donderdag 1 april 2021

KHÁM PHÁ THẾ KỶ: CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐÃ TÌM THẤY LỐI VÀO BÍ ẨN TRONG TƯỢNG NHÂN SƯ?

 

KHÁM PHÁ THẾ KỶ: CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐÃ TÌM THẤY LỐI VÀO BÍ ẨN TRONG TƯỢNG NHÂN SƯ?

10/02/2021 - Lượt xem: 9,658

Năm 2008, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Bỉ và Ai Cập đã khám phá ra một mê cung dưới lòng đất bao gồm hơn 3.000 căn phòng chứa đầy chữ tượng hình và các bức vẽ đáng kinh ngạc; khu phức hợp bí ẩn dưới lòng đất nằm ở Hawara, cách Cairo chưa đầy 100 km và không xa Kim tự tháp Amenemhat III. Người ta tin rằng Sảnh đường hồ sơ (Hall of Records) này nắm giữ chìa khóa giải khai nền văn minh và sự thật lịch sử nhân loại.

Truyền thuyết kể rằng, đây là một thư viện được chôn vùi ở đâu đó tại Ai Cập, và nhiều người tin rằng nó có thể nằm bên dưới bức tượng Nhân sư Giza bí ẩn, đang chiễm chệ tự hào quan sát quẩn thể Kim tự tháp trên Cao nguyên Giza.

Khám phá bí ẩn

Tàng thư Hall of Records là nơi lưu trữ tri thức của người Ai Cập cổ đại trong các cuộn giấy cói cổ xưa. Người ta tin rằng nó giải thích được lịch sử của lục địa bị thất lạc Atlantis, cũng như vị trí của lục địa này. So sánh về tầm quan trọng, tàng thư Hall of Records của người Ai Cập có thể sánh ngang với Đại thư viện của Alexandria, nơi lưu trữ vốn tri thức của người Hy Lạp.

Tàng thư Hall of Records được coi là công trình tuyệt mỹ của người cổ xưa. (Ảnh: ancient-origins.net)

Mặc dù các học giả chủ lưu khẳng định chắc chắn rằng chưa từng có bất kì bằng chứng nào chỉ ra Hall of Record thực sự tồn tại, trong khi số một số các nhà khoa học khác trong đó có Robert Schoch và Thomas Dobeck lại tin rằng nó nằm bên dưới Tượng Nhân Sư.

Tuy có người tin rằng Hall of Records tồn tại và được xây nên bởi nền văn minh Ai Cập cổ đại, vẫn có một số người khác cho rằng Thư viện này là có thực, nhưng không phải do người Ai Cập cổ đại dựng nên, mà là do một nền văn minh cổ xưa hơn cả thời Ai Cập cổ đại. Nếu Hall of Record không được đặt bên dưới Tượng Nhân Sư thì sao? Sẽ thế nào nếu thực sự có một thư viện khổng lồ tọa lạc đâu đó tại Ai Cập?

Phải chăng có một thư viện nằm bên dưới Tượng Nhân Sư? (Ảnh: ancient-origins.net)

Một số hình ảnh hiếm hoi chụp tượng nhân sư cho thấy có mấy lối đi vào bên trong. Những lối đi này được cho rằng đều dẫn tới những hành lang dẫn vào những căn phòng ngầm rộng lớn dưới tượng nhân sư. Những căn phòng này liên quan đến những thư viện ngầm bí ẩn chứa các thư tịch cổ có thể ghép lại để hiểu được “lịch sử chưa sáng tỏ” của nhân loại.

Trong cuốn sách “Thông điệp của tượng Nhân Sư”, hai tác giả Graham Hancock và Robert Bauval đã phát biểu rằng chính phủ Ai Cập đã hợp tác với các nhà khảo cổ học người Mỹ phong tỏa bất cứ cuộc điều tra nào xung quanh hoặc bên dưới tượng Nhân sư, ngăn cản bất cứ ai tìm được các khoang ngầm bên dưới lòng đất cũng như tìm ra điều gì bên dưới tượng Nhân Sư.

Còn lý do họ ngăn chặn, cấm đoán thì nhiều khả năng là không muốn những tài liệu quý giá hiện chưa tìm ra không rơi vào tay kẻ xấu. Một số bức ảnh cho thấy khả năng có những đường thông và hành lang dẫn đến các căn phòng chưa được biết đến bên dưới tượng nhân sư. Charles Thompson đã đi thám hiểm bên dưới tượng nhân sư vào năm 1733 có nói đến nhưng lối đi và một cái hố đằng sau tượng Nhân sư.

Trên thực tế, trước đây đã có một thư viện ngầm khổng lồ được khám phá ở Ai Cập nhưng bị buộc phải dừng lại bởi các nhà khảo cổ học và học giả chính thống. Đây được coi là một trong những khám phá vĩ đại nhất về Ai Cập cổ đại, nhưng chỉ một số ít người biết về sự tồn tại của nó. Mặc dù, khám phá này có thể được coi là một trong những phát hiện quan trọng nhất của thế kỷ, nhưng vì một lý do nào đó, hầu hết các học giả chính thống cùng với các nhà nghiên cứu Ai Cập đã nỗ lực giữ bí mật trước công chúng

Thư viện bí ẩn đã được tìm thấy?

Liệu có khả năng đây là thư viện đã thất lạc lâu đời nhất? Điều thú vị là, sự tồn tại của “thư viện ngầm” từng được Herodotus và Strabo đề cập đến. Họ là những người có may mắn được đến tham quan và ghi chép lại mê cung huyền thoại trước khi nó biến mất khỏi lịch sử.

Một trong số những người đầu tiên từngnhắc đến sự tồn tại của thư viện cổ xưa này là Herodotus: “Tôi đã thực sự nhìn thấy, đó là một công trình tuyệt mỹ. Nếu ai đó đặt các công trình của người Hy Lạp cũng như công sức của họ ngay cạnh, nó hẳn là kém hơn cả về nỗ lực và chi phí so với mê cung này. Thậm chí các kim tự tháp cũng không thể diễn tả bằng lời, và mỗi cái trong số đó ngang bằng với nhiều công trình đồ sộ của Hy Lạp [cộng lại]. Tuy nhiên, mê cung này (Thư viện cổ) thậm chí còn vượt trên cả các kim tự tháp. Herodotus (‘Historiai’ tạm dịch là Sự khảo cứu), Book, II, 148).

Mê cung bí ẩn gần giống như Herodotus mô tả. (Ảnh: ancient-origins.net)

Theo ghi chép của Herodotus I TK 4 TCN: Mê cung “nằm phía trên hồ Moiris một chút và gần như đối diện với khu vực được gọi là Thành phố của Cá sấu” (‘Historiai’, Book, II, 148).Dựa trên các văn tự cổ chẳng hạn từ Herodotus, và những người khác từng tham quan mê cung huyền bí thời quá khứ xa xôi, một học giả dòng Tên, người Đức sống ở thế kỷ 17 là Athanasius Kircher đã lần đầu tiên tái tạo hình ảnh của mê cung bí ẩn gần giống như Herodotus mô tả.

Nó có mười hai cung điện bên trong, với các cánh cổng đối diện nhau, sáu cái theo hướng Bắc và sáu cái theo hướng Nam, liên kết cái này với cái kia và một bức tường chung bao bên ngoài tất cả; và bên trong đó có hai kiểu buồng, một loại nằm dưới lòng đất và loại kia nằm bên trên những căn buồng này, số lượng buồng là 3000 và mỗi loại là 1500 cái. Hệ thống các căn buồng bên trên chúng tôi đã tự mình nhìn thấy […]

Năm 2008, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Bỉ và Ai Cập đã khám phá ra một mê cung dưới lòng đất bao gồm hơn 3000 căn phòng chứa đầy chữ tượng hình và các bức vẽ đáng kinh ngạc; khu phức hợp bí ẩn dưới lòng đất nằm ở Hawara, cách Cairo chưa đầy 100 km và không xa Kim tự tháp Amenemhat III.

Khám phá mới bị chính phủ Ai Cập giữ bí mật và không cho các nhà khảo cổ tiếp cận công trình. (Ảnh: ancient-origins.net)

Khám phá lạ thường này đã được “bưng bít” ngoài tầm mắt công chúng trong các hoàn cảnh bí mật. Kết quả cuộc thám hiểm được công bố ngắn gọn vào năm 2008 trên tạp chí khoa học NRIAG và kết quả nghiên cứu được trình bày trong một bài giảng công khai tại Đại học Ghent. Các kênh truyền thông Bỉ đã tham dự.

Tuy nhiên, phát hiện này đã nhanh chóng bị bưng bít bởi Tổng thư ký Hội đồng Khảo cổ Tối cao (Ai Cập) đã cho ngừng tất cả các trao đổi thông tin về khám phá này dưới ảnh hưởng của các đạo luật ‘an ninh quốc gia’ của Chính phủ Ai Cập. Điều này có nghĩa là những khoang, căn phòng và đưòng hầm dưới tượng Nhân sư bị nhà chức trách Ai Cập bưng bít, giữ bí mật mãi mãi.

Mặc dù các nhà nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của khu phức hợp dưới lòng đất, vẫn cần thực hiện các cuộc khai quật lớn trong tương lai nhằm khám phá sâu hơn kho tàng bí ẩn này, người ta tin rằng kho báu trong Mê cung ngầm có thể chứa đựng câu trả lời cho vô số bí mật lịch sử và cho nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Đây có phải là tàng thư Hall of Records nơi lưu trữ tri thức khổng lồ của người Ai Cập cổ đại? Phải chăng vì tính trọng yếu của nó mà chính phủ Ai Cập đã quyết định không cho phép các nghiên cứu sâu hơn cũng như các dự án khai quật tiếp theo? Điểm thú vị ở đây chính là khám phá về thư viện ngầm của các nhà khảo cổ học dường như khớp một cách tuyệt hảo với những gì trong hồ sơ huyền bí của Tàng thư Ai Cập cổ xưa Hall of Records.

Nguồn: DKN

https://bianvn.com/van-minh-co-dai/kham-pha-the-ky-cac-nha-khoa-hoc-da-tim-thay-loi-vao-bi-an-trong-tuong-nhan-su-6654?fbclid=IwAR02k1OO-8j2Y-TgSBbGj5gS1m4_qiGBrsqRjC56oXLFFp_O0QSUMxsnF_s

Geen opmerkingen:

Een reactie posten