donderdag 13 februari 2014

Ngữ âm ứng dụng : Một lãnh vực hợp tác Pháp Việt lý thú

Thứ hai 10 Tháng Hai 2014
Ngữ âm ứng dụng : Một lãnh vực hợp tác Pháp Việt lý thú
Nghiên cứu ngữ âm là một trong những trọng tâm tại Viện nghiên cứu quốc tế MICA - Hà Nội
Nghiên cứu ngữ âm là một trong những trọng tâm tại Viện nghiên cứu quốc tế MICA - Hà Nội
DR
Trọng Nghĩa
Đợt sinh hoạt « Năm Việt Nam tại Pháp » khởi sự từ đầu năm 2014 này dĩ nhiên đã thu hút nhiều sự chú ý hơn đến công cuộc hợp tác Pháp Việt rất đa dạng. Cho đến nay, có một lãnh vực, vì khá chuyên sâu nên ít được chú ý: Đó là mảng nghiên cứu ngữ âm thực nghiệm và ứng dụng, mà Viện MICA tại Hà Nội có thể được xem là một biểu hiện rõ ràng nhất. Trong tạp chí hôm nay, mời quý vị nghe bài phỏng vấn Tiến sĩ Trần Đỗ Đạt, Trưởng phòng Giao tiếp Tiêng nói tại viện MICA đề cập đến một số khía cạnh cụ thể và lý thú của công cuộc nghiên cứu Pháp-Việt này.
Nói MICA là một ví dụ tiêu biểu về công cuộc hợp tác Pháp Việt không sai chút nào vì Viện nghiên cứu quốc tế MICA (từ tắt tiếng Anh của Multimedia, Information, Communication & Applications – được dịch là Thông tin đa phương tiện, Truyền thông và Ứng dụng) là một trong những cơ sở nghiên cứu hiếm hoi tại Việt Nam được công nhận là một Trung tâm nghiên cứu của trường Đại học Bách khoa Hà Nội – nơi đặt trụ sở của MICA – đồng thời là Phòng thí nghiệm quốc tế của Viện Đại học Bách khoa Quốc gia Grenoble ở Pháp cũng như chính thức trở thành Trung tâm nghiên cứu quốc tế hỗn hợp mang ký hiệu UMI - 2954 của Ttrung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp CNRS.
Với nhiệm vụ là nghiên cứu các công nghệ mới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, từ xử lý tiếng nói và hình ảnh, khai thác Internet, kỹ thuật đa phương tiện, cho đến nghiên cứu thực tế tăng cường, thiết kế giao diện người máy và các đối tượng truyền thông, Viện MICA còn đảm trách công tác đào tạo chuyên gia khoa học về công nghệ thông tin, truyền thông, đo lường và các hệ thống điều khiển.
Trong số ba bộ phận nghiên cứu chính của Viện MICA, gần gụi với công chúng nhất có lẽ là Phòng Giao tiếp và Tiếng nói (Parole et Communication), chuyên trách lãnh vực nghiên cứu và xử lý tiếng nói tự nhiên, đặc biệt là tiếng Việt, từ đó có thể đưa ra những ứng dụng có thể dùng trong đời sống hàng ngày, chẳng hạn như trên các loại điện thoại thông minh hay máy tỉnh bảng rất thời thượng hiện nay.
Người chịu trách nhiệm đơn vị này hiện là Tiến sĩ Trần Đỗ Đạt, xuất thân từ Đại học Bách khoa Hà Nội, tốt nghiệp Tiến sĩ tại Trường Bách khoa Grenoble tại Pháp, chuyên ngành Tín hiệu, Hình ảnh, Tiếng nói và Viễn thông.
Trong bài phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ RFI, Tiến sĩ Đạt đã nêu lên một số điểm nổi bật trong công cuộc hợp tác giữa Viện MICA với các đối tác Pháp, đặc biệt trong lãnh vực nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt và ứng dụng các kết quả thu hoạch được vào đời sống. Một trong những hy vọng của ê kíp nghiên cứu tại Viện MICA nói riêng và ở Việt Nam nói chung là thiết kế được một giao diện kiểu như công cụ Siri từng được Apple đưa vào các sản phẩm iPhone, iPad của họ. Và lẽ dĩ nhiên, phiên bản Siri made in Vietnam đó phải dùng tiếng Việt.
Sau đây mời quý vị nghe bài phỏng vấn Tiến sĩ Trần Đỗ Đạt. Trả lời câu hỏi của RFI Tiến sĩ Đạt trước hết giới thiệu sơ lược về những hoạt động tại Phòng Giao tiếp và Tiếng Nói của viện MICA :
Tiến sĩ Trần Đỗ Đạt tại Viện MICA Hà Nội
 
10/02/2014
by Trọng Nghĩa
 
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten