donderdag 8 januari 2015

Vụ tàn sát Charlie Hebdo ở Pháp là 'hũ mật ngọt' cho những kẻ cực đoan chống Hồi giáo ở Phương Tây

Thứ năm, 8/1/2015 | 19:19 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 8/1/2015 | 19:19 GMT+7

Vụ tàn sát ở Pháp là 'hũ mật ngọt' cho những kẻ cực đoan

Vụ xả súng khiến 12 người thiệt mạng tại một tạp chí Pháp hôm qua sẽ làm dấy lên tâm lý chống đạo Hồi vốn đã âm ỉ tại châu Âu trong nhiều năm qua, các chuyên gia nhận định.
Biến cố ở tạp chí Charlie Hebdo tại Paris hôm qua được nhận định là vụ khủng bố được lên kế hoạch kỹ càng và mang tính chất quân sự. Giới học giả cho rằng, vụ việc này sẽ làm gia tăng hơn nữa mâu thuẫn giữa hai nền văn hóa phương Tây và Hồi giáo.
"Đây là thời điểm nguy hiểm với xã hội châu Âu", New York Times dẫn lời ông Peter Neumann, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Chủ nghĩa cực đoan, cho biết. "Đây là kết quả của thái độ cực đoan tăng dần trong cộng đồng người ủng hộ các tổ chức thánh chiến và tầng lớp trung lưu ngày càng bất mãn với giới tinh hoa".
Học giả người Pháp Olivier Roy cho rằng vụ tấn công Charlie Hebdo là vụ khủng bố kinh hoàng nhất diễn ra trên lãnh thổ nước Pháp từ sau chiến tranh Algeria (1954-1962), đánh dấu bước ngoặt về cả số lượng nạn nhân và tính chất vụ việc. "Đây là vụ tấn công nhằm tối đa hóa các tác động. Họ làm điều này để gây sốc trong công chúng và dường như là đã đạt được mục tiêu", chuyên gia này nói.
Chuyên gia phân tích quốc phòng Francois Heisbourg nhận định rằng đợt tấn công hôm qua có tính chất quân sự, gợi nhớ đến vụ đánh bom khủng bố tại Mumbai, Ấn Độ hồi tháng 7/2011, do nhóm vũ trang Indian Mudjahideen (IM) thực hiện.
Pháp hôm qua lập tức ban bố tình trạng báo động ở mức cao nhất, nhưng cũng không thể xua đi tâm lý sợ hãi của công chúng về một vụ khủng bố thứ hai tái diễn. "Chúng tôi cảm thấy vô cùng thiếu an toàn", anh Didier Cantat, một người dân Paris 34 tuổi, chia sẻ. "Sự việc đã diễn ra hôm nay, thì có thể sẽ tái diễn trong tương lai, thậm chí là còn tồi tệ hơn nữa".
Người thanh niên này cũng cho biết vụ khủng bố Charlie Hebdo sẽ dấy lên thái độ chống người nhập cư, đặc biệt là với người theo đạo Hồi. Cộng đồng Hồi giáo tại Pháp được ước tính là có số lượng lớn nhất châu Âu. "Chúng tôi được dạy rằng đạo Hồi là vì Allah, là vì hòa bình. Nhưng với các chiến binh jihad, tôi không thấy hòa bình đâu, mà chỉ có thù hận", Cantat nói.
Tạp chí Charlie Hebdo từng bị tấn công vào năm 2011, sau khi đăng bức biếm họa về đấng tiên tri Mohammad. Dòng tweet mới nhất của tạp chí này là bức biếm họa về thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS)Abu Bakr al-Baghdadi. 
Vụ khủng bố hôm qua cũng khiến một số người Hồi giáo tại Pháp tức giận. "Tôi là người Arab và theo đạo Hồi, nhưng tôi ủng hộ các gia đình, các nhà báo và những người liên quan", chị Ilhem Bonik, người nhập cư gốc Tunisia, cho biết. "Đây là hành vi chống lại đạo Hồi".
Anh Arnaud N’Goma, một nhân viên ngân hàng 26 tuổi, cũng cho rằng vụ tấn công sẽ làm xấu hình ảnh của đạo Hồi. "Một số người khi nghĩ về chủ nghĩa khủng bố, là liên tưởng ngay đến đạo Hồi", anh nói.
Cùng chung quan điểm trên, anh Samir Elatrassi cho biết tâm lý sợ đạo Hồi sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết và người dân sẽ coi người Hồi giáo bình thường như những kẻ khủng bố. "Điều này chỉ làm lợi cho các tổ chức chính trị cực hữu", Elatrassi nói.
Tâm lý chống đạo Hồi
p7-1420645722-660x0-9259-1420686403.jpg
Người dân Pháp bàng hoàng trước vụ tấn công tòa báo ở Paris. Ảnh: AFP
Các tổ chức chính trị cực hữu tại châu Âu nói chung và tại Pháp nói riêng có thái độ chống người dân nhập cư và coi đạo Hồi là mối đe dọa với giá trị quốc gia. Tại Pháp, đảng Mặt trận Dân tộc, tổ chức chính trị cực hữu, đang trỗi dậy mạnh mẽ. Bà Marine Le Pen, chủ tịch đảng, là người cổ súy mạnh mẽ cho tư tưởng coi đạo Hồi là sự đe dọa với các giá trị và chủ quyền quốc gia Pháp.
"Le Pen đi khắp nơi và rao giảng về mối đe dọa lớn đến từ đạo Hồi và cho rằng Pháp không nên tham gia vào cuộc chiến tại Iraq, mà thay vào đó hãy bảo vệ quê hương", ông Camille Grand, giám đốc Quỹ nghiên cứu chiến lược Pháp, cho biết. "Vụ tấn công này là hũ mật ngọt cho đảng Mặt trận Dân tộc".
Tại Thụy Điển mới đây cũng xảy ra ba vụ tấn công vào đền thờ Hồi giáo; đảng Dân chủ có tư tưởng chống Hồi giáo giành được 15% sự ủng hộ trong các cuộc thăm dò dư luận mới nhất.
Tại Đức, tổ chức Những người yêu châu Âu chống Hồi giáo (Pegida) đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình lớn chống dân nhập cư và sự phát triển của đạo Hồi tại thành phố Dresden, miền đông quốc gia này.
Trong khi đó, tại Anh, nơi có cộng đồng Hồi giáo lớn, đảng Độc lập kêu gọi quốc gia này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), để kiếm soát chặt chẽ hơn vấn đề dân nhập cư, điều mà đảng này cho là mối đe dọa đến giá trị và bản sắc nước Anh.
"Phần lớn xã hội châu Âu tiềm ẩn tâm lý chống Hồi giáo, các tổ chức như trên đang dần lớn mạnh và chiếm vai trò lớn hơn", chuyên gia Neumann bình luận. "Nếu như các vụ việc như hôm qua xảy ra nhiều hơn, thì xã hội châu Âu sẽ càng trở nên phân cực hơn nữa trong những năm sắp tới".
Chuyên gia này cho rằng nhóm người chịu thiệt nhiều nhất trong cuộc xung đột văn hóa này là cộng đồng Hồi giáo tại châu Âu. "Những người theo đạo Hồi bình thường đang phải nỗ lực để duy trì cuộc sống tại châu Âu", ông nói.
Đức Dương

20
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/vu-tan-sat-o-phap-la-hu-mat-ngot-cho-nhung-ke-cuc-doan-3130799.html

Thứ năm, 8/1/2015 | 16:07 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 8/1/2015 | 16:07 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Vụ khủng bố tại Paris xảy ra như thế nào

Trong vòng 5 phút ngày 7/1, những tay súng bịt mặt mang theo súng tiểu liên ập vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở thủ đô Pháp xả đạn rồi tẩu thoát, làm chết tổng cộng 12 người và hàng chục người khác bị thương.
Vụ khủng bố tại Paris xảy ra như thế nào
Chuyển ngữ: Việt Chung

http://vnexpress.net/infographic/the-gioi/vu-khung-bo-tai-paris-xay-ra-nhu-the-nao-3131133.html

Thứ năm, 8/1/2015 | 09:50 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 8/1/2015 | 09:50 GMT+7

Pháp công bố ảnh nghi phạm gây thảm sát ở tòa báo

Cảnh sát Pháp hôm nay công bố ảnh của hai trong ba nghi phạm thực hiện vụ thảm sát đẫm máu ở tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo. Kẻ thứ ba được cho là đã đầu hàng.
0-8562-1420685324.jpg
Cherif Kouachi (trái) 32 tuổi và anh trai Said, 34 tuổi. Ảnh:BBC/French Police.
AFP cho hay cảnh sát Paris đã phát lệnh truy nã đối với Cherif Kouachi, 32 tuổi và anh trai Said, 34 tuổi. Cảnh sát cho biết chúng "nhiều khả năng mang vũ khí và nguy hiểm".
Hình ảnh của Cherif và Said Kouachi được công bố trên trang web của cảnh sát Pháp, trong mục truy nã. Ông Patrick Klugman, phó thị trưởng Paris xác nhận hai tên này là anh em ruột.
Kẻ thứ ba, Hamyd Mourad, 18 tuổi, được cho là đã ra đầu hàng ngay sau khi vụ xả súng, AFP cho hay.
Ba tay súng đã tham gia vào vụ tấn công tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Paris vào trưa qua, khiến 12 người, trong đó có tổng biên tập, thiệt mạng. Tất cả đều mang quốc tịch Pháp. Sau khi thực hiện vụ tấn công, chúng đã tẩu thoát khỏi hiện trường.
AP cho biết Cherif Kouachi từng bị xét xử hồi 2008 do giúp các tay súng tới Iraq và bị kết án 18 tháng tù. Hắn nói cảm thấy giận dữ khi những hình ảnh lính Mỹ tra tấn các bạn tù Iraq ở nhà tù Ghraib được công bố.
Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định "làm tất cả để bắt giữ các thủ phạm". Lực lượng an ninh Pháp cũng được huy động ở khắp nơi để bảo đảm an toàn các địa điểm công cộng.
Pháp được đặt trong tình trạng cảnh báo cao nhất và mở chiến dịch lớn truy lùng các nghi phạm suốt từ đêm qua.
Nhà chức trách Paris cũng truy soát lại các tư liệu trong nửa tháng qua để xem những kẻ tấn công vào Pháp như thế nào. Họ đang kiểm tra hai sân bay Charles de Gaulle, Orly và thông tin về các tuyến tàu.
Khánh Lynh

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phap-cong-bo-anh-nghi-pham-gay-tham-sat-o-toa-bao-3130888.html

Thứ năm, 8/1/2015 | 09:31 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 8/1/2015 | 09:31 GMT+7

Kẻ bịt mặt ở Paris hỏi tên từng nạn nhân trước khi hành quyết

Theo lời kể của những người sống sót, các tay súng bịt mặt đã xông vào văn phòng tạp chí Charlie Hebdo, truy tìm một số người cụ thể, rồi giết hại họ.
People participate in a vigil to pay tribute to the victims of a shooting, by gunmen at the offices of weekly satirical magazine Charlie Hebdo in Paris, in front of City Hall in downtown Montreal People participate in a vigil to pay tribute to the victims of a shooting, by gunmen at the offices of weekly satirical magazine Charlie Hebdo in Paris, in front of City Hall in downtown Montreal, January 7, 2015. Hooded gunmen stormed the Paris offices of the weekly satirical magazine known for lampooning Islam and other religions, shooting dead at least 12 people, including two police officers, in the worst militant attack on French soil in decades. Placards read "I am Charlie". REUTERS/Christinne Muschi (CANADA - Tags: CIVIL UNREST CRIME LAW)
Người dân tham gia tưởng niệm nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công văn phòng tạp chí Charlie Hebdo của Pháp ở thành phố Montreal, Canada. Ảnh: Reuters.
Ba tay súng đội mũ trùm đầu tấn công tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo ở Paris vào khoảng gần trưa hôm qua làm 12 người, trong đó có tổng biên tập, thiệt mạng và 4 người bị thương nặng. Trong lúc tấn công, bọn chúng hỏi tên của một số người cụ thể rồi giết họ, CNN dẫn lời một bác sĩ giúp điều trị người bị thương và trò chuyện với người sống sót, kể lại.
Bác sĩ Gerald Kierzek cho biết nhóm tay súng còn tách riêng đàn ông và phụ nữ trước khi bóp cò. Vụ tấn công không phải là nã đạn bừa bãi mà giống như một buổi hành quyết.
Các nghi phạm được giới chức Pháp xác nhận là hai anh em Said Kouachi, Cherif Kouachi, ngoài 30 tuổi, và Hamyd Mourad, 18 tuổi. Tất cả đều mang quốc tịch Pháp.
Các nhà điều tra Mỹ đã tiếp nhận tên các nghi phạm và đang kiểm tra cơ sở dữ liệu, Mike McCaul, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ Viện Mỹ, cho hay.
"Người dân Paris sẽ không sợ hãi", ông Patrick Klugman, phó thị trưởng Paris, nói. "Chúng tôi sẽ đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố bằng các giá trị chung, tự do, tự do ngôn luận, tự do báo chí. ...Chúng tôi đang có chiến tranh nhưng chúng tôi vẫn muốn hành xử như một nền dân chủ đi đầu".
Paul Cruickshank, chuyên gia về chủ nghĩa khủng bố, cho biết còn quá sớm để kết luận nhóm nghi phạm hành động đơn độc. Một số chuyên gia khác còn cảnh báo về việc những tay súng này sử dụng vũ khí tốt thế nào, che giấu danh tính rồi lên kế hoạch tẩu thoát. Điều này cho thấy đã có khác biệt so với những vụ tấn công theo kiểu "sói cô độc" trước đó.
Hôm nay là ngày quốc tang các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công văn phòng tạp chí Charlie Hebdo, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố. Ông đề nghị Pháp treo cờ rủ trong ba ngày.
Như Tâm

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/ke-bit-mat-o-paris-hoi-ten-tung-nan-nhan-truoc-khi-hanh-quyet-3130811.html

Thứ năm, 8/1/2015 | 20:21 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 8/1/2015 | 20:21 GMT+7

Nguồn cơn nào khiến các tay súng thảm sát ở Paris

Tiếng hét của các tay súng trong vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo có thể hé lộ về nguyên nhân dẫn đến vụ khủng bố, khi quy định Hồi giáo cấm khắc họa nhà tiên tri Mohammed, điều tạp chí này đã nhiều lần thực hiện.
2015-01-07T185245Z-583982542-GM1EB1807X2
Hai phụ nữ đau đớn trong lễ tượng niệm nạn nhân vụ tấn công khủng bố tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: Reuters
Giới chức Pháp vẫn đang cố gắng xác định nguyên nhân khiến các tay súng tấn công Charlie Hebdo, tạp chí châm biếm tại Paris, khiến 12 người thiệt mạng. Theo truyền thông Pháp, các tay súng đã hét lên "Chúng tao báo thù cho nhà tiên tri!" khi họ xông vào tòa soạn.
Charlie Hebdo là tạp chí từng đăng tải tranh khắc họa nhà tiên tri Mohammed thường theo hướng tiêu cực, khiến nhiều người Hồi giáo trên thế giới phẫn nộ.
Quy định cấm khắc họa nhà tiên tri Mohammed 
Theo Hadith, tài liệu ghi lại câu nói của nhà tiên tri Mohammed và những người thân cận nhất, việc khắc họa ông bị cấm. Điều này nhằm tránh việc thờ phụng ông, vốn đã lan rộng tại nơi "khai sinh" của Hồi giáo ở Arab. 
Một giáo lý trọng yếu của đạo Hồi là Mohammed là con người chứ không phải là Thượng Đế. Việc khắc họa ngoại hình của ông có thể dẫn đến việc tôn thờ một người trần thay vì Thánh Allah. 
"Tất cả đều bắt nguồn từ quan niệm thờ phụng đấng linh thiêng. Trong Hồi giáo có một quan niệm mạnh mẽ cho rằng Thượng Đế phản đối tất cả sự khắc họa Người và những cá nhân được sùng bái"Akbar Ahmed, trưởng khoa Nghiên cứu Hồi giáo tại Đại học Mỹ cho biết.
"Nhà tiên tri cho rằng nếu mọi người nhìn thấy khuôn mặt của mình được khắc họa bởi những người khác, họ sẽ bắt đầu thờ phụng ông", Ahmed nói thêm. "Vì vậy, chính ông đã phản đối những hình ảnh như vậy và khẳng định rằng 'tôi chỉ là người trần'".
Trong các nhà thờ Hồi giáo dòng Sunni, những chi nhánh lớn nhất của đạo Hồi đều không có hình ảnh vẽ người. Không gian thường được trang trí với những câu trích từ kinh Qur'an. "Tranh vẽ và hình ảnh đều bị cấm thờ phụng", Mohamed Magid, một lãnh tụ Hồi giáo và cựu giám đốc của Hiệp hội Hồi giáo Bắc Mỹ cho biết.
Trong lịch sử từng có những người Hồi giáo khắc họa nhà tiên tri, đặc biệt là trong các dòng không phải là Sunni, Omid Safi, một giáo sư nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Duke cho biết và liệt kê các nước Iran, Thổ Nhĩ Kỹ và khu vực Trung Á là những nơi có hình ảnh của Mohammed.
Tuy nhiên, ngay cả việc khắc họa Mohammed của các họa sĩ Hồi giáo cũng là một vấn đề nhạy cảm. Ahmed, đại sứ Pakistan tại Anh và Ireland, nói rằng nghệ sĩ Hồi giáo trong thế kỷ 15 và 16 đã vẽ nhà tiên tri, nhưng tránh khắc họa khuôn mặt ông.
"Họ sẽ vẽ như thể nhà tiên tri đang mang mạng che mặt. Vì vậy, giáo hội chính thống không thể phản đối bức họa của họ. Đó là giải pháp mà họ nghĩ ra", Ahmed nói.
Trong một bộ phim Hồi giáo có tên gọi "Người đưa tin", được lưu hành khắp thế giới Hồi giáo trong những năm 1970 và 1980, người xem chỉ có thể nhìn thấy bóng của nhân vật nhà tiên tri.
600-france_1420691801.jpg
Người Hồi giáo làm lễ cầu nguyện tại Paris, Pháp. Ảnh: The Australian
"Trả thù"
Các học giả tôn giáo cho rằng quy định cấm khắc họa nhà tiên tri Mohammed không bị vi phạm trong những thế kỷ trước đó vì sự ngăn cách giữa thế giới Hồi giáo và phương Tây.
Trong thời đại toàn cầu hóa, những người không theo đạo Hồi và các nhà phê bình Hồi giáo đã tự do khắc họa Mohammed, kể cả theo hướng tiêu cực. Việc mô tả nhà tiên tri một cách châm biếm không phải là điều mới mẻ, tuy nhiên nó chỉ xuất hiện vào thời hiện đại, Hussein Rashid, một giáo sư nghiên cứu Hồi giáo tại Đại học Hofstra ở New York cho biết.
Ở Mỹ, nơi những người Hồi giáo đã tương đối hòa nhập với cuộc sống, các phần tử cực đoan hồi năm 2010 phản đối hình ảnh của nhà tiên tri Mohammed trong một tập phim hoạt hình châm biếm "South Park". Sau đó, họa sĩ Molly Norris tại Seattle đề xuất tổ chức ngày "Mọi người vẽ chân dung Mohammed", để phản ứng trước lời dọa giết những người tham gia sản xuất tập phim hoạt hình nói trên. Sau khi hoạt động này được thông báo, lãnh đạo của al-Qaeda ở bán đảo Arab vào thời điểm đó, Anwar al-Awlaki đưa Norris vào danh sách đen của tổ chức.
Một họa sĩ truyện tranh người Đan Mạch năm 2006 vẽ nhà tiên tri đội một quả bom đã châm ngòi giống như  một chiếc khăn xếp, làm kích động các cuộc biểu tình trên khắp thế giới.
"Tại châu Âu, nơi người Hồi giáo còn cảm thấy "bí bách", những hình ảnh này không chỉ được coi là châm biếm, nhưng mà còn bị cho là hành vi ức hiếp", Rashid nói.
Tuy quy định cấm khắc họa Mohammed nhằm mục đích tránh người Hồi giáo thờ phụng ông, các cuộc tấn công bạo lực để phản đối hình vẽ nhà tiên tri lại xuất phát từ nguyên nhân là những hình ảnh này không thể hiện sự tôn kính", Rashid nói thêm.
Tòa soạn Charlie Hebdo tháng 11/2011 bị thiêu cháy vào đúng ngày tạp chí dự kiến phát hành số mới, có trang bìa dường như nhằm châm chọc luật lệ Hồi giáo. Tranh châm biếm vẽ nhà tiên tri Mohammed để râu và vấn khăn, với một bong bóng lời thoại viết "phạt 100 roi nếu ngươi không cười lăn lộn".
Hồi tháng 9/2012, trong khi Pháp phải đóng cửa đại sứ quán ở khoảng 20 quốc gia vì sự phẫn nộ toàn cầu với bộ phim mang nội dung xúc phạm đạo Hồi, "Sự ngây thơ của người Hồi giáo", Charlie Hebdo lại tiếp tục xuất bản một tranh biếm họa về nhà tiên tri.
Innocence-of-Muslims-prot-008_1420691490
Đoàn người biểu tình phản đối bộ phim xúc phạm Hồi giáo ở Đức. Ảnh: AP
Nhà báo của Charlie Hebdo, Laurent Leger vào thời điểm đó giải thích rằng tranh châm biếm không nhằm khiêu khích để gây phẫn nộ hoặc kích động bạo lực."Mục đích chỉ là gây cười", Leger nói BFMTV vào năm 2012. "Chúng tôi muốn cười nhạo những kẻ cực đoan. Họ có thể là người Hồi giáo, Do thái hoặc Công giáo. Ai cũng có thể theo một tôn giáo nào đó, nhưng những suy nghĩ và các hành vi cực đoan là điều chúng tôi không thể chấp nhận".
Tuy nhiên, đối với nhiều người Hồi giáo, việc mô tả Mohammed, nhà tiên tri được tôn thờ và là một mẫu mực về đạo đức không phải là vấn đề gây cười. "Đáp trả bằng bạo lực rõ ràng là sai trái", Rashid nói, "tuy nhiên, những hành vi này không thật sự vì phẫn nộ tôn giáo, mà mục đích chính là để trả thù".
Phương Vũ (Theo CNN)
25
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/nguon-con-nao-khien-cac-tay-sung-tham-sat-o-paris-3130800.html

Thứ năm, 8/1/2015 | 20:36 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 8/1/2015 | 20:36 GMT+7

Quá khứ của anh em nghi phạm tấn công báo Pháp

Hai trong số ba nghi phạm liên quan tới vụ tấn công đẫm máu tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo là anh em, và một trong hai từng bị buộc tội khủng bố.
10-2889-1420704478.jpg
Bức ảnh anh em nhà Kouachi do một nhà báo ở tờ Bild của Đức đăng trên Twitter. Ảnh: Post Gazette.
Nghi phạm 18 tuổi Hamyd Mourad được cho là ra hàng cảnh sát lúc 23h (giờ Paris) đêm 7/1. Cảnh sát vẫn truy tìm Said Kouachi, 34 tuổi, và Cherif Kouachi, 32 tuổi, bị nghi thực hiện vụ tấn công làm 12 người thiệt mạng trong ngày.
Theo The Independent, Said và Cherif Kouachi là người gốc Algeria quốc tịch Pháp. Cả hai sống ở thành phố Reims, cách Paris 90 km về phía đông. Cherif từng có chứng chỉ huấn luyện viên thể thao. Sau khi bố mẹ đẻ người Algeria qua đời, cả hai lớn lên trong gia đình bố mẹ nuôi ở vùng Brittany, phía tây bắc nước Pháp.
Said đã kết hôn và sống ở thành phố Reims, sống hòa thuận với hàng xóm xung quanh. Còn Cherif Kouachi là tín đồ Hồi giáo và bắt đầu trở thành phần tử cực đoan khi Mỹ can thiệp quân sự vào Iraq, lính Mỹ tra tấn tù nhân Iraq ở nhà tù Abu Ghraib. Cherif bị bắt năm 2005 cùng một người mang quốc tịch Pháp khi đang lên kế hoạch bay qua Syria để sang Iraq. Năm 2008, hắn bị kết án 3 năm tù ở Paris vì giúp các tay súng trốn sang Iraq. Trong cuộc phỏng vấn với AP tại thời điểm này, Cherif chia sẻ hắn "thực sự tin thánh chiến" và bị kích thích bởi những hình ảnh tra tấn trong nhà tù Abu Ghraib, ở Iraq.
Một quan chức Pháp cho biết anh em nhà Kouachi có liên quan tới mạng lưới khủng bố người Yemen. Chúng từ Syria trở về Pháp trong vòng 12 tháng trước. Nhân chứng Cedric Le Bechec thuật lại lời những kẻ tấn công lúc xông vào tòa soạn Charlie Hebdo rằng: "các ngươi có thể nói với truyền thông, đó là al-Qaeda ở Yemen".
Văn phòng của tạp chí từng bị đánh bom năm 2011 vì dùng bức biếm họa đấng tiên tri Mohamed làm trang bìa với dòng chú thích "100 roi nếu bạn không chết vì cười".
Hiện vẫn chưa rõ mối liên quan của Mourad với anh em Kouachi hoặc liệu Mourad có cùng nguồn gốc dân nhập cư như anh em Kouachi hay không. Nghi phạm nhỏ tuổi nhất vừa tốt nghiệp trung học ở Charleville-Mezieres, ngoại ô thành phố Reims.
Chuyên gia chống khủng bố người Australia, giáo sư Greg Barton ở Đại học Monash, tin hầu như chắc chắn anh em Kouachi có kinh nghiệm chiến đấu và có thể liên quan tới tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). AAP dẫn lời giáo sư Barton nhận định "có vẻ như đó là việc làm của những người chuyên nghiệp".
Hiện, Cherif và anh trai được tin rằng đang ẩn náu trong một khu nhà ở xã hội ở thành phố Reims. Không lâu sau vụ tấn công, đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố tinh nhuệ của Pháp đã tiến hành lùng sục và bao vây thành phố này.
8-3687-1420704478.jpg
Một người bị thương được đưa đi khỏi văn phòng tạp chí Charlie Hebdo. Vụ xả súng trưa qua tại trụ sở tạp chí châm biếm này làm hơn một chục người thiệt mạng, trong đó có hai nhân viên cảnh sát. Ảnh: AP.
Bình Minh

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/qua-khu-cua-anh-em-nghi-pham-tan-cong-bao-phap-3130981.html


Geen opmerkingen:

Een reactie posten