Việt Nam: '2014 là năm của xuất khẩu'
Cập nhật: 07:25 GMT - thứ
sáu, 10 tháng 1, 2014
Báo cáo cho thấy Chỉ số quản trị mua hàng ngành sản xuất của HSBC (HSBC PMI) tại Việt Nam đã tăng lên 51,8 điểm trong tháng 12 năm ngoái, cao nhất kể từ tháng 4/2011 và cao hơn mức 50,3 điểm tháng trước đó.
HSBC kỳ vọng trong năm 2014, khu vực xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trưởng 20%, cao hơn mức tăng 15,4% của năm ngoái.
Cũng theo HSBC, những diễn biến lạc quan tại khu vực này sẽ giúp tăng trưởng kinh tế cả năm 2014 của Việt Nam đạt 5,6%.
Đây là mức thấp hơn chỉ tiêu 5,8% của chính phủ, nhưng cao hơn mức dự đoán 5,4% mà ngân hàng này đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái.
Tăng trưởng tại khu vực xuất khẩu cũng được cho là yếu tố có thể giúp Việt Nam thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) trong năm nay.
Nhu cầu nội địa yếu
Nguyên nhân dẫn đến điều này, theo HSBC, là do nhu cầu tiêu dùng và đầu tư thấp.
Nợ xấu cũng là một vấn đề nữa đang ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu trong nước và ngân hàng này cho rằng công ty quản lý tài sản của Việt Nam (VAMC) vẫn chưa giúp giải quyết những vấn đề mấu chốt về tài chính.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, ông Alfred Chan, giám đốc định chế tài chính tại châu Á của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch's Ratings cho rằng VAMC không thể giúp toàn hệ thống tiếp cận được nguồn vốn mới.
Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Tính đến cuối năm 2013, tổng nợ xấu trong toàn hệ thống là hơn 140 nghìn tỷ đồng, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức đánh giá tín dụng cho rằng con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều lần.
Tỷ lệ nợ xấu cao hiện đang là nguyên nhân chính hạn chế khả năng cho vay của các ngân hàng trong nước.
Trong cả năm 2013, tăng trưởng tín dụng trong nước chỉ đạt 8,83% so với năm 2012, cách khá xa so với chỉ tiêu 12%.
Tờ Tuổi Trẻ trong tin đăng ngày 6/1 cho biết VAMC đã lên kế hoạch để mua thêm khoản nợ xấu trị giá 70-100 nghìn tỷ đồng trong năm 2014, cao gấp đôi tổng số nợ xấu 38,9 nghìn tỷ đồng mà công ty này đã mua vào năm 2013.
Thu hút vốn ngoại
Nên giảm sở hữu nhà nước để cứu kinh tế
Giám đốc tài chính của Fitch Ratings nói Việt Nam cần chấp
nhận giảm sở hữu nhà nước tại khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước để cứu
kinh tế.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash
Player mới nhất để nghe/xem.
Cụ thể, HSBC khuyến cáo chính phủ có thể nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty niêm yết lên 60% từ mức 49% hiện tại.
Trước đó, chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nghị định cho phép nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước.
Nghị định 01/2014/NĐ-CP, có hiệu lực vào ngày 8/2 năm nay, quy định một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được phép sở hữu cổ phần tối đa ngang với 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Đây là mức cao hơn so với tỷ lệ 15% hiện đang áp dụng.
Trong khi đó, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng trong nước vẫn được giữ nguyên ở mức 30% và tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5%.
Nghị định cũng quy định trong những "trường hợp đặc biệt", chính phủ có thể cho phép nâng tổng mức sở hữu cổ phần của khối ngoại tại ngân hàng trong nước lên vượt quá giới hạn quy định để "thưc hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng".
Geen opmerkingen:
Een reactie posten