Trung Quốc vơ vét tài nguyên Châu Phi như những tên thực dân
Bà Jane Goodall, năm nay 80 tuổi, là người tranh đấu bảo vệ môi trường và có các công trình nghiên cứu nổi tiếng về loài tinh tinh ở Tanzania.
DR
Trung Quốc đã khai thác các tài nguyên của Châu Phi như những tên thực dân Châu Âu đã làm thời trước, gây ra những hậu quả thảm khốc đối với môi trường và những khu rừng thiên nhiên.Trên đây là lời tố cáo của chuyên gia nghiên cứu loài linh chưởng, Jane Goodall, bên lề một hội nghị được tổ chức tại đại học Witz de Johannesburg, Nam Phi.
Bà Jane Goodall, năm nay 80 tuổi, là người tranh đấu bảo vệ môi trường và có các công trình nghiên cứu nổi tiếng về loài tinh tinh ở Tanzania. Nhằm đánh động công luận về những mối nguy hiểm đe dọa hành tinh, trong cuộc trả lời phỏng vấn AFP, bà Goodall nhận xét : « Tại Châu Phi, Trung Quốc đã làm đúng như những gì mà các cường quốc thực dân đã làm. Chúng muốn có nguyên liệu để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, vơ vét tài nguyên thiên nhiên và để cho dân cư ngày càng nghèo khổ hơn ». Theo chuyên gia này, « thế nhưng người Trung Quốc đông hơn và các công nghệ đã tiến bộ. Đó là một thảm họa ».
Trung Quốc có mặt khắp nơi tại Châu Phi để khai thác các tài nguyên mỏ, đồng thời cũng được coi là một thị trường quan trọng tiêu thụ sừng tê giác, ngà voi. Trong những năm vừa qua, số vụ săn bắn trộm hai loại động vật này tăng mạnh. Tuy vậy, bà Goodall tỏ ý hy vọng : « Tôi nghĩ là Trung Quốc đang thay đổi ». Bà cho biết : « Cách nay 10 năm, ngay cả khi chịu sức ép của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc có thể vẫn không đốt kho ngà voi tịch thu được. Bây giờ, họ đã làm. Cách nay 10 năm, người Trung Quốc có thể không từ bỏ việc ăn súp vây cá mập trong các chiêu đãi chính thức. Bây giờ, họ đã làm. Đằng sau những hành động này, có thể có một chút gì đó mang tính phô diễn, nhưng tôi hy vọng đó là dấu hiệu của sự thay đổi suy nghĩ và là bước khởi đầu của một sự hiểu biết ».
Tổ chức « Rễ và mầm – Roots and Shoots », do bà Goodall thành lập năm 1991 cũng có mặt tại Trung Quốc. Tổ chức này có nhiều vụ phối hợp các sáng kiến về môi trường của các nhóm thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Bà cho biết : « Chúng tôi làm việc với hàng trăm trẻ em Trung Quốc. Các em không khác gì những đứa trẻ khác. Các em yêu thích thiên nhiên, động vật và các em muốn tham gia đóng góp ».
Chính với niềm tin mãnh liệt là có thể thay đổi nhãn quan thế giới về môi trường mà bà Jane Goodall đã đi nhiều nơi trên thế giới và bà luôn tâm niệm : « Chúng ta còn một chút xíu thời gian để thay đổi mọi việc ».
Trung Quốc có mặt khắp nơi tại Châu Phi để khai thác các tài nguyên mỏ, đồng thời cũng được coi là một thị trường quan trọng tiêu thụ sừng tê giác, ngà voi. Trong những năm vừa qua, số vụ săn bắn trộm hai loại động vật này tăng mạnh. Tuy vậy, bà Goodall tỏ ý hy vọng : « Tôi nghĩ là Trung Quốc đang thay đổi ». Bà cho biết : « Cách nay 10 năm, ngay cả khi chịu sức ép của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc có thể vẫn không đốt kho ngà voi tịch thu được. Bây giờ, họ đã làm. Cách nay 10 năm, người Trung Quốc có thể không từ bỏ việc ăn súp vây cá mập trong các chiêu đãi chính thức. Bây giờ, họ đã làm. Đằng sau những hành động này, có thể có một chút gì đó mang tính phô diễn, nhưng tôi hy vọng đó là dấu hiệu của sự thay đổi suy nghĩ và là bước khởi đầu của một sự hiểu biết ».
Tổ chức « Rễ và mầm – Roots and Shoots », do bà Goodall thành lập năm 1991 cũng có mặt tại Trung Quốc. Tổ chức này có nhiều vụ phối hợp các sáng kiến về môi trường của các nhóm thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Bà cho biết : « Chúng tôi làm việc với hàng trăm trẻ em Trung Quốc. Các em không khác gì những đứa trẻ khác. Các em yêu thích thiên nhiên, động vật và các em muốn tham gia đóng góp ».
Chính với niềm tin mãnh liệt là có thể thay đổi nhãn quan thế giới về môi trường mà bà Jane Goodall đã đi nhiều nơi trên thế giới và bà luôn tâm niệm : « Chúng ta còn một chút xíu thời gian để thay đổi mọi việc ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten