Việt Nam đưa nhà máy điện năng lượng mặt trời 350 MW vào hoạt động
Một nhà máy điện mặt trời 350 MW đã được nối lưới tại huyện Lộc Ninh, thuộc tỉnh Bình Phước, miền nam Việt Nam.
PV Magazine dẫn nguồn từ Nhà sản xuất Trung Quốc Sungrow loan tin này hôm 2/3.
Đây là dự án nhà máy điện mặt trời được vận hành lớn thứ hai của Việt Nam, được xây dựng theo biểu giá của Việt Nam và hiện đang bán điện với mức giá 0,0709 USD / kWh. Hàng năm nhà máy sẽ sản xuất khoảng 700 GWh, ước tính doanh thu đạt khoảng 49,6 triệu đô la.
Theo Người phát ngôn của Sunrow, chủ sở hữu của nhà máy là công ty Super Energy có trụ sở tại Thái Lan.
Việc xây dựng nhà máy này được bắt đầu vào tháng 5 năm 2020 bằng các giải pháp biến tần (Inverter) trung tâm của Sungrow.
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam là nhà máy có công suất 450MW do công ty xây dựng Trung Nam Group có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành vào tháng 10 năm 2020.
Trong một diễn biến liên quan, Việt Nam sẽ cần vốn đầu tư 320,6 tỷ USD để phát triển mạng lưới điện từ nay đến năm 2045, theo dự thảo quy hoạch phát triển điện lực do Bộ Công Thương (Bộ Công Thương) công bố, được trang tin Pinsent Masons trích dẫn hôm 3/3.
Theo dự thảo, khoản đầu tư 128,3 tỷ đô la sẽ cần thiết trong giai đoạn 2021-2030. Trong giai đoạn 2031-2045, Việt Nam sẽ cần 192,3 tỷ USD, bao gồm 140,2 tỷ USD cho sản xuất điện và 52,1 tỷ USD cho lưới điện.
Dự thảo quy hoạch phân vùng cũng cho thấy, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và Campuchia trong 10 năm tới.
Việt Nam đưa nhà máy điện năng lượng mặt trời 350 MW vào hoạt động — Tiếng Việt (rfa.org)
Thủ tướng cho phép chuyển 155 ha đất rừng làm dự án điện mặt trời
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ngày 31/12 có văn bản đồng ý về việc chuyển hơn 155 héc ta rừng sang mục đích khác để thực hiện 3 dự án nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ tại Bình Định.
Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin dẫn văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định nêu rõ, Thủ tuớng đồng ý chuyển 155,13 héc ta rừng trồng, bao gồm 125,18 héc ta rừng thuộc quy hoạch, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát và 29,95 héc ta ngoài quy hoạch 3 loại rừng sang thực hiện dự án điện mặt trời Phù Mỹ.
Thủ tướng Chính phủ Hà Nội yêu cầu Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định nghiên cứu rà soát, kiểm tra kỹ hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng, xác định vị trí, ranh giới, hiện trạng rừng phải phù hợp với quy hoạch…Nếu đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì mới được tổ chức thực hiện chuyển mục đích.
Ngoài ra, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chuyển mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước, tham nhũng và khiếu kiện mất trật tự xã hội.
Trước đó vào tháng 10/2020 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét chuyển mục đích sử dụng hơn 155 héc ta rừng để thực hiện xây dựng nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1, 2 và 3 với tổng mức đầu tư dự kiến của 3 nhà máy lên tới gần 8000 tỷ đồng.
Trong một diễn biến liên quan, dự án điện mặt trời tại Quảng Bình cấp điện cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới có nguy cơ thành phế liệu khi các điểm cung cấp điện vừa mới đưa vào sử dụng đã hỏng hóc gây mất điện triền miên.
Được biết, vào năm 2012 dự án điện mặt trời này của tỉnh Quảng Bình được thực hiện vay vốn ODA khoảng 12 triệu USD và Việt Nam đối ứng 1,7 triệu USD được xem là dự án điện mặt trời lớn nhất vào thời điểm đó, nhằm phục vụ cho 8 xã, 4 huyện với gần 1,300 hộ dân và 78 cơ quan chính phủ.
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2015 nhưng đến cuối năm 2019 mới được bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều hộ dân phản ánh rằng dự án vừa đưa vào hoạt động đã hư hỏng và mất điện liên tục.
Thủ tướng cho phép chuyển 155 ha đất rừng làm dự án điện mặt trời — Tiếng Việt (rfa.org)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten