vrijdag 31 mei 2013

Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân “khủng” nhất của Nga năm 2011

Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân “khủng” nhất của Nga năm 2011

(Phunutoday) - Là một trong 10 loại vũ khí nổi bật nhất của Nga trong năm 2011, tàu ngầm hạt nhân Tàu ngầm tấn công đa năng chạy bằng năng lượng hạt nhân Severodvinsk, thuộc lớp Project 885 Yasen (Graney)  là tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư của Nga
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư hiện đại nhất của Nga sắp được hạ thủy tại nhà máy Sevmash ở thành phố cảng Severodvinsk
Theo đó, việc phát triển dự án tàu ngầm lớp 885 Yasen (lớp Graney) được bắt đầu năm 1993 tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở thành phố cảng Severodvinsk thuộc miền bắc nước Nga.

Các chuyên gia cho biết việc đóng tàu bị kéo dài như vậy không chỉ do các khó khăn kinh tế, mà còn bởi nguyên tắc thiết kế thân tàu và trang bị vũ khí.

Hiện nay, không chỉ ở Nga, mà cả trên thế giới đều không có tàu ngầm tương đương với tàu nguyên tử thế hệ thứ tư Severodvinsk. Tàu dự kiến sẽ đi vào phục vụ trong Hải quân Nga vào cuối năm 2011.

Là tàu ngầm thế hệ 4, có độ bí mật và tàng hình cao. Có khả năng mang các tên lửa hành trình (8 bệ phóng thẳng đứng, mỗi bệ mang 3 tên lửa), 10 ống phóng lôi cỡ 650 mm và 533 mm. Tàu ngầm có chiều dài 119 m, chiều rộng lớn nhất của thân 13,5 m, thủy thủ đoàn 85 người.

Có lượng giãn nước 8.600 tấn khi nổi, 13.800 tấn khi lặn, độ lặn sâu tối đa 600m, di chuyển với tốc độ 16 hải lý/h khi nổi và 31 hải lý/h khi lặn
Tàu ngầm hạt nhân lớp 885 Yasen của Nga được coi không có đối thủ tương đương trên thế giới.
 
 

Vũ khí trang bị cho tàu ngầm này bao gồm tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm (SLCM) 3M51 Alfa, NX-26 Onik hoặc the SS-N-21 Granat/Sampson. Tàu có 8 ống phóng ngư lôi cũng như thủy lôi và các tên lửa chống tàu (như SS-N-16 Stallion).

Đây là một thiết kế hoàn toàn mới. Nga chưa từng có các tàu ngầm như vậy.

Tàu ngầm nguyên tử này còn có thể làm nhiệm vụ trinh sát trong các vùng biển gần bờ của đối phương và theo dõi các tàu ngầm nước ngoài. Khi cần, tàu ngầm có thể tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu mặt đất, cũng như tàu mặt nước.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Graney là tàu ngầm đa năng thế hệ thứ tư, có thiết kế thân tàu và trang bị vũ khí mới hiện đại và là tàu ngầm gây ít tiếng ồn nhất thế giới và có khả năng tàng hình.
Severodvinsk được thiết kế để phóng nhiều tên lửa hành trình tầm xa khác nhau lên đến 3.100-5.000 km, với đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân, và có thể tiêu diệt tất cả tàu ngầm, tàu nổi và các mục tiêu trên đất liền của đối phương.
 
Đuôi vỏ tàu ngầm trục với một mức độ thấp của lĩnh vực âm thanh. Thân tàu thiết kế theo kiểu lướt nước hình bầu dục với 10 khoang chiến đấu.
Với tính đa năng của mình, tàu ngầm Yasen có độ ồn thấp và đặc tính thủy âm học tuyệt vời.

Hải quân Nga có kế hoạch nhận được tới 10 tàu ngầm lớp Graney cho đến năm 2020.
  • Phú nguyễn (theo Vndefence, Hoàn Cầu, ĐVO)
http://phunutoday.vn/xahoiol/tieudiem/201112/Can-canh-tau-ngam-hat-nhan-khung-nhat-cua-Nga-nam-2011-2118758/

Israel khoe tàu phòng vệ không người lái phiên bản mới

Israel khoe tàu phòng vệ không người lái phiên bản mới

(Phunutoday)-Chiếc tàu này có hệ thống vũ khí được điều khiển từ xa với các loại súng cỡ nhỏ khác nhau (đặc biệt là súng máy Typhoon), có độ chính xác cao khi tấn công.
Cận cảnh tàu không người lái mới ra lò của Israel
Cận cảnh tàu không người lái mới ra lò của Israel
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Israel và Iran đang leo thang, đặc biệt những cuộc tập trận trên biển liên tiếp được quân đội Iran triển khai thì hải quân Israel vẫn chưa cho thấy một động thái thực sự rõ rệt nào. Nhưng vào cuối tháng 1/2012 hải quân Israel đã “lên tiếng” khi vừa cho ra mắt một chiến tàu phòng vệ không người lái (USV) sau hơn 2 năm thực hiện thiết kế.
Đây không chỉ là một “sản phẩm” quân sự mới được biên chế vào lực lượng hải quân Israel mà nó còn chứng tỏ trình độ kỹ thuật quân sự của nước này đã vươn tới tầm của những quốc gia có trình độ khoa học quốc phòng mạnh trên thế giới.
Theo nhà sản xuất Rafael (công ty công nghệ quốc phòng hàng đầu Israel), tàu phòng vệ không người lái hoạt động trên mặt biển được thiết kế từ năm 2009 và vừa mới được hoàn thành. Tàu dài 9 mét, trọng lượng khoảng 4.000 kg (8.800 lbs), có tốc độ di chuyển lên đến 57 dặm/giờ. USV được phát triển từ các mô hình phương tiện không người lái, tự động hóa và được điều khiển từ xa trước đây. Chiếc tàu rất linh hoạt, được trang bị công nghệ tàng hình, có thể tiến hành nhiệm vụ trên một phạm vi rộng mà không bị phát hiện.
Phiên bản đầu tiên trong dự án chế tạo USV của Israel có thể thấy được trang bị kém xa so với loại tàu mới được Israel giới thiệu lần này
Phiên bản đầu tiên trong dự án chế tạo USV của Israel có thể thấy được trang bị kém xa so với loại tàu mới được Israel giới thiệu lần này.
So với xuồng không người lái USV Stingray của Mỹ thì loại tàu phòng vệ mới này của Israel có nhiều ưu thế hơn hẳn
So với xuồng không người lái USV Stingray của Mỹ thì loại tàu phòng vệ mới này của Israel có nhiều ưu thế hơn hẳn.
Súng máy tự động - cơn bão Typhoon được đặt phía trước mũi tàu cùng hệ thống camera nhận diện mục tiêu giúp cho uy lực tấn công của typhoon hoàn thiện hơn
Súng máy tự động - cơn bão Typhoon được đặt phía trước mũi tàu cùng hệ thống camera nhận diện mục tiêu giúp cho uy lực tấn công của typhoon hoàn thiện hơn
Tàu phòng vệ không người lái của Israel
Tàu phòng vệ không người lái của Israel
Mặc dù có khả năng tự động, chiếc tàu còn có thể được điều khiển bởi một tàu phòng vệ khác cách xa hàng dặm. Chiếc tàu này có hệ thống vũ khí được điều khiển từ xa với các loại súng cỡ nhỏ khác nhau (đặc biệt là súng máy Typhoon), có độ chính xác cao khi tấn công.
Ngoài ra, tàu còn được cài đặt các thiết bị công nghệ cao khác như radar tìm kiếm và một hệ thống nhắm mục tiêu với khả năng hoạt động cả ban ngày và ban đêm, cho phép USV tiến hành hàng loạt các hoạt động. USV đảm nhiệm nhiệm vụ đa dạng và phức tạp. Nó có thể thu thập thông tin tình báo, tham gia trong chiến tranh hải quân và hoạt động như một lực lượng bảo vệ chống khủng bố trên biển. Đây có thể coi là niềm tự hào mới của nền công nghiệp quốc phòng Israel.
  • Thái Yên (DefenceTalk, Pravda)
;
;

Mỹ khẩn trương phát triển UAV trên hạm để làm gì?

Mỹ khẩn trương phát triển UAV trên hạm để làm gì?

(Phunutoday) - Hải quân Mỹ đã quyết định đẩy nhanh việc phát triển và đưa vào trang bị các máy bay không người lái (UAV) triển khai trên tàu sân bay.

Mỹ đang đẩy nhanh hơn bao giờ hết việc phát triển UAV trên tàu sân bay (ảnh: northropgrumman.com)

Kế hoạch hiện tại dự tính nhận UAV trên hạm vào trang bị vào năm 2018, song theo đánh giá của Hải quân Mỹ, cán cân sức mạnh trên thế giới đang thay đổi buộc quân đội Mỹ quyết định đẩy nhanh tiến độ phát triển các UAV này.
Hiện tại, các tàu sân bay Mỹ phải đến cách bờ biển kẻ thù tiềm tàng không quá 800 km để máy bay tiến công trên tàu sân bay có thể bay đến các mục tiêu trên lãnh thổ đối phương. Trong khi đó, ngày càng nhiều nước trên thế giới sở hữu máy bay và tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu ở tầm xa hơn 800 km.

Hải quân Mỹ không nói họ coi những ai là kẻ thù tiềm tàng của họ.
Hải quân Mỹ quan tâm nhất đến UAV tiến công trên hạm X-47B UCAS do Northrop Grumman đang phát triển. UAV này có bán kính hoạt động gần 2.500 km. Máy bay được thiết kế theo công nghệ tàng hình. X-47B sẽ được lắp hệ thống tiếp dầu trên không, hệ thống khí tài trinh sát, các phương tiện chế áp điện tử, các tên lửa có điều khiển và bom có điều khiển.

X-47B được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tiến công chiến thuật chống mục tiêu trên biển và mặt đất, trinh sát tác chiến điện tử, tiếp dầu trên không.

Các thông số chủ yếu của X-47B:
Chiều dài 11.6 m.
Sải cánh 19 m (9,42 m khi gấp).
Chiều cao 3,1 m.
Tốc độ trung bình 530 km / h.
Trọng lượng không tải 6,4 tấn
Trọng lượng cất cánh tối đa: 20 kg
Tốc độ tối đa hơn 900 km / h.
Vũ khí trên UAV: Hai quả bom JDAM, các thiết bị tình báo  SAR / IO / EO / GMTI.

X-47B có sơ đồ thiết kế hình chữ V, ứng dụng công nghệ tàng hình và có kích thước tương đương các tiêm kích trên hạm của Hải quân Mỹ. Máy bay có thể bay ở độ cao lên đến 8000 km.

X-47B đang ở đầu giai đoạn thử nghiệm và đang bay thử. Dự kiến, năm 2012, X-47B sẽ bắt đầu mô phỏng cất/hạ cánh trên tàu sân bay, còn năm 2013, sẽ bắt đầu thử nghiệm trên tàu sân bay. Dự định, X-47B sẽ được nhận vào trang bị vào năm 2018.
  • Phú nguyễn (theo Lenta, vndefence)
;
.
;

Quái vật mới của Hải quân Mỹ

Quái vật mới của Hải quân Mỹ

(Phunutoday) - Mẫu chế thử tàu chiến loại mới với cái tên đáng sợ Ghost (Bóng ma) mới đây đã được công ty đóng tàu Juliet Marine Systems (Mỹ) ở bang New Hampshire giới thiệu.

Quái vật mới của Hải quân Mỹ
Tàu này thực sự không loại tương tự trên thế giới và giống như một tàu chiến hybrid lai ghép xuồng và máy bay. Bề ngoài, Ghost vừa giống trực thăng chiến đấu, vừa giống thuyền buồm và con chó con với đôi tai rủ xuống. Được gắn vào chót của “đôi tai” này là những thiết bị nào đó làm vai trò các động cơ.

Nhờ hiện tượng siêu bong bóng(super cavitation) ít được biết đến, giúp giảm nhiều lần ma sát của tàu với mặt nước, Ghost có khả năng trở thành một trong những tàu biển chạy nhanh nhất trong lịch sử. Ghost là thành quả khoa học - công nghệ mới nhất của Hải quân Mỹ, di chuyển nhờ vào hai mô đun động cơ ở choãi hình chữ V ngược, làm cho thân tàu khi di chuyển luôn nổi trên mặt nước, giảm được tối thiểu tác động của lực cản, vì vậy mà tốc độ di chuyển của nó rất cao.

Với phương thức tấn công theo kiểu "bày đàn", và hoạt động ở khu vực ven biển gần bờ, Ghost có tốc độ cao, khả năng cơ động, độ bền và mang tải vũ khí lớn.
Vỏ tàu có hình dáng khác thường, làm cho tàu tàng hình trước radar đối phương. Có lẽ chính nhờ tốc độ và độ bộc lộ thấp mà tàu được đặt tên là Ghost. Các nhà sản xuất dự định sử dụng tàu tàng hình này trước hết cho mục đích quân sự. Có tin Ghost có thể mang được pháo và ngư lôi hạng nặng trong đó có các ngư lôi hiện đại Mark 48. Còn các pháo và tên lửa gắn bên ngoài, trên thân có thể đồng thời và độc lập bắn một số mục tiêu trong cùng 1 thời điểm.

 Ghost dự kiến sử dụng để chế tạo các tàu thông tin và tuần tra, tàu trinh sát, đổ bộ và cứu hộ cao tốc
Ngoài ra, tàu Ghost dự kiến sử dụng để chế tạo các tàu thông tin và tuần tra, tàu trinh sát, đổ bộ và cứu hộ cao tốc. Thủy thủ đoàn của mẫu chế thử Ghost chỉ có 3 người, nhưng Juliet Marine Systems cho biết, họ đang thiết kế một tàu dài gần 50 m. Họ cũng đang nghiên cứu chế tạo các “tàu ngầm không người lái” cao tốc cũng sử dụng hiệu ứng siêu bong bóng.
  • Nguyễn nguyễn( Dni, vndefence)
;
.
;

Đại tá Pháp tự sát 'vì người Hmong'

Đại tá Pháp tự sát 'vì người Hmong'

Cập nhật: 02:50 GMT - thứ ba, 13 tháng 12, 2011
Người Hmong
Sau chiến tranh Đông Dương, một số nhóm Hmong kháng chiến nói họ bị phân biệt đối xử vì từng theo Pháp và Mỹ của họ
Một viên đại tá quân đội Pháp về hưu đã tự sát để phản đối ‘sự thờ ơ’ đối với số phận của sắc dân Hmong thiểu số ở Lào, truyền thông Pháp đưa tin.
Đại tá Robert Jambon, 86 tuổi, đã nổ súng vào đầu hồi tháng 10 ở bậc thềm của ‘tượng đài Đông Dương’ ở thị trấn Dinan thuộc tỉnh Bretagne miền tây nước Pháp.
Trong lá thư tuyệt mệnh được báo Ouest France đăng tải, Jambon mô tả hành động của mình là ‘hành động nhằm để cứu những chiến hữu đang cận kề cái chết.'
Người Hmong thiểu số lâu nay vẫn than phiền về tình trạng họ bị phân biệt đối xử ở Việt Nam và Lào.
Đại tá Jambon đã chiến đấu bên cạnh người Hmong trong suốt cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông dương trong những năm 1940 và đầu những năm 1950.
Nhiều người Hmong đã tham gia vào lực lượng Pháp trong suốt cuộc chiến mà nước Pháp gọi là ‘Chiến tranh Đông dương’.
Trong thư tuyệt mệnh, Đại tá Jambon viết: “Sau thời gian dài thất vọng, tôi quyết định chơi lá bài cuối cùng của mình, hay chính xác hơn là viên đạn cuối cùng của mình.”
Ông nói việc tự sát của ông nhằm để thể hiện ‘sự tủi hổ và phản đối sự thờ ơ hèn nhát của các quan chức chúng ta trước sự bất hạnh khủng khiếp mà những người bạn của chúng ta g̣ăp phải ở Lào”.
"Sau thời gian dài thất vọng, tôi quyết định chơi lá bài cuối cùng của mình, hay chính xác hơn là viên đạn cuối cùng của mình."
Thư tuyệt mệnh của Đại tá Robert Jambon
Đại tá Jambon nói ông đặc biệt phẫn nộ trước việc cộng đồng quốc tế đã không có phản ứng gì trước quyết định của Thái Lan trục xuất hàng ngàn người Hmong hai năm trước đây.
“Về phía các người, các chính phủ không có danh dự và các cơ quan truyền thông không có danh dự, tôi phun máu và sự khinh rẻ vào mặt các người,” lá thư của ông viết.
Đại tá Jambon đã từng lên tiếng đặc biệt quan ngại về phản ứng của chính phủ Pháp trước việc Thái Lan trục xuất cưỡng bức hàng ngàn người tị nạn Hmong về Lào.
Người Hmong, vốn cư trú ở những vùng đồi núi ở miền bắc Lào, Việt Nam và Trung Quốc, từng chiến đấu bên cạnh người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Họ cáo buộc bị phân biệt đối xử vì quá khứ đó.

Thêm về tin này

63 năm tù cho nhóm đạo Hà Mòn

63 năm tù cho nhóm đạo Hà Mòn


Cập nhật: 14:56 GMT - thứ ba, 28 tháng 5, 2013

Phiên xử sơ thẩm lưu động tám người theo đạo Hà Mòn
Tám người sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên vừa bị tuyên phạt tổng cộng 63 năm tù trong phiên xử sơ thẩm lưu động ở xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai hôm 28/05/2013.
Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), tám người này theo đạo Hà Mòn, và nhận sự chỉ đạo trực tiếp của “bọn phản động Fulro lưu vong nước ngoài, lôi kéo, kích động bà con dân tộc thiểu số trong khu vực Tây Nguyên thành lập nhà nước riêng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.”
Nhóm người trên bị khép vi phạm điểm b, khoản 1, điều 87 Bộ luật hình sự, trong đó ghi “gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam,” và một số điều khoản khác.
Người được coi là ‘đối tượng cầm đầu’, A Tách, nhận mức án 11 năm tù giam, mức án nhẹ nhất là bà Y Gyin với 3 năm tù, theo truyền thông Việt Nam.
Các bị cáo khác bị xử 7 đến 10 năm tù giam.
Theo báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin trước đó, bà Y Gyin từng dùng chuyện Đức mẹ hiển linh để lôi kéo người dân ở một số địa phương theo Công giáo ở Tây Nguyên.
Trong số tám người trên, Y Gyin, A Tách, A Hyum sống ở tỉnh Kon Tum, còn Runh, Jơnh, Byưk, Đinh Lứ và Đinh Hrôn sống ở tỉnh Gia Lai.
Năm ngoái, truyền thông Việt Nam đưa tin ‘nhiều người’ theo 'tà đạo Hà Mòn' bị bắt, riêng VnExpress đăng có 62 người bị bắt tạm giam để khởi tố.
“Mặc dù đã được chính quyền... vận động, giáo dục kiểm điểm nhiều lần, nhưng các đối tượng này [những người bị bắt] vẫn ráo riết lôi kéo một số người nhẹ dạ nghe theo Fulro hoạt động chống phá chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây mất an ninh trật tự tại địa phương,” bản tin của Thông tấn xã viết hôm 09/05/2013.

‘Phản động lưu vong ở Mỹ’

Theo VOV, đứng đầu tổ chức Fulro ở Mỹ là Ksor Kơk, dùng phương thức “bất bạo động”, lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc để chuẩn bị điều kiện thành lập “nhà nước riêng”.
Fulro là chữ viết tắt theo tiếng Pháp của Front Uni de Lutte des Races Opprimees (Mặt trận thống nhất giải phóng các dân tộc bị áp bức), được thành lập vào những giai đoạn cuối năm 1960.
Nhóm này gồm ba tổ chức, Mặt trận Giải phóng Champa, Mặt trận Giải phóng Campuchia Krom, và Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên, đã chiến đấu các chế độ khác nhau ở Việt Nam với mục tiêu thành lập một nhà nước độc lập cho các sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên.
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam thì Fulro từng đứng về phía những người Mỹ. Đến khoảng năm 1992 thì nhóm này chính thức giải tán.
Trong giai đoạn từ năm 2001 cho đến 2004, khoảng 2.000 người Thượng ở Tây Nguyên đã bỏ chạy sang Campuchia sau các cuộc biểu tình của họ bị chính quyền đàn áp.
Trong nhiều năm qua, nhiều người Thượng đã phản đối việc tịch thu đất đai của họ và phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
Chưa thấy có thêm thông tin về những người bị bắt tạm giam còn lại.
Phiên xử phúc thẩm 8 trong số 14 thanh niên Công giáo cũng vừa diễn ra ở thành phố Vinh, Nghệ An, hôm 23/05/2013.


Thêm về tin này

Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ 'hối hận'

Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ 'hối hận'


Cập nhật: 09:49 GMT - thứ sáu, 31 tháng 5, 2013

Nuon Chea là phó lãnh đạo của chế độ Khmer Đỏ
Cựu lãnh đạo hàng đầu của Khmer Đỏ, Nuon Chea, đã tỏ ý ân hận về những tội ác diễn ra dưới thời Mao-it ở Campuchia và thừa nhận trách nhiệm.
Nuon Chea, 86 tuổi, đang ra tòa về tội diệt chủng và các tội ác chống lại nhân loại.
Tại phiên tòa do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn ở Phnom Penh, người phó lãnh đạo trong chính quyền Pol Pot đang phải trả lời các câu hỏi của thân nhân những người thiệt mạng.
Một bị cáo khác, Khieu Samphan, từng là nguyên thủ quốc gia, cũng đã có lời xin lỗi hiếm hoi tới thân nhân các nạn nhân.
Có tới hai triệu người được cho là đã bỏ mạng trong thời gian bốn năm cầm quyền của Khmer Đỏ, 1975-1979.
Những người bị cho là kẻ thù của chế độ đã bị tra tấn và sát hại, trong lúc hàng trăm ngàn người khác bị chết đói hoặc chết do lao động cực nhọc dưới chính sách bỏ trống thành phố và xua người ra đồng ruộng.
Người đứng đầu chế độ, Pol Pot, đã chết hồi cuối thập niên 1990 và tới nay mới chỉ có một nhân vật thuộc hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Khmer Đỏ bị kết tội về những tội ác diễn ra trong thời kỳ này.
Cả Nuon Chea và Khieu Samphan trước đây từng nói họ tin rằng họ đã hành động nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho đất nước và đã không nhận thức được toàn bộ quy mô giết người diễn ra dưới chế độ đó.

Nhận trách nhiệm

"Là một lãnh đạo, tôi phải nhận trách nhiệm về những tổn thất, nguy hại gây ra cho đất nước... Tôi cảm thấy hối hận về những tội ác đã diễn ra, cho dù là cố ý hay không cố ý, cho dù tôi có biết hay không biết"
Nuon Chea nói tại tòa
Lên tiếng tại Phnom Penh hôm thứ Năm, sau khi những đại diện của các gia đình có người thiệt mạng trình bày tại phiên tòa, Nuon Chea nói ông ta không định né tránh tội lỗi.
"Là một lãnh đạo, tôi phải nhận trách nhiệm về những tổn thất, nguy hại gây ra cho đất nước," ông nói, và "chia buồn sâu sắc" tới các thân nhân những người thiệt mạng.
"Tôi cảm thấy hối hận về những tội ác đã diễn ra, cho dù là cố ý hay không cố ý, cho dù tôi có biết hay không biết," ông sau đó nói thêm.
Khieu Samphan cũng "chân thành xin lỗi" tại tòa, nhưng - cũng như Nuon Chea - ông ta nói rằng ông "không nhận thức được về những hành động ghê tởm mà các lãnh đạo khác đã thực hiện, dẫn tới bi kịch cho đất nước, cho nhân dân".
Phát ngôn viên tòa án, Lars Olsen đã hoan nghênh những lời nói trên. Ông nói: "Nhiều nạn nhân đã phải chờ đợi hơn 30 năm để nghe lời xin lỗi hoặc lời hối lỗi từ các nhân vật lãnh đạo của chế độ Khmer Đỏ."
Cho tới nay, mới chỉ có một quan chức cao cấp duy nhất bị kết án về các tội ác của chế độ Khmer Đỏ. Đó là người đứng đầu nhà tù, Kaing Guek Eav, hay còn được gọi là Duch.
Ông ta bị kết án tù chung thân về vai trò lãnh đạo nhà tù khét tiếng Toul Sleng, nơi hàng ngàn tù nhân đã bị giết hại.
Hai quan chức cao cấp hàng đầu khác cũng đã bị đưa ra xét xử, nhưng một trong số này, cựu ngoại trưởng Ieng Sary, đã chết hồi tháng Ba. Còn vợ ông ta, Ieng Thirith, được cho là không đủ sức khỏe để hầu tòa.
Các nhóm nhân quyền và các nhà vận động đã chỉ trích tiến độ xét xử và lên tiếng quan ngại rằng tuổi tác của hai bị cáo còn lại sẽ khiến cho công lý không được thực thi.


Thêm về tin này

Oceaanroeier Ralph Tuijn twee keer overvaren

vr 31 mei 2013, 13:36

Oceaanroeier twee keer overvaren

Sophie Kluivers
AMSTERDAM - Oceaanroeier Ralph Tuijn blijkt niet één, maar twee keer met zijn boot Me Inc in aanvaring was gekomen met een tanker. De tweede aanvaring betekende het einde van Tuijns project.

    Ralph Tuijn …ontsnapt…
    Binnen nog geen 24 uur sloeg het noodlot twee keer toe. Na de eerste aanvaring op donderdag zag het er naar uit dat hij zijn tocht kon hervatten. Terwijl hij in de kajuit nog aan het bijkomen was van de klap waarschuwde de radar hem wederom voor een naderend schip. Tuijn probeerde de boot op te roepen via de radio, maar kreeg geen gehoor.
    Ook de noodfakkel die hij twee minuten in de lucht hield werd niet opgemerkt. Omdat uitwijken geen optie was trok Tuijn zich daarna terug in de kajuit om de aanvaring af te wachten. Door de botsing sloeg zijn boot meerdere malen over de kop. Na uitzenden van een noodsignaal is hij gered door een olietanker.
    De boot, genaamd 'Me Inc', waarmee de oceaanroeier de Indische Oceaan oversteekt is zwaar beschadigd. Op de punt en langs de romp zijn stevige beschadigingen te zien. Dankzij de verschillende kleine compartimenten waaruit de boot is opgebouwd, blijft de 'Me Inc' drijven.
    Beide ongelukken gebeurden op de Indische Oceaan ongeveer 1900 kilometer ten westen van de Cocoseilanden, waar hij zijn reis begin mei hervatte. Tuijn was daar in oktober gestrand, omdat er een zwaar orkaanseizoen voor de deur stond. Met zijn tocht wilde de 41-jarige roeier 100.000 euro voor goede doelen ophalen.
    In 2008 maakte Tuijn de oversteek over de Grote Oceaan, waarbij hij ruim 19.000 kilometer roeide in 281 dagen. Ook de Atlantische Oceaan bedwong hij al een keer.
    Lees ook