồi vốn.
Theo Chính phủ, đây là một công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam, đem lại những ảnh hưởng to lớn với du lịch, đầu tư và xã hội, cũng như là điểm nhấn về kiến trúc cho Hà Nội.
Trong thời gian tới, Đài Truyền hình Việt Nam được yêu cầu cùng đơn vị tư vấn khẩn trương xây dựng dự án tiền khả thi, trong đó làm rõ phương án huy động vốn, thời gian thu hồi và hiệu quả dự án...
Kỳ Duyên

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/bat-dong-san/viet-nam-dinh-xay-thap-truyen-hinh-cao-hang-dau-the-gioi-3152462.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten