Tin tức / Thế giới / Châu Âu
Tạp chí Charlie Hebdo phát hành số báo thách thức
Người dân xếp hàng mua tạp chí Charlie Hebdo tại quầy báo ở Rennes, miền tây nước Pháp, ngày 14/1/2014.
14.01.2015
PARIS— Tạp chí châm biếm Charlie Hebdo của Pháp, với 8 nhân viên bị thiệt mạng trong vụ tấn công toà soạn ở Paris tuần trước, vừa phát hành số báo thách thức hôm nay, một lần nữa cho đăng một bức biếm hoạ Tiên tri Hồi giáo Muhammed, trong lúc dự kiến số báo bán cao gấp 100 lần so với số phát hành bình thường. Thông tín viên VOA Al Pessin tường trình từ Paris.
Người dân xếp hàng dài ở các quầy báo có bán tạp Charlie Hebdo. Khắp thành phố, báo đã bán sạch chỉ trong vài phút.
Ngay trước rạng đông, bên ngoài một trạm xe lửa nhộn nhịp ở Paris, nhiều người đã thất vọng vì không mua được báo Charlie Hebdo.
Các nhà in định ấn hành 5 triệu số, so với số phát hành thường lệ khoảng 60.000, nhưng chỉ giao có nửa triệu số mỗi ngày.
Một phụ nữ tên Francoise nói cần phải mua báo, ủng hộ người làm báo đó. Và bản thân bà cũng muốn biết nội dung báo ra sao.
Người lái tàu tên là Philippe nói: “Đó là một cử chỉ vĩ đại, nhưng chúng tôi trông đợi nhiều hơn. Điều quan trọng là Charlie tiếp tục xuất bản.”
Một nữ thư ký hành chính tên là Emilienne nói: “Để dành cho các cháu của tôi. Một ngày nào đó tôi có thể nói với chúng rằng, 'Các cháu thấy không, sự kiện này đã xảy ra lúc các cháu còn bé. Bà kể cho các cháu để nó không bao giờ xảy ra nữa.'”
Bên trong nhà ga, trong khi hành khách đổ ra từ những chuyến tàu buổi sáng, họ nhìn thấy các bảng hiệu nói rằng “Không còn số báo Charlie Hebdo nào nữa.” Quản lý hiệu sách Magalie đã để dành một số riêng cho mình.
Cô Magalie cho biết: “Chúng tôi mở cửa từ lúc 6 giờ sáng. Đã có người xếp hàng bên ngoài. Trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, 125 số báo mà chúng tôi có đã bán hết sạch.”
Nhân viên của báo Charlie Hebdo đã thách thức bằng cách đưa một tranh biếm họa Tiên tri Muhammed lên trang đầu, với hàng chữ “Tất cả đã được tha thứ” và “Tôi là Charlie.” Bên trong đăng một số trong những tranh biếm họa mới nhất, mà tác giả là những đồng sự đã bị sát hại.
Những người tìm mua tạp chí hôm thứ Tư không nhất thiết đồng ý với quan điểm của Charlie Hebdo, nhưng việc mua số báo này là một hình thức phản đối chỉ mất có 3 Euro.
Ông Christian Delporte, giáo sư lịch sử Đại học Versailles nói: “Một tạp chí như Charlie Hebdo thuộc về một truyền thống cười đùa, giễu cợt và nhìn thất sự thật qua các sự vật.”
Ông Delporte cũng là một chuyên gia về biếm hoạ chính trị.
Ông nói: “Mọi người cũng thừa nhận rằng các hoạ sĩ châm biếm này rất yêu mến tự do.”
Và những người sống sót sau vụ tấn công đã khẳng định rõ rằng họ sẽ tiếp tục thể loại trào phúng của mình, mà thông điệp bao trùm về tự do phát biểu là điều thân thiết với hàng triệu người Pháp.
Ông Delporte kết luận: “Cuối cùng, đó là vấn đề dung chấp. Nếu không muốn đọc Charlie Hebdo, thì đừng mua báo ấy.”
Nếu thứ Tư hôm nay là một dấu hiệu, thì hàng triệu người sẽ mua báo, ít nhất là trong khoảng một thời gian.
Người dân xếp hàng dài ở các quầy báo có bán tạp Charlie Hebdo. Khắp thành phố, báo đã bán sạch chỉ trong vài phút.
Ngay trước rạng đông, bên ngoài một trạm xe lửa nhộn nhịp ở Paris, nhiều người đã thất vọng vì không mua được báo Charlie Hebdo.
Các nhà in định ấn hành 5 triệu số, so với số phát hành thường lệ khoảng 60.000, nhưng chỉ giao có nửa triệu số mỗi ngày.
Một phụ nữ tên Francoise nói cần phải mua báo, ủng hộ người làm báo đó. Và bản thân bà cũng muốn biết nội dung báo ra sao.
Người lái tàu tên là Philippe nói: “Đó là một cử chỉ vĩ đại, nhưng chúng tôi trông đợi nhiều hơn. Điều quan trọng là Charlie tiếp tục xuất bản.”
Một nữ thư ký hành chính tên là Emilienne nói: “Để dành cho các cháu của tôi. Một ngày nào đó tôi có thể nói với chúng rằng, 'Các cháu thấy không, sự kiện này đã xảy ra lúc các cháu còn bé. Bà kể cho các cháu để nó không bao giờ xảy ra nữa.'”
Bên trong nhà ga, trong khi hành khách đổ ra từ những chuyến tàu buổi sáng, họ nhìn thấy các bảng hiệu nói rằng “Không còn số báo Charlie Hebdo nào nữa.” Quản lý hiệu sách Magalie đã để dành một số riêng cho mình.
Cô Magalie cho biết: “Chúng tôi mở cửa từ lúc 6 giờ sáng. Đã có người xếp hàng bên ngoài. Trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, 125 số báo mà chúng tôi có đã bán hết sạch.”
Nhân viên của báo Charlie Hebdo đã thách thức bằng cách đưa một tranh biếm họa Tiên tri Muhammed lên trang đầu, với hàng chữ “Tất cả đã được tha thứ” và “Tôi là Charlie.” Bên trong đăng một số trong những tranh biếm họa mới nhất, mà tác giả là những đồng sự đã bị sát hại.
Những người tìm mua tạp chí hôm thứ Tư không nhất thiết đồng ý với quan điểm của Charlie Hebdo, nhưng việc mua số báo này là một hình thức phản đối chỉ mất có 3 Euro.
Ông Christian Delporte, giáo sư lịch sử Đại học Versailles nói: “Một tạp chí như Charlie Hebdo thuộc về một truyền thống cười đùa, giễu cợt và nhìn thất sự thật qua các sự vật.”
Ông Delporte cũng là một chuyên gia về biếm hoạ chính trị.
Ông nói: “Mọi người cũng thừa nhận rằng các hoạ sĩ châm biếm này rất yêu mến tự do.”
Và những người sống sót sau vụ tấn công đã khẳng định rõ rằng họ sẽ tiếp tục thể loại trào phúng của mình, mà thông điệp bao trùm về tự do phát biểu là điều thân thiết với hàng triệu người Pháp.
Ông Delporte kết luận: “Cuối cùng, đó là vấn đề dung chấp. Nếu không muốn đọc Charlie Hebdo, thì đừng mua báo ấy.”
Nếu thứ Tư hôm nay là một dấu hiệu, thì hàng triệu người sẽ mua báo, ít nhất là trong khoảng một thời gian.
- Đám đông khổng lồ tập trung tại Quảng trường Republique để tham dự cuộc tuần hành đoàn kết (Rassemblement Republicain) trên các đường phố của Paris, ngày 11/1/2015.
- Tổng thống Pháp Francois Hollande và lãnh đạo của các quốc gia tham gia cuộc tuần hành biểu dương tinh thần đoàn kết sau các vụ bạo động khủng bố trên các đường phố của Paris, ngày 11/1/2015.
- Nhân viên báo Charlie Hebdo, với họa sĩ vẽ tranh biếm họa Renald Luzier, xuống đường tuần hành cùng thân nhân của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công siêu thị Kosher ở Paris, ngày 11/1/2015.
- Những người tuần hành cầm biểu ngữ "Dân chủ nhanh hơn ở khắp mọi nơi chống lại sự man rợ" trong cuộc diễu hành đoàn kết trên các đường phố của Paris, Pháp, ngày 11/1/2015.
- Tổng thống Pháp Francois Hollande đón Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Điện Elysee trước khi tham dự cuộc diễu hành đoàn kết trên các đường phố của Paris, ngày 11/1/2015.
- Tổng thống Pháp Francois Hollande đón tiếp Thủ tướng Đức Angela Merkel tại điện Elysee, Paris. Bà Merkel sẽ tham dự cuộc tuần hành đoàn kết chưa từng có tại Paris, ngày 11/1/2015.
- Những người tuần hành tập trung tại Quảng trường Place de la République để tham dự cuộc diễu hành đoàn kết (Rassemblement Republicain) trên các đường phố thủ đô Paris, ngày 11/1/2015.
- Nhân viên an ninh Pháp tuần tra Quảng trường Republique tại Paris, ngày 11/1/2015.
- Cảnh sát chặn một con đường gần Quảng trường Place de la Republique ở Paris, ngày 11/1/2015.
- Những người biểu tình tập trung tại Quảng trường Republique với biểu ngữ 'Tôi là Charlie', ngày 11/1/2015.
- Một người đàn ông đặt hoa tại Quảng trường Republique trước cuộc tuần hành khổng lồ tại Paris, ngày 11/1/2015
- Du khách chụp hình Khải Hoàn Môn với thông điệp đoàn kết 'Paris là Charlie', ngày 9/1/2015.
- Cảnh sát chống khủng bố của Pháp tiến hành cuộc tìm kiếm từng căn nhà ở Longpont, đông bắc Paris, ngày 8/1/2015.
- Cảnh sát điều tra một trạm xăng ở miền bắc nước Pháp, nơi có người báo tinh rằng đã trông thấy hai nghi can vụ xả súng, ngày 8/1/2015.
- Thành viên của lực lượng chống khủng bố đặc biệt của Pháp (BRI) trên đường phố Montrouge gần Paris, ngày 8/1/2015.
- Tổng thống Pháp Francois Hollande, Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve, và cảnh sát trưởng Paris Bernard Boucault dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân tại Paris, ngày 8/1/2015.
- Người Đức xuống đường trước cổng Brandenburg ở Berlin với biểu ngữ' Tôi là Charlie' để vinh danh các nạn nhân vụ thảm sát giết chết hơn 12 người ở Paris, ngày 7/1/2015.
- Dân chúng thắp nến để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công chết người tại trụ sở của tuần báo châm biếm Charlie Hebdo của Pháp tại Lyon, miền Trung nước Pháp, ngày 7/1/2015.
- Cư dân ở Nice, đông nam nước Pháp xuống đường với biểu ngữ 'Tôi là Charlie' để bày tỏ tình đoàn kết với những người thiệt mạng trong vụ tấn công vào văn phòng của tuần báo trào phúng Charlie Hebdo, ngày 7/1/2015.
- Biểu ngữ 'Tôi là Charlie' trong một cuộc tụ họp tại Strasbourg, Pháp, để vinh danh các nạn nhân vụ nổ súng chết người nhắm vào tuần báo châm biếm Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1/2015.
- Một người bị thương được đưa ra khỏi hiện trường vụ nổ súng tại trụ sở của tuần báo Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1/2015.
- Cư dân địa phương phân phátcà phê cho các phóng viên tại hiện trường sau vụ tấn công khủng bố ở Paris, ngày 7/1/2015.
- Xe cứu thương trên đường tới trụ sở tuần báo Charlie Hebdo ở Paris sau vụ tấn công chết người, ngày 7/1/2015.
- Số mới nhất của tờ báo trào phúng Charlie Hebdo của Pháp.
- Chuyên gia pháp y kiểm tra chiếc xe được cho là đã được những kẻ vũ trang sử dụng để bỏ trốn tại Paris, ngày 7/1/2015.
- Nhân viên cứu hỏa khiêng người bị thương ra khỏi hiện trường vụ nổ súng tại trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1/2015
- Tổng thống Pháp Hollande đến địa điểm vụ tấn công ở trung tâm Paris ít lâu sau khi xảy ra các vụ nổ súng vào trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo.
- Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve và Thị trưởng Paris Anne Hidalgo tới hiện trường vụ tấn công ở Paris, ngày 7/1/2015.
- Vết đạn trên một cửa sổ tại hiện trường sau vụ nổ súng tại tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1/2015.
- Nhân viên cứu hỏa đưa người bị thương ra khỏi hiện trường vụ nổ súng tại trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1/2015.Vết đạn trên một cửa sổ tại hiện trường sau vụ nổ súng tại tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo ở Paris, ngày 7/1/2015.
- Cảnh sát đến hiện trường vụ bắt con tin tại siêu thị Kosher ở Paris, ngày 9/1/2015.
- Hayat Boumeddiene, 26 tuổi, bạn gái của Amedy Coulibaly (phải), kẻ đã giết chết bốn người đi mua hàng tại một chợ thực phẩm Do Thái ở Paris hôm thứ Sáu trước khi bị các lực lượng an ninh hạ sát.
- Binh sĩ Pháp tuần tra tại Tháp Eiffel sau vụ nổ súng tại trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris.
- Cảnh sát hướng dẫn các con tin được giải thoát sau khi họ xông vào siêu thị Kosher để chấm dứt vụ bắt giữ con tin, 9/1/15
- Hai anh em can phạm vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo, Chérif Kouachi (trái) và Said Kouachi.
- Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký vào sổ chia buồn tại Đại sứ quán Pháp, ngày 8/1/2015. Tổng thống Obama gọi đây là một cuộc tấn công vào tự do báo chí. Ông nói vụ tấn công cho thấy rằng các phần tử khủng bố ghét các quyền tự do đến mức độ nào.
◀
Op de al vrijgegeven voorpagina staat een tekening van Renald Luzier (Luz). Met een traan op zijn wang houdt Mohammed een bord vast waarop staat ,,Je suis Charlie''. Daarbij staat ,,Alles is vergeven''.
Het blad komt woensdag uit. De redactie was vorige week doelwit van een aanslag, juist vanwege cartoons over de islam. Twaalf mensen kwamen om. ,,Je suis Charlie'' (ik ben Charlie) werd daarna wereldwijd een steunbetuiging aan de slachtoffers.
http://www.voatiengviet.com/content/tap-chi-bi-tan-cong-an-hanh-so-bao-thach-thuc/2598024.html
Exclusieve artikelen van de Telegraaf redactie
ma 12 jan 2015, 23:12
Dit is de cover van Charlie Hebdo
PARIJS - Het volgende nummer van het satirische weekblad Charlie Hebdo heeft de profeet Mohammed op de cover. De editie zal een oplage hebben van liefst 3 miljoen, veel meer dan de gebruikelijke tienduizenden exemplaren.
Het blad komt woensdag uit. De redactie was vorige week doelwit van een aanslag, juist vanwege cartoons over de islam. Twaalf mensen kwamen om. ,,Je suis Charlie'' (ik ben Charlie) werd daarna wereldwijd een steunbetuiging aan de slachtoffers.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten