maandag 10 februari 2014

Những bức ảnh trẻ em Việt Nam thời chiến

Thứ hai, 10/2/2014 14:32 GMT+7

Những bức ảnh trẻ em Việt Nam thời chiến

Nhiếp ảnh gia Thomas Bill Hardt (Đức) đã ghi lại những hình ảnh bi thương về cuộc chiến ở Việt Nam, nổi bật là khuôn mặt sợ hãi chiến tranh của trẻ em.
66-4612-1392007380.jpg
Thomas Bill Hardt (nhiếp ảnh gia người Đức sinh năm 1937) đã đi đến nhiều quốc gia vào những thời điểm lịch sử, trong đó có Việt Nam. Chủ đề chính trong các tác phẩm của ông là trẻ em. Bức ảnh này chụp một cô bé Việt Nam cõng em trên lưng, những năm 60-70 thế kỷ trước. 
73-7310-1392007380.jpg
Mỗi bức ảnh của Thomas là một minh chứng cho sự khủng khiếp của chiến tranh, và nó khiến thế giới phải lên tiếng. Trong ảnh là một cậu bé Việt trốn trong hầm trú ẩn. 
53-6964-1392007380.jpg
Nhà báo, nhiếp ảnh gia này đã ghi lại những hình ảnh bi thương về cuộc chiến ở Việt Nam, nổi bật là hình ảnh những khuôn mặt sợ hãi chiến tranh của trẻ em.
65-8501-1392007381.jpg
Trước những trận càn, trẻ em luôn phải trốn dưới hầm trú ẩn. Cô bé trong ảnh không dám chơi xa hầm vì sợ những trận bom bất chợt.
68-7785-1392007381.jpg
Em bé trong vòng tay âu yếm của mẹ du kích. Bầu sữa ngọt có thể rời bỏ em bất cứ lúc nào vì sự tàn khốc của chiến tranh.
5-5180-1392007381.jpg
Những em bé khóc đòi mẹ.
76-5525-1392007381.jpg
Bức ảnh này được Thomas thực hiện tại Nhà hát ca múa nhạc Quốc gia. Một cô bé run sợ vì lần đầu tiên nhìn thấy những người nước ngoài. Bố đã an ủi em. Bức ảnh này được chọn làm trang bìa các tạp chí khắp thế giới.
63-1628-1392007381.jpg
Ánh mắt lạ lẫm của những đứa trẻ trước ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức.
vietnam19692-5958-1392007381.jpg
Trong sự nghiệp của mình, Thomas đã ghi lại hình ảnh trẻ em nhiều quốc gia trên thế giới, như nạn đói ở Bangladesh, ánh mắt sợ hãi trước cái chết ở khu vực Balkan, Việt Nam. Bức ảnh này được chụp năm 1969 ở miền Bắc Việt Nam.
61-2974-1392007381.jpg
Từ những năm 1987, Thomas tích cực hoạt động trong các tổ chức bảo vệ trẻ em của Liên Hợp Quốc. Ảnh chụp cảnh cậu bé Việt làm toán trên lưng trâu.
75-9499-1392007382.jpg
Cậu bé mục đồng thổi sáo được ông chụp ở miền Bắc năm 1969.
60-8812-1392007382.jpg
Thomas sang Việt Nam từ những năm 1960 vì một công việc được giao. Sau chuyến đi đó ông đã quay lại đây nhiều lần nữa. Chỉ tính từ năm 1962 đến 1985 ông đã đến Việt Nam 12 lần, trong tổng số 50 chuyến đi khắp các quốc gia trên thế giới. Ảnh chụp miền Bắc Việt Nam 1979.
69-2706-1392007383.jpg
Cậu bé chăn trâu chạy mưa.
64-7981-1392007383.jpg
Thời chiến, trẻ em lên 6, lên 7 đã phải phụ giúp gia đình kiếm sống.
1-7904-1392007383.jpg
Hình ảnh của ông được biết đến trên toàn thế giới, có mặt trong hơn một trăm cuộc triển lãm từ Moscow đến New York. Nhiều tác phẩm của ông đã được xuất bản trên các tạp chí lớn. Ảnh này chụp trẻ em Việt năm 1972.
70-3264-1392007383.jpg
Năm 1999, Thomas đã tổ chức triển lãm "Chiến tranh Việt Nam" tại Hà Nội. Năm 2003, ông trở lại tổ chức triển lãm tại Hồ Gươm với những bức ảnh đã chụp, mục đích là gặp lại những nhân vật của mình. Không phụ tâm huyết, ông đã gặp được người khiến ông ám ảnh nhất trong sự nghiệp: Cô gái mở đường có tên Hồng Ly.
71-7418-1392007383.jpg
Thomas còn mang hình ảnh Việt Nam giới thiệu ra toàn thế giới.
Phan Dương
Ảnh tư liệu của Thomas Bill Hardt
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/nhung-buc-anh-tre-em-viet-nam-thoi-chien-2949400.html

Thứ bảy, 8/2/2014 10:02 GMT+7

Việt Nam thời chiến tranh qua ống kính người Đức

Đến Việt Nam những năm 1960-1970, nhiếp ảnh gia Thomas Bill Hardt đã ghi lại cảnh tàn khốc của chiến tranh.
52.jpg
Thomas Bill Hardt, 77 tuổi, nhà báo, nhiếp ảnh gia người Đức nổi tiếng với các bức ảnh chân thực về chiến tranh ở Việt Nam, Palestine và Nicaragua...
13.jpg
Từ năm 1962 đến 1985, ông 12 lần đến Việt Nam, chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh. Thomas phát biểu: "Bản chất của nhiếp ảnh không chỉ ghi lại hình ảnh cuối cùng, mà còn tập trung vào hoàn cảnh của vụ nổ súng".
74-7995-1391786201.jpg
Chính vì vậy, ông có một kho ảnh vô giá về Việt Nam thời chiến. Ảnh được phân thành các chủ đề như chiến tranh năm 1972, chiến tranh biên giới 1979, phi công Mỹ, miền Nam Việt Nam... Năm 1999, ông từng mở triển lãm về chiến tranh Việt Nam tại Hà Nội.
14.jpg
Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia gây xúc động người xem. Trong ảnh, sau những trận càn của địch, nhà cửa, làng mạc tan hoang, đổ nát...
18.jpg
Trên tất cả, Thomas Bill Hardt tập trung vào con người - dân lành Việt Nam - tan xương nát thịt dưới đạn bom.
15.jpg
Người bị thương nằm la liệt dưới hầm trú ẩn trong hang đá.
2.jpg
Thomas ghi lại nhiều hình ảnh tại bệnh viện. Trong ảnh nữ y tá nắm tay động viên bệnh nhân.
7.jpg
Sản phụ và đứa con bé bỏng vừa ra đời đã phải chịu vết thương chiến tranh.
12.jpg
Một người bà đau đớn vuốt mắt cho cháu. Chiếc quan tài, bát hương, khăn tang trắng... tiễn người xấu số.
16.jpg
Tất cả những bức ảnh trên đều nằm trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam năm 1972.
4.jpg
Thomas từng nói: "Tôi đã chứng kiến cả niềm vui chiến thắng cũng như đau thương mất mát của người dân trên khắp đất nước Việt Nam".
3.jpg
Dựng cây cầu tạm thay thế cho cây cầu sắt vừa bị bom Mỹ tàn phá.
29.jpg
Ảnh của Thomas được đánh giá là kho tư liệu vô giá về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong ảnh nữ du kích giải một tù binh Mỹ bị bắt ở miền Bắc.
54.jpg
Từ những năm 1960, các bức ảnh về Việt Nam đã đưa tên tuổi Thomas Bill Hardt nổi tiếng thế giới và mang về cho ông những giải thưởng danh giá. Tên tuổi của Thomas xuất hiện trên nhiều tạp chí nổi tiếng thế giới. 
Phan Dương
Ảnh tư liệu của Thomas Bill Hardt
 
 
Thứ sáu, 3/1/2014 09:55 GMT+7

Bệnh viện Bạch Mai trong trận bom B52 năm 1972

Bảo tàng Công binh Hà Nội đang trưng bày sa bàn tái hiện cảnh tan hoang của bệnh viện lớn nhất miền Bắc sau trận bom B52.
anh1-5831-1388489615.jpg
Sa bàn tái hiện cảnh Bệnh viện Bạch Mai bị bom Mỹ tàn phá năm 1972, đang được trưng bày tại Bảo tàng Công binh Hà Nội. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, không quân Mỹ 4 lần ném bom bệnh viện này.
anh3-7181-1388489615.jpg
Những tài liệu lịch sử ghi lại đêm ấy trời rét căm căm. Hầu hết bác sĩ, bệnh nhân đã được sơ tán. Mỗi khoa chỉ giữ lại vài ba người để trực cấp cứu. Có khoảng 300 bệnh nhân ở dưới hầm.
anh2-1353-1388489615.jpg
Khoảng 4h sáng 22/12, nghe tiếng máy bay B52 gầm rú, tất cả bác sĩ, bệnh nhân chui xuống hầm. Hơn 100 quả bom trút xuống cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc. Hầm bị sập, 28 người hy sinh, 22 người khác bị thương.
anh4-9329-1388489615.jpg
Khi tiếng còi báo yên, tất cả mọi người trở lên mặt đất thì chỉ thấy cảnh hoang tàn. Bệnh viện gần như bị san phẳng, tiếng người kêu cứu khắp nơi. Khoa Da liễu và khoa Tai Mũi Họng là những nơi bị tàn phá nặng nề nhất.
anh8-1686-1388489615.jpg
Cây cối trong khuôn viên bệnh viện đổ rạp dưới sức ép của bom.
anh5-2458-1388489616.jpg
Có những khu không thể chen chân vì gạch đá, cây cối đổ ngổn ngang chắn hết lối đi.
anh7-5781-1388489616.jpg
Hố bom còn nguyên dấu vết, nằm giữa sân bệnh viện.
anh6-4672-1388489616.jpg
Hệ thống hầm Bạch Mai do người Pháp thiết kế rất vững chắc, bê tông rất dày cũng không chịu nổi sức ép của bom và đổ sập. Nhiều bệnh nhân và bác sĩ bị kẹt dưới hầm. Những người còn sống buộc phải tháo khớp người đã chết để đưa họ ra. Họ vừa làm vừa lo lắng máy bay B52 quay trở lại.
anh9-5626-1388489616.jpg
Nhân viên bệnh viện tận dụng tất cả những gì có thể để cấp cứu những người bị thương.
anh10-7694-1388489616.jpg
Đó là đêm dài nhất trong cuộc đời các bác sĩ từng chứng kiến cảnh Bệnh viện Bạch Mai bị đánh bom.
anh13-3609-1388489616.jpg
Sau này, Đài tưởng niệm các y bác sĩ hy sinh trong trận ném bom năm ấy đã được xây dựng tại khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai.
anh14-4998-1388489617.jpg
Ông Đỗ Doãn Đại, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai thời kỳ 1969-1982, ghi chép lại: "Bạch Mai khi ấy làm nhiệm vụ cấp cứu cho cả vùng phía nam của Hà Nội và các tỉnh từ Hà Nam về Hà Nội. Vì vậy, Mỹ đánh bom bệnh viện không chỉ để uy hiếp tinh thần cán bộ, nhân viên trong viện mà còn muốn gây nao núng tinh thần người dân thủ đô".
Hoàng Phương

Geen opmerkingen:

Een reactie posten