Ba tỷ người trên hành tinh theo dõi lễ khai mạc Sotchi 2014
Màn pháo hoa khai mạc Thế vận hội Olympic Sotchi ngày 7/2/ 2014. Sự kiện dã thu hút hơn 3 tỷ người trên hành tinh theo dõi.
REUTERS/Alexander Demianchuk
Trong vòng 2 tuần từ ngày mùng 7 đến 23 tháng Hai, có khoảng 3.000 vận động viên và 3.000 thành viên các đoàn thể thao từ 88 quốc gia và vùng lãnh thổ tới tham gia thi đấu tại Olympic Sotchi 2014. Mỹ có số lượng vận động viên tham gia đông nhất với 230 người, tiếp đó là chủ nhà Nga, 225 vận động viên.
Số lượng huy chương trong kỳ đại hội này lên tới con số kỷ lục với 1.254 chiếc cho 170 bộ huy chương các loại (98 bộ huy chương cho Olympic và 72 bộ cho Paralympic). Để chế tác những tấm huy chương này, các nghệ nhân Nga đã dùng đến gần 2,5kg vàng ròng, 490kg bạc và 210kg đồng. Nga đã chi số tiền khổng lồ lên tới 10 triệu đô la Mỹ để làm ra các tấm huy chương. Điểm độc đáo là những vận động viên giành huy chương vàng tại đại hội sẽ được nhận thêm huy chương được làm từ mảnh vỡ của thiên thạch rơi tại Chelyabin đầu tháng 2 năm ngoái.
Ngay từ khi các vận động viên chưa bước vào thi đấu, Sotchi 2014 đã lập những kỷ lục : Một thế vận hội có đường rước đuốc dài nhất và cũng ngọan mục nhất trong lịch sử Olympic. Bắt đầu từ ngày 6-10-2013 ở thủ đô Mátxcơva, ngọn đuốc Sotchi đã được rước qua thủ phủ tất cả 83 địa phương của Nga, đến 2.900 điểm dân cư trong 123 ngày với tổng chiều dài 65 nghìn km. Điều đặc biệt là ngọn đuốc này đã tới Bắc cực, xuống đáy hồ Baikan sâu nhất thế giới, lên nóc nhà thế giới đỉnh Everest, rồi đuốc còn được đưa lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và lần đầu tiên trong lịch sử được đưa ra ngoài khoảng không vũ trụ.
Một Thế vận hội hòanh tráng và thành công, đó là nỗi ám ảnh của tổng thống Putin. Thành công đầu tiên đó chính là lễ khai mạc Thế vận hội đã thu hút hơn 3 tỷ khán giả truyền hình trên khắp thế giới. Đây cũng là một con số kỷ lục của một kỳ thế vận hội mùa đông.
Riêng tại Hoa Kỳ, theo kênh truyền hình NBC, có khoảng 31, 7 triệu khán giả đã theo dõi sự kiện này qua màn ảnh nhỏ Con số này còn ấn tượng hơn khi biết rằng buổi lễ khai mạc đã được truyền lại chứ không thực hiện trực tiếp.
Tại châu Âu, buổi lễ kéo dài 2 giờ rưỡi này đặc biệt thu hút khán giả truyền hình tại Đức với xấp xỉ 9 triệu người theo dõi (chiếm 40% lượng khán giả). Pháp cũng có hơn 35% khá giả truyền hình theo dõi lễ khai mạc. Con số khán giả đón xem sự kiện ở Anh và Ý tương đối thấp chỉ khỏang trên dưới 2 triệu người.
Mặc dù trong thời gian chuẩn bị cũng như cho đến ngày khai mạc, Olympic Sotchi đã gây nhiều tranh cãi và bị truyền thông phương Tây chỉ trích nhiều xung nhiều vấn đề ngoài phạm vi của thể thao, nhưng sự kiện đã để lại ấn tượng
mạnh cho không ít người quan tâm đến thể thao. Trong số đó có ông Hoàng Vĩnh Giang, Tổng thư ký Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam. RFI đã có cuộc phỏng vấn ông xung quanh sự kiên này. Trước hết ông cho biết cảm nhận của cá nhân về sự kiện :
Brazil 2014 : lại nổi lên nỗi lo an ninh
Sự kiện thể thao lớn thứ 2 thế giới trong năm là Cúp bóng đá thế giới 2014 tại Brazil. Chỉ còn 4 tháng nữa sẽ diễn ra ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh này, vấn đề an ninh cũng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nước chủ nhà. Nếu như Sotchi cần hơn 37 nghìn nhân viên cho an ninh thì Cúp bóng đá Thế giới mùa hè tới cần đến 100 nghìn người.
Trong tuần tại Rio, ông Andrei Rodigues, chuyên lo về các « sự kiện lớn » của chính phủ Brazil đã thông báo nước này sẽ huy động khoảng 100 nghìn người thuộc lực lượng giữ gìn trật tự để bảo đảm an ninh cho Cúp bóng đá Thế giới, diễn ra từ ngày 12 tháng 6 đến 13 tháng 7. Tại trung tâm chỉ huy cảnh sát Rio, ông Rodigues tuyên bố : « Hồi tháng Sáu vừa qua, để bảo đảm an ninh cho Cúp các Liên đòan, 50 nghìn người đã dược huy động trong cả nước Brazil. Chúng tôi dự tính số nhân viên chuyên nghiệp về an ninh sẽ phải nâng lên con số 100 nghìn người mới đủ để bảo đảm an ninh cho 12 thành phố đón tiếp Cúp bóng đá thế giới tới đây ».
Con số trên bao gồm cảnh sát, quân đội và một lực lượng đặc nhiệm, sẵn sàng can thiệp trong trường hợp cần thiết. Vị quan chức này trong tuần đã làm cuộc kiểm tra một vòng qua 12 thành phố tổ chức thi đấu của Cúp Thế giới để nghe chính quyền địa phương đề xuất các biện pháp bảo vệ an ninh ở từng nơi. Sau đó các đề nghị sẽ được tổng hợp trình lên tổng thống Dilma Rousseff để sọan thảo ra một kế hoạch tổng thể.
Ông Rodigues nhắc lại vấn đề an ninh bao hàm 15 vấn đề : Từ những đe dọa khủng bố cho đến an ninh của các sân vận động, của các đoàn, rồi đến việc giám sát các cổ động viên bạo lực và kiểm soát biểu tình ở trong nước.
Chính quyền đã rút ra được không ít kinh nghiệm hữu ích từ lần tổ chức Cúp Liên đoàn hồi tháng 6 năm ngoái và ngày Thanh niên Công giáo Thế giới cùng chuyến viến thăm của Giáo Hoàng hồi tháng 7 vừa qua. Nhưng điều đó chưa đủ để nước chủ nhà yên tâm trong côgn tác an ninh.
Đất nước Brazil, năm ngoáii đã rung chuyển bởi phong trào đấu tranh xã hội đòi cải thiện điều kiện dịch vụ công công với quy mô lớn chưa từng có. Những cuộc xung đột bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát đã nổ ra. Chính quyền Brazil dự trù có thể sẽ có các cuộc biểu tình đòi cải thiện điều kiện sống của người nghèo sẽ nổ ra trong thời gian diễn ra Cúp Thế giới, và thực tế một vụ xô sát bạo lực đã xảy ra ngay từ đầu tuần này tại Rio giữa người biểu tình chống tăng giá xe bus và lực lượng giữ gìn trật tự, làm hàng chục người bị thương.
Số lượng huy chương trong kỳ đại hội này lên tới con số kỷ lục với 1.254 chiếc cho 170 bộ huy chương các loại (98 bộ huy chương cho Olympic và 72 bộ cho Paralympic). Để chế tác những tấm huy chương này, các nghệ nhân Nga đã dùng đến gần 2,5kg vàng ròng, 490kg bạc và 210kg đồng. Nga đã chi số tiền khổng lồ lên tới 10 triệu đô la Mỹ để làm ra các tấm huy chương. Điểm độc đáo là những vận động viên giành huy chương vàng tại đại hội sẽ được nhận thêm huy chương được làm từ mảnh vỡ của thiên thạch rơi tại Chelyabin đầu tháng 2 năm ngoái.
Ngay từ khi các vận động viên chưa bước vào thi đấu, Sotchi 2014 đã lập những kỷ lục : Một thế vận hội có đường rước đuốc dài nhất và cũng ngọan mục nhất trong lịch sử Olympic. Bắt đầu từ ngày 6-10-2013 ở thủ đô Mátxcơva, ngọn đuốc Sotchi đã được rước qua thủ phủ tất cả 83 địa phương của Nga, đến 2.900 điểm dân cư trong 123 ngày với tổng chiều dài 65 nghìn km. Điều đặc biệt là ngọn đuốc này đã tới Bắc cực, xuống đáy hồ Baikan sâu nhất thế giới, lên nóc nhà thế giới đỉnh Everest, rồi đuốc còn được đưa lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và lần đầu tiên trong lịch sử được đưa ra ngoài khoảng không vũ trụ.
Một Thế vận hội hòanh tráng và thành công, đó là nỗi ám ảnh của tổng thống Putin. Thành công đầu tiên đó chính là lễ khai mạc Thế vận hội đã thu hút hơn 3 tỷ khán giả truyền hình trên khắp thế giới. Đây cũng là một con số kỷ lục của một kỳ thế vận hội mùa đông.
Riêng tại Hoa Kỳ, theo kênh truyền hình NBC, có khoảng 31, 7 triệu khán giả đã theo dõi sự kiện này qua màn ảnh nhỏ Con số này còn ấn tượng hơn khi biết rằng buổi lễ khai mạc đã được truyền lại chứ không thực hiện trực tiếp.
Tại châu Âu, buổi lễ kéo dài 2 giờ rưỡi này đặc biệt thu hút khán giả truyền hình tại Đức với xấp xỉ 9 triệu người theo dõi (chiếm 40% lượng khán giả). Pháp cũng có hơn 35% khá giả truyền hình theo dõi lễ khai mạc. Con số khán giả đón xem sự kiện ở Anh và Ý tương đối thấp chỉ khỏang trên dưới 2 triệu người.
Mặc dù trong thời gian chuẩn bị cũng như cho đến ngày khai mạc, Olympic Sotchi đã gây nhiều tranh cãi và bị truyền thông phương Tây chỉ trích nhiều xung nhiều vấn đề ngoài phạm vi của thể thao, nhưng sự kiện đã để lại ấn tượng
mạnh cho không ít người quan tâm đến thể thao. Trong số đó có ông Hoàng Vĩnh Giang, Tổng thư ký Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam. RFI đã có cuộc phỏng vấn ông xung quanh sự kiên này. Trước hết ông cho biết cảm nhận của cá nhân về sự kiện :
Brazil 2014 : lại nổi lên nỗi lo an ninh
Sự kiện thể thao lớn thứ 2 thế giới trong năm là Cúp bóng đá thế giới 2014 tại Brazil. Chỉ còn 4 tháng nữa sẽ diễn ra ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh này, vấn đề an ninh cũng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nước chủ nhà. Nếu như Sotchi cần hơn 37 nghìn nhân viên cho an ninh thì Cúp bóng đá Thế giới mùa hè tới cần đến 100 nghìn người.
Trong tuần tại Rio, ông Andrei Rodigues, chuyên lo về các « sự kiện lớn » của chính phủ Brazil đã thông báo nước này sẽ huy động khoảng 100 nghìn người thuộc lực lượng giữ gìn trật tự để bảo đảm an ninh cho Cúp bóng đá Thế giới, diễn ra từ ngày 12 tháng 6 đến 13 tháng 7. Tại trung tâm chỉ huy cảnh sát Rio, ông Rodigues tuyên bố : « Hồi tháng Sáu vừa qua, để bảo đảm an ninh cho Cúp các Liên đòan, 50 nghìn người đã dược huy động trong cả nước Brazil. Chúng tôi dự tính số nhân viên chuyên nghiệp về an ninh sẽ phải nâng lên con số 100 nghìn người mới đủ để bảo đảm an ninh cho 12 thành phố đón tiếp Cúp bóng đá thế giới tới đây ».
Con số trên bao gồm cảnh sát, quân đội và một lực lượng đặc nhiệm, sẵn sàng can thiệp trong trường hợp cần thiết. Vị quan chức này trong tuần đã làm cuộc kiểm tra một vòng qua 12 thành phố tổ chức thi đấu của Cúp Thế giới để nghe chính quyền địa phương đề xuất các biện pháp bảo vệ an ninh ở từng nơi. Sau đó các đề nghị sẽ được tổng hợp trình lên tổng thống Dilma Rousseff để sọan thảo ra một kế hoạch tổng thể.
Ông Rodigues nhắc lại vấn đề an ninh bao hàm 15 vấn đề : Từ những đe dọa khủng bố cho đến an ninh của các sân vận động, của các đoàn, rồi đến việc giám sát các cổ động viên bạo lực và kiểm soát biểu tình ở trong nước.
Chính quyền đã rút ra được không ít kinh nghiệm hữu ích từ lần tổ chức Cúp Liên đoàn hồi tháng 6 năm ngoái và ngày Thanh niên Công giáo Thế giới cùng chuyến viến thăm của Giáo Hoàng hồi tháng 7 vừa qua. Nhưng điều đó chưa đủ để nước chủ nhà yên tâm trong côgn tác an ninh.
Đất nước Brazil, năm ngoáii đã rung chuyển bởi phong trào đấu tranh xã hội đòi cải thiện điều kiện dịch vụ công công với quy mô lớn chưa từng có. Những cuộc xung đột bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát đã nổ ra. Chính quyền Brazil dự trù có thể sẽ có các cuộc biểu tình đòi cải thiện điều kiện sống của người nghèo sẽ nổ ra trong thời gian diễn ra Cúp Thế giới, và thực tế một vụ xô sát bạo lực đã xảy ra ngay từ đầu tuần này tại Rio giữa người biểu tình chống tăng giá xe bus và lực lượng giữ gìn trật tự, làm hàng chục người bị thương.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten