10 năm Fukushima : Nhật Bản tưởng niệm nạn nhân trận động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân
Đăng ngày:
Hôm nay, 11/03/20212, cả nước Nhật dành một phúc mặc niệm cho hơn 18.500 nạn nhân thiệt mạng và mất tích sau ba tai họa trận động đất xẩy ra cách nay đúng 10 năm tại Fukushima. Một thập niên sau, vết thương vẫn chưa lành, 2 % diện tích Fukushima vẫn là những vùng « đất cấm » do ô nhiễm phóng xạ.
Vào lúc 2 giờ 46 phút giờ địa phương trưa nay, toàn nước Nhật đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân Fukushima. Tại Thủ đô Tokyo Nhật hoàng Naruhito và thủ tướng Yoshihide Suga chủ trì một buổi lễ. Ngay tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima, gần bãi biển dân cư tổ chức một buổi lễ cầu siêu cho những nạn nhân đã bị sóng thần cuốn trôi. Tại một vào địa điểm khác như ở Myyagi, trong một chục năm qua, dân chúng vẫn miệt mài tìm kiếm xác những người mất tích. Tuần trước, thi thể một phụ nữ đã được tìm thấy.
Vào thời khắc này 10 năm trước, một trận động đất cấp 9 trên nấc thang Richter đã xảy ra tại khu vực đông bắc Nhật Bản. Tiếp theo đõ là những đợt sóng thần với làm hư hại nhiều nhà máy ở Fukushima gây ra thảm họa tai nạn nhà máy điện hạt nhân nghiêm trọng nhất trên thế giới từ sau thảm họa Tchernobyl – Ukraina, năm 1986.
10 năm qua, thống kê chính thức cho thấy 90 % các công trường hoạt động trở lại, nhưng không thể nói là Fukushima đã hồi sinh sau thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân hồi năm 2011 như phóng sự của thông tín viên Bruno Duval từ Tokyo cho thấy :
« Thống đốc Fukushima, Masao Uchibori tuyên bố hài lòng với những tiến bộ đã đạt được trong việc tái thiết khu vực này trong 10 năm qua. Theo ông "chỉ có 2 % diện tích trong khu vực là vẫn chưa thể cho phép dân cư tái định cư do mức độ phóng xạ vẫn còn quá cao. 2 % tức là chỉ bằng 1 phần sáu so với hồi 2011. Ngoài ra ở những nơi khác, tỷ lệ phóng xạ đã trở lại mức bình thường. Dù vây, một phần tư trong số 160.000 những người đã di tản sau tai họa đến nay vẫn chưa trở lại. Nhìn chung dân cư trong vùng đã giảm đi theo năm tháng. Khuyến khích dân chúng trở lại Fukushima sinh sống sẽ thực sự là thách thức đầu tiên của chúng ta".
Có nhiều người từng sống tại Fukushima không trở lại vì họ không tin rằng mức độ phóng xạ không còn cao như các giới chức địa phương đã ca ngợi. Thái độ hoài nghi này ảnh hưởng luôn cả đến các nông gia trong vùng. Điều này khiến bộ trưởng bộ Tái Thiết Katsuei Hirasawa bực mình. Ông nói : "15 quốc gia vẫn hạn chế hoặc cấm nhập khẩu nông phẩm sản xuất tại Fukushima vì sợ bị nhiễm phóng xạ. Đây là một hành vi phân biện không có cơ sở và rất khó chịu. Tôi đã nêu bật điều này với ngoại trưởng Trung Quốc nhân dịp ông đến Tokyo trong lần gần đây nhất". Hàn Quốc cũng như Trung Quốc vẫn đề cao cảnh giác. Ngoài ra Seoul còn chỉ trích Nhật Bản nhân Thế Vận Hội Tokyo lần này sẽ dùng thực phẩm từ Fukushima để phục vụ cho các vận động viên tại ngôi làng Olympic ».
10 năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima, thế giới rút ra bài học gì?
Đăng ngày:
Tình hình dịch Covid-19 tiếp tục chiếm lĩnh nhiều trang trên các tờ báo lớn ra ngày hôm nay, 10/03/2021 tại Pháp, đặc biệt với hồ sơ về chiến dịch tiêm chủng tại châu Âu, được Le Monde nêu bật trên trang nhất. Bên cạnh đó, một chủ đề nổi cộm khác cũng được các báo chú ý là chỗ đứng của năng lượng hạt nhân dân sự đúng 10 năm thảm họa Fukushima tại Nhật Bản.
Sự kiện Fukushima được chú ý trở lại rất dễ hiểu vì ngày mai, 11 tháng 3 năm 2021 là kỷ niệm đúng 10 năm ngày xẩy ra một trận động đất dữ dội ngoài khơi Nhật Bản, kéo theo một đợt sóng thần vĩ đại, đánh vào bờ biển, và khủng khiếp nhất là đã tàn phá trung tâm điện hạt nhân Fukushima ở miền Đông Bắc nước Nhật.
Các tờ La Croix, le Monde và Les Echos đều nêu bật sự kiên này trên trang nhất, ở vị trí thứ nhất trên nhật báo La Croix, và vị trí thứ hai và ba trên hai tờ còn lại. Kèm theo đó là những hồ sơ dài ở các trang bên trong, phân tích mọi diễn biến cũng như hệ quả của sự kiện, đối với nước Nhật nói riêng, và với thế giới nói chung.
Dưới tựa đề: “Fukushima, một cuộc giải cứu bất tận”, La Croix cho biết là ngày mai, 11 tháng 3, Nhật Bản sẽ tưởng niệm một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử nước này kết hợp đồng thời “một trận động đất kỷ lục, một làn sóng thần cực lớn và một tai nạn hạt nhân”.
Theo La Croix, 10 năm sau thảm họa, công việc tháo dỡ nhà máy điện nguyên tử bị nạn vẫn là một công việc khổng lồ, nguy hiểm và rất tốn kém. Đối với Nhật Bản là như thế, còn đối với phương Tây thì sau sự cố Fukushima, các nước trở nên thận trong việc bắt tay vào các dự án hạt nhân mới.
Trong bài viết mang tựa đề “Fukushima, mười năm sau trận đại hồng thủy”, nhật báo Công Giáo Pháp ghi nhận là công việc tháo dỡ và bảo đảm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Việc đóng cửa toàn bộ nhà máy bị hư hại có thể mất thêm vài thập kỷ nữa, trong khi chi phí của chương trình này được ước tính khoảng vài trăm tỷ euro.
Vấn đề, theo La Croix, trích lời bà Cécile Asanuma Brice, nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS, làm việc tại Tokyo, thì “Rất ít bài học đã được rút ra từ thảm họa”, tựa đề bài phỏng vấn mà chuyên gia này dành cho tờ báo, nêu bật các phản ứng của giới chính khách Nhật Bản về vụ Fukushima, vị trí của giới khoa học tại nước này, và các khó khăn mà cường quốc châu Á này phải đối mặt trong việc rút tỉa bài học cho tương lai.
Trong bài phân tích mang tựa đề: “Điện hạt nhân tiếp tục phát triển ở các nước mới nổi”, tờ báo Pháp ghi nhận rằng phần lớn các dự án điện hạt nhân ngày nay đều do hai nước Trung Quốc và Nga dẫn đầu, trong lúc ở các nước phương Tây, các nhà đầu tư rất ngần ngại dấn thân.
Theo tờ báo, vấn đề đặt ra là khả năng điện hạt nhân có thể cứu hành tinh khỏi sự hâm nóng toàn cầu. Mưới năm trước đây, câu hỏi này có vẻ hoàn toàn phi lý, nhưng giờ đây, nó là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận.
La Croix nhắc lại rằng việc tiếp tục phát triển điện hạt nhân được đề cập trong các kịch bản chính của Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC hay là GIEC theo tiếng Pháp), nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ ở dưới mức 2 độ C vào cuối thế kỷ này.
Đó cũng là hướng đi của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IEA). Giám đốc cơ quan này, ông Fatih Birol đã giải thích vào năm ngoái khi trình bày một báo cáo rằng: “Đối mặt với thách thức to lớn trong việc đạt được tính trung hòa carbon vào năm 2050, chúng ta không thể ngang nhiên gạt bỏ năng lượng hạt nhân,”.
Hậu quả lâu dài với người Nhật
Trên 4 trang báo khổ lớn, Le Monde đã đặc biệt khai thác khía cạnh xã hội của thảm họa hạt nhân-sóng thần Fukushima, đặc biệt là của cư dân các vùng bị nạn.
Trong bài “Một thập kỷ chấn thương tâm lý đối với những con người bị di dời sau vụ Fukushima", Le Monde đã đến tận nơi tìm hiểu về số phận của các cư dân quanh khu vực có nhà máy điện nguyên tử bị tai nạn, đã bị tản cư đi nơi khác, mà cho đến nay, gần một nửa không dám trở về nơi ở cũ.
Còn đối với những người vẫn ở tại những vùng đã bị sóng thần tàn phá, Le Monde đã ghi nhận lời chứng của những cư dân hiện đang phải sống phía sau những con đê khổng lồ. Một ví dụ được tờ báo nêu bật là vùng cảng biển Taro, nơi người dân phải sống sau một bức tường thành dài 2,5km, cao 14,7 m, "biết được là sau bức tường là biển, nhưng không còn thấy nó".
Theo Le Monde, công cuộc tái thiết các thành phố, thị xã bị tàn phá quả là đã được thực hiện, nhưng không hề mang lại nguồn sinh khí đã bị mất đi.
Tờ báo dĩ nhiên là không quên làm sống lại những gì đã xẩy ra sau khi sóng thần đánh vào Fukushima. Trong bài “Vào lúc 15g41, một làn sóng cao 15 m làm ngập nhà máy điện hạt nhân”, Le Monde đã kể lại các phản ứng dây chuyền phát sinh sau sự cố cũng như những cố gắng nhắm che giấu thực trạng của các lò phản ứng tại nhà máy.
Còn trong bài “Nước Nhật trước thách thức về năng lượng khi muốn đạt chỉ tiêu trung hòa các-bon”, tờ báo phân tích tham vọng của chính quyền Tokyo muốn đạt được một “xã hội xanh”, thông qua công việc khó khăn là giảm bớt sự lệ thuộc và năng lượng than.
Vac-xin Covid-19: Châu Âu chạy đua với thời gian
Như nói ở trên, Le Monde đã dành trang nhất cho tình hình dịch Covid-19, đặc biệt là vấn đề tiêm chủng, với hàng tựa lớn: “Vac-xin: Cách châu Âu bắt kịp chậm trễ"
Le Monde ghi nhận: Chỉ 6,1% người châu Âu được tiêm ít nhất một mũi, so với 17,1% người Mỹ, 32,1% người Anh và 57% người Israel. Điều này bắt nguồn từ quá trình ra quyết định chung chậm hơn, cũng như các chiến dịch quốc gia chậm chạp.
Trong cuộc chạy đua vac-xin này, châu Âu quả ở một vị trí không tốt. Theo Ủy Ban Châu Âu, EU và 450 triệu dân cho đến nay đã được chích gần 57 triệu liều vac-xin Pfizer-BioNTech, Moderna và AstraZeneca. Tại Israel, nhà vô địch của tất cả các hạng mục tiêm chủng, 7,5 triệu liều Pfizer-BioNTech đã được tiêm cho 9,2 triệu dân. Đối với 330 triệu người Mỹ, 110 triệu liều vac-xin Pfizer-BioNTech và Moderna đã được chích. Kết luận rất rõ ràng: châu Âu đang ở cuối bảng.
Tại Bruxelles và tất cả các thủ đô của Châu Âu, người ta đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình tiêm chủng, vốn bắt đầu rất vất vả vào ngày 26 tháng 12 năm 2020. Việc cho phép tiếp thị muộn, các vấn đề hậu cần, chiến dịch tiêm chủng chậm chạp, Châu Âu đang tích tụ bao chậm trễ.
Đối với OECD, sự phục hồi kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải tăng tốc tiêm vac-xin chống lại Covid-19. Tổ chức này đang sửa đổi các dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu được thúc đẩy với các kế hoạch kích thích. Con số này sẽ đạt 5,6% vào năm 2021, so với 4,2% dự kiến vào tháng 12 năm 2020.
Riêng về tình hình Pháp, Le Monde xoáy mạnh trên những điều chỉnh liên tục trong chiến dịch tiêm chủng của Pháp.
Tự do báo chí: Lỗ hổng sườn đông châu Âu
Trang nhất Libération hôm nay chạy tựa lớn: "Truyền thông ở Châu Âu: Sự gia tăng kiểm duyệt ở phía Đông". Tờ báo ghi nhận là theo mô hình của Viktor Orbán ở Hungary, các quốc gia ở Trung và Đông Âu đang đe dọa và kiểm duyệt các phương tiện truyền thông. Một tình huống đáng lo ngại sẽ được đưa tranh luận vào hôm nay tại Nghị viện Châu Âu.
Trong bài xã luận, tựa đề “Cảnh báo”, Libération cho rằng quyết định tranh luận về quyền tự do báo chí của Nghị viện châu Âu vào thứ Tư này là một khởi đầu sẽ phải được nhanh chóng tiếp nối bằng hành động cụ thể.
Tờ báo cũng nêu câu hỏi hóm hỉnh : Tại sao cảnh sát Hungary lại đi nhóm ba người? Đó là câu đố kinh điển được đặt ra cho du khách nước ngoài trong thời kỳ Cộng Sản ở Budapest, và câu trả lời là: "Một để viết sự thật, hai để đọc sự thật, và ba để theo dõi các nhà báo."
Ở nước Hungary của (thủ tướng) Viktor Orbán, thậm chí không còn cần đến cảnh sát: Chính những đại gia bạn của ông ta là những người lý giải và viết ra sự thật phù hợp với chế độ, đồng thời để mắt đến một số tờ báo độc lập vẫn có thể rơi vào tay chính quyền, một thành viên của Liên Hiệp Châu Âu.
Và Orbán không phải là người duy nhất bắt chước sự đàn áp của báo chí trong những thời kỳ Cộng Sản trước đây. Tại Ba Lan, Slovakia, Bulgari, Cộng hòa Séc, và Slovenia - nước sẽ chủ trì Liên Hiệp châu Âu vào ngày 1 tháng 7 - báo chí đang trong quá trình bị bịt miệng.
Việc này luôn bắt đầu bằng những nhận xét mang tính mạ lỵ của các thành viên chính phủ đối với một tờ báo hoặc thậm chí một nhà báo, trước khi chuyển thành kiểm duyệt ở mọi nơi và trên mọi thứ.
Và mọi chuyện sẽ không dừng lại ở đó quyền tự do báo chí thường là cảnh báo tối thượng, tín hiệu cho thấy là các quyền tự do nói chung sẽ mất đi một cách hoàn toàn.
Pháp: Các giáo hội Thiên Chúa Giáo lo ngại mất quyền tự do
Riêng Le Figaro dành tựa lớn trang nhất cho một chủ đề thời sự xã hội Pháp: “Giáo hội Thiên Chúa Giáo lo lắng cho quyền tự do của mình”
Theo Le Figaro, trong một lời kêu gọi chung, đại diện của các nhà thờ Công Giáo, Chính Thống giáo và Tin Lành ở Pháp đang lo lắng về khả năng lạm dụng dự luật ly khai.
Trong khi thủ tướng Jean Castex và một số bộ trưởng dự kiến sẽ đến Matignon vào thứ Tư tuần này, thì giám mục Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp, đã quyết định lên tiếng cùng với mục sư François Clavairoly, đại diện đạo Tin lành, và ngài Emmanuel Adamakis, thay mặt cho Chính Thống Giáo. Cả ba đã ký tên vào một diễn đàn sôi nổi, tố cáo sự nguy hiểm của luật “chống ly khai”.
Dự luật là một văn bản nhằm mục đích đấu tranh chống lại sự lạm dụng của chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan, nhưng lại làm cho những người Thiên Chúa Giáo, vốn đã có thể thích ứng với luật năm 1905, lo sợ rằng họ cũng có thể là nạn nhân.
10 năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima, thế giới rút ra bài học gì? (rfi.fr)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten