zaterdag 27 maart 2021

Covid-19: 180 nước Liên Hiệp Quốc ủng hộ chia sẻ công bằng vac-xin

 

Covid-19: 180 nước Liên Hiệp Quốc ủng hộ chia sẻ công bằng vac-xin

Ảnh minh họa: Thùng đựng vac-xin Pfizer được bốc dỡ tại sân bay Sarajevo (Bosnia), ngày 25/03/2021. Đây là vac-xin cung cấp cho Bosnia trong khuôn khổ chương trình  COVAX của Liên Hiệp Quốc nhằm giúp các nước thu nhập thấp và trung bình có thuốc chủng ngừa Covid-19. (Ảnh AP / Kemal Softic)
Ảnh minh họa: Thùng đựng vac-xin Pfizer được bốc dỡ tại sân bay Sarajevo (Bosnia), ngày 25/03/2021. Đây là vac-xin cung cấp cho Bosnia trong khuôn khổ chương trình COVAX của Liên Hiệp Quốc nhằm giúp các nước thu nhập thấp và trung bình có thuốc chủng ngừa Covid-19. (Ảnh AP / Kemal Softic) AP - Kemal Softic
Thu Hằng
3 phút

Tại phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 26/03/2021, 180 trên 193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã ủng hộ chia sẻ công bằng vac-xin ngừa Covid-19. « Tuyên bố chính trị về tiếp cận công bằng và toàn cầu đối với vac-xin chống lại Covid-19 » do Liban khởi xướng và là bước tiếp theo của lời kêu gọi lập một kế hoạch tiêm chủng toàn cầu được tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đưa ra vào tháng Hai.

Thông tín viên Carrie Nooten tường trình từ New York :

« Amal Mudallali, đại sứ Liban tại Liên Hiệp Quốc, biết rõ rằng người dân không khá giả ở nước bà và trên khắp thế giới có nguy cơ nhiễm Covid-19 trước cả khi có cơ hội được tiêm chủng.

Bà nói : « Các nghiên cứu cho thấy những nước có thu nhập cao đã gom hơn một nửa số liều vac-xin được đặt mua cho cả thế giới. Và theo thẩm định của Trung Tâm Đổi Mới Y Tế, đại học Duke (Mỹ), sẽ không có đủ liều vac-xin cho dân số toàn cầu bị ảnh hưởng, ít nhất là cho đến năm 2023 ».

Bà Mudallali đã nhanh chóng thuyết phục được 180 nước và Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ phân phối vac-xin công bằng. Chỉ trong vòng 1 tháng, đã có 179 nước ủng hộ tuyên bố chung ngày hôm qua (26/03).

Đại sứ Liban tại Liên Hiệp Quốc nói tiếp : « Chúng ta cam kết cùng nhau đoàn kết để tuyên bố rằng vac-xin ngừa Covid-19 là tài sản chung, và cũng để vượt qua thử thách nhân loại mang tính lịch sử này ».

Sau những tuần đầu hỗn loạn vì đại dịch tại Liên Hiệp Quốc, các nước đã thể hiện sự đoàn kết này, đồng thời ý thức được rằng nếu thiếu sự công bằng trong việc phân bổ vac-xin, nguy cơ dịch tái bùng phát còn mạnh hơn. Những nước này cũng hy vọng thuyết phục được thêm nhiều nước chia sẻ số vac-xin đặt mua thừa ».

(689) Amazing Olive Farming Cultivation - Olive Harvesting Agriculture Technology Products ▶28 - YouTube

Geen opmerkingen:

Een reactie posten