Liên Hiệp Quốc báo động về nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam
Trẻ em trong một trại trẻ mồ côi Ba Vì, Hà Nội chụp ngày 16/09/2014. Hình chỉ mang tính minh họa.HOANG DINH NAM / AFP
Ngày 17/03/2017, Liên Hiệp Quốc đã ra thông cáo bày tỏ mối “quan ngại sâu sắc” về các vụ xâm hại tình dục trẻ em ngày càng lan rộng ở Việt Nam, mà phần lớn các vụ xâm hại này vẫn chưa được tố cáo hoặc chưa được chính quyền xử lý thỏa đáng.
Trong thông cáo này, ông Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, cho rằng cần phải "chấm dứt việc không xử lý các thủ phạm gây bạo lực, xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em và những vụ như vậy cần phải được điều tra và khởi tố".
Liên Hiệp Quốc kêu gọi các cơ quan có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo quyền của trẻ em được quy định tại Công Ước Quốc Tế về Quyền Trẻ Em (mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990), “bảo vệ tất cả mọi trẻ em khỏi các hình thức bạo lực và xâm hại".
Liên Hiệp Quốc nhắc lại rằng ở Việt Nam hiện nay, cứ bốn trẻ em thì có một em là nạn nhân của xâm hại và có ít nhất 1.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em được tố cáo mỗi năm. Nhưng theo LHQ, các vụ được tố cáo chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” và không ai biết được mức độ thật sự của bạo lực tình dục đối với trẻ em trai và gái ở Việt Nam vì phần lớn các nạn nhân vẫn giữ yên lặng suốt đời. Mặc dù chưa có các số liệu chính thức, nhưng theo LHQ, “các con số ước tính đã liên tục cho thấy mức độ đáng báo động”.
Cho nên Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam tiếp tục đầu tư hơn nữa, cả nhân lực và tài chính, để bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức xâm hại tình dục, bạo lực và bóc lột, đồng thời đầu tư nhiều hơn vào công tác phòng ngừa. Theo LHQ, “cần phải ngăn chặn trước khi lạm dụng xảy ra chứ không chỉ tập trung vào xử lý các trường hợp trẻ bị xâm hại sau khi điều đó đã xảy ra”.
Liên Hợp Quốc còn khuyến khích tất cả mọi người, là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực trẻ em hãy gọi đến đường dây nóng trợ giúp trẻ em (1800 1567) để được tư vấn và hỗ trợ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170318-lien-hiep-quoc-bao-dong-ve-nan-xam-hai-tinh-duc-tre-em-o-viet-nam
Những dãy nhà mới của Làng Trẻ em SOS Huế được hội AEVN (Pháp) tài trợ.RFI / Tiếng Việt
Phía sau ba ngôi nhà cũ đang chờ cải tạo là bốn ngôi nhà rộng hơn, đẹp hơn và khang trang hơn, được xây trên triền dốc dẫn đến khu nhà sinh hoạt trung tâm. Cả bốn ngôi nhà còn thơm mùi sơn vì mới được khánh thành tháng 09/2016 nhờ sự tài trợ chính từ vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân, Quỹ Odon Vallet và Liên Hiệp Châu Âu.
Gia đình mẹ Nga là mái ấm đầu tiên trong dãy nhà. Út là chị cả 18 tuổi trong số 9 anh chị em trong gia đình mẹ Nga. Khác với dáng người nhỏ bé tưởng của một học sinh trung học, Út đang là sinh viên trường Cao đẳng Du Lịch, vui vẻ giới thiệu về ngôi nhà mới :
« Trong nhà có bốn phòng, ba phòng ngủ cho cháu và một phòng ngủ cho mẹ, một phòng khách và một phòng bếp, một phòng vệ sinh. Trong mỗi phòng ngủ của cháu có ba giường : một giường tầng và một giường đơn. Trong phòng có ba người ở. Em ở nhà mới được gần hai tháng ».
Bé nhỏ nhất trong gia đình mới có ba tuổi. Tùy theo độ tuổi, mỗi em được giao một nhiệm vụ riêng, như lời giải thích của mẹ Nga : « Lớn thì làm việc lớn mà nhỏ thì làm việc nhỏ. Trừ mấy em mẫu giáo được chơi thôi, chứ còn, cũng lấy bàn lấy ghế ra, mỗi em có một việc ».
« Buổi sáng dậy, cũng quét nhà dọn nhà như bình thường, Út kể về một ngày ở nhà. Còn mẹ đi chợ về thì giúp mẹ làm bếp nấu ăn và cho mấy em nhỏ ăn. Buổi tối tắm cho em ba tuổi và coi mấy em học bài, kiểm tra sách vở cho mấy em. Em cũng phân công mấy đứa lớn kèm mấy đứa nhỏ. Còn em kèm chung tất cả mấy đứa. Đứa mô có bài chi cần hỏi thì em sẽ trả lời và giúp đỡ mấy đứa ».
Bà Nguyễn Kim Dung, giám đốc Làng Trẻ em SOS Huế, cho RFI biết hiện có 47 cháu đang sống tại làng.
« Độ tuổi trung bình chúng tôi đón nhận thường là hai tuổi trở lên và khi đón vào thì dưới 12 tuổi. Nhưng vừa rồi chúng tôi cũng có đón một trẻ sơ sinh, chỉ có một tuần tuổi. Bây giờ chúng tôi nuôi đã được hai tháng. (Bé gái bị bỏ rơi ngoài cổng làng với một tờ giấy ghi lại tên mà người mẹ mong muốn được đặt cho con).
Tất cả các em mà chúng tôi đón nhận vào nuôi dưỡng đều đi học ở các trường lân cận quanh đây như những em nhỏ khác ở ngoài xã hội. Và những em nào lớn lên, đã thi đỗ vào trường đại học nào thì cho các em đi học ở trường đại học đó ».
Hoạt động theo mô hình hệ thống Làng Trẻ em SOS Việt Nam, Làng Trẻ em SOS Huế là một tổ chức chăm sóc trẻ theo mô hình nhà gia đình và dựa trên bốn nguyên tắc sư phạm : Mọi trẻ em đều có người mẹ chăm sóc ; các trẻ trong Làng xem nhau như anh chị em ruột sống trong một gia đình SOS ; mỗi gia đình tạo nên một mái ấm riêng, nơi trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng và gắn kết tình cảm ; các gia đình SOS sống cùng nhau, tạo nên một cộng đồng Làng. Mẹ Nga cho biết :
« Các em ở Huế là chính nhưng mà các tỉnh lân cận, như ở Quảng Trị, cũng có các em tới đây. Các em mồ côi cha hoặc mẹ, mồ côi cha mẹ cũng có nhưng ít. Nếu các em còn nhỏ, thỉnh thoảng cha mẹ cũng tới thăm. Nhưng khi lớn lên, việc học cũng bận rộn, nên chỉ những dịp quan trọng, trong nhà có việc, thì các em vẫn xin về nhà ».
Sống trong Làng là cơ hội cho các em, hứa hẹn một tương lai mới, dù phải xa người thân ruột thịt. Mười ngày đầu tiên sống trong gia đình mới, các em khóc rưng rức, chỉ đòi về nhà, như lời kể của anh Bích, giáo dục viên của làng. Thế nhưng, Mẹ, rồi chị Hai luôn là người dỗ dành, vỗ về và trở thành điểm tựa cho các em. Cùng với các sinh viên tình nguyện ở Huế, Làng luôn tổ chức các hoạt động vui chơi và học tập vào cuối tuần để các em vơi bớt nỗi buồn và cùng phấn đấu học tập.
Mái ấm giúp các em trưởng thành
Trong những năm 1990, ở Huế đã có một trung tâm xã hội ở số nhà 108 phố Chi Lăng nhằm giúp đỡ trẻ em lang thang. Xúc động trước công việc của các tình nguyện viên trẻ, năm 1996, hội Giúp đỡ Trẻ em Việt Nam (AEVN) quyết định chung tay giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, như lời giải thích của bà Hélène Catroux, phó chủ tịch AEVN :
« Về Làng Trẻ em ở Huế, chúng tôi đã gặp rất nhiều thanh niên Việt Nam trợ giúp trẻ lang thang. Vì thế, chúng tôi nghĩ phải làm nhiều hơn nữa. Từ khi được thành lập cho đến tháng 01/2015, hội Giúp đỡ Trẻ em Việt Nam trực tiếp quản lý Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Thủy Xuân. Sau ngày này, việc quản lý được chuyển sang cho Làng Trẻ Em SOS Việt Nam. Chúng tôi vẫn trang trải việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phụ trách hồ sơ đỡ đầu và duy trì mối quan hệ với cha mẹ đỡ đầu của các em và các nhà tài trợ. Tổ chức SOS phụ trách việc đào tạo các Mẹ, giáo dục viên và hoạt động của làng. Còn chúng tôi chịu trách nhiệm về mọi chi phí ».
Hội Giúp đỡ Trẻ em Việt Nam bắt đầu từ một dự án khẩn cấp xây khu vệ sinh, nhà tắm, hệ thống thoát nước và một khu nhà nhỏ rộng khoảng 40 m2 làm nơi phơi quần áo cho trung tâm ở số 108 phố Chi Lăng. Do công trình bị xuống cấp vì thời tiết ẩm thấp mưa nhiều, hội AEVN đã đề nghị xây một trung tâm tiếp nhận và đào tạo nghề cho các em.
Đến tháng 09/1998, thành phố Huế tặng một khu đất trên phố Lê Ngô Cát ở Thủy Xuân, rộng hơn ở phố Chi Lăng, để AEVN có thể thực hiện dự án. Sau ba ngôi nhà đầu tiên được xây dựng vào đầu những năm 2000 nhờ sự đóng góp của hội và một phần tài trợ từ Liên Hiệp Châu Âu, đến tháng 09/2016, các gia đình được chuyển sang bốn ngôi nhà mới, khang trang hơn. Bà Hélène Catroux giải thích về mục đích của các mái ấm gia đình tại Làng Trẻ em SOS :
« Mục đích của chúng tôi là mang lại cho các em tình thương gia đình, tạo điều kiện cho các em cơ hội được đi học để có thể hòa nhập vào cuộc sống và trở thành những người đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Một mục đích khác là giúp các em có một gia đình lớn, vì cũng có một số em là anh chị em ruột. Chỉ cần nhìn vào lòng tương thân tương ái của các em và cách các em lớn chăm sóc các em nhỏ đã cảm thấy thật tuyệt vời ».
Kể từ năm 2000 đến nay, đã có 44 em trưởng thành 22 tuổi, hồi gia và hòa nhập vào xã hội. Tuy nhiên, Mẹ, ban giám đốc và các nhân viên trong Làng vẫn tiếp tục dõi theo con đường các em đi và trợ cấp thêm trong vòng 3 năm, đến năm 25 tuổi, để tạo điều kiện cho các em có được một công việc ổn định, theo giải thích của bà Hélène Catroux :
« Nếu các em học phổ thông hoặc học nghề, dù không còn sống trong Làng nữa, thì các em vẫn hay về Làng vì Mẹ và các anh chị em SOS luôn là gia đình của các em. Còn chúng tôi trang trải chi phí học tập cho các em, bất kể là loại hình học tập nào. Sau đó, trong vòng ba năm đầu tiên hòa nhập vào xã hội, chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi các em. Thỉnh thoảng, các em về Làng để nhận học bổng. Trong Làng luôn có người hỗ trợ giúp đỡ các em như khi lập gia đình chẳng hạn. Mỗi thành viên luôn có trách nhiệm với nhau, giống như một gia đình thật sự ».
Niềm vui của hội AEVN, của những người luôn dõi theo là chứng kiến các em trưởng thành và thành đạt, như trường hợp của Bùi Văn Phố, một người con của Làng SOS Huế đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành công nghệ nano tại đại học Osaka Nhật Bản ở tuổi 30 ; còn một em khác đang theo học tại Singapore. Ngoài nỗ lực của chính bản thân, đằng sau thành công của mỗi em còn có bóng dáng tần tảo và những giọt mồ hôi của người thân ruột thịt, sự chia sẻ của cha mẹ đỡ đầu và sự chăm sóc của đại gia đình Làng Trẻ em SOS Huế.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi các cơ quan có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo quyền của trẻ em được quy định tại Công Ước Quốc Tế về Quyền Trẻ Em (mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990), “bảo vệ tất cả mọi trẻ em khỏi các hình thức bạo lực và xâm hại".
Liên Hiệp Quốc nhắc lại rằng ở Việt Nam hiện nay, cứ bốn trẻ em thì có một em là nạn nhân của xâm hại và có ít nhất 1.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em được tố cáo mỗi năm. Nhưng theo LHQ, các vụ được tố cáo chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” và không ai biết được mức độ thật sự của bạo lực tình dục đối với trẻ em trai và gái ở Việt Nam vì phần lớn các nạn nhân vẫn giữ yên lặng suốt đời. Mặc dù chưa có các số liệu chính thức, nhưng theo LHQ, “các con số ước tính đã liên tục cho thấy mức độ đáng báo động”.
Cho nên Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam tiếp tục đầu tư hơn nữa, cả nhân lực và tài chính, để bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức xâm hại tình dục, bạo lực và bóc lột, đồng thời đầu tư nhiều hơn vào công tác phòng ngừa. Theo LHQ, “cần phải ngăn chặn trước khi lạm dụng xảy ra chứ không chỉ tập trung vào xử lý các trường hợp trẻ bị xâm hại sau khi điều đó đã xảy ra”.
Liên Hợp Quốc còn khuyến khích tất cả mọi người, là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực trẻ em hãy gọi đến đường dây nóng trợ giúp trẻ em (1800 1567) để được tư vấn và hỗ trợ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170318-lien-hiep-quoc-bao-dong-ve-nan-xam-hai-tinh-duc-tre-em-o-viet-nam
Làng Trẻ em SOS Huế, khởi nguồn tương lai từ tấm lòng kiều bào Pháp
Làng Trẻ em SOS Huế nằm trong một khuôn viên xanh mướt và yên tĩnh cách không xa Đàn Nam Giao lịch sử của triều Nguyễn. Trước khi trở thành một trong 17 thành viên của đại gia đình Làng Trẻ em SOS Việt Nam vào ngày 06/01/2015, Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Thủy Xuân, tên gọi cũ của Làng, là dự án thứ ba của hội Aide à l’Enfance du Vietnam (Giúp đỡ Trẻ em Việt Nam, AEVN, thành lập năm 1970 tại Pháp), sau Đà Lạt và Đồng Hới.
Gia đình mẹ Nga là mái ấm đầu tiên trong dãy nhà. Út là chị cả 18 tuổi trong số 9 anh chị em trong gia đình mẹ Nga. Khác với dáng người nhỏ bé tưởng của một học sinh trung học, Út đang là sinh viên trường Cao đẳng Du Lịch, vui vẻ giới thiệu về ngôi nhà mới :
« Trong nhà có bốn phòng, ba phòng ngủ cho cháu và một phòng ngủ cho mẹ, một phòng khách và một phòng bếp, một phòng vệ sinh. Trong mỗi phòng ngủ của cháu có ba giường : một giường tầng và một giường đơn. Trong phòng có ba người ở. Em ở nhà mới được gần hai tháng ».
Bé nhỏ nhất trong gia đình mới có ba tuổi. Tùy theo độ tuổi, mỗi em được giao một nhiệm vụ riêng, như lời giải thích của mẹ Nga : « Lớn thì làm việc lớn mà nhỏ thì làm việc nhỏ. Trừ mấy em mẫu giáo được chơi thôi, chứ còn, cũng lấy bàn lấy ghế ra, mỗi em có một việc ».
« Buổi sáng dậy, cũng quét nhà dọn nhà như bình thường, Út kể về một ngày ở nhà. Còn mẹ đi chợ về thì giúp mẹ làm bếp nấu ăn và cho mấy em nhỏ ăn. Buổi tối tắm cho em ba tuổi và coi mấy em học bài, kiểm tra sách vở cho mấy em. Em cũng phân công mấy đứa lớn kèm mấy đứa nhỏ. Còn em kèm chung tất cả mấy đứa. Đứa mô có bài chi cần hỏi thì em sẽ trả lời và giúp đỡ mấy đứa ».
Phòng khách của một gia đình tại Làng Trẻ em SOS HuếRFI / Tiếng Việt
Bà Nguyễn Kim Dung, giám đốc Làng Trẻ em SOS Huế, cho RFI biết hiện có 47 cháu đang sống tại làng.
« Độ tuổi trung bình chúng tôi đón nhận thường là hai tuổi trở lên và khi đón vào thì dưới 12 tuổi. Nhưng vừa rồi chúng tôi cũng có đón một trẻ sơ sinh, chỉ có một tuần tuổi. Bây giờ chúng tôi nuôi đã được hai tháng. (Bé gái bị bỏ rơi ngoài cổng làng với một tờ giấy ghi lại tên mà người mẹ mong muốn được đặt cho con).
Tất cả các em mà chúng tôi đón nhận vào nuôi dưỡng đều đi học ở các trường lân cận quanh đây như những em nhỏ khác ở ngoài xã hội. Và những em nào lớn lên, đã thi đỗ vào trường đại học nào thì cho các em đi học ở trường đại học đó ».
Hoạt động theo mô hình hệ thống Làng Trẻ em SOS Việt Nam, Làng Trẻ em SOS Huế là một tổ chức chăm sóc trẻ theo mô hình nhà gia đình và dựa trên bốn nguyên tắc sư phạm : Mọi trẻ em đều có người mẹ chăm sóc ; các trẻ trong Làng xem nhau như anh chị em ruột sống trong một gia đình SOS ; mỗi gia đình tạo nên một mái ấm riêng, nơi trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng và gắn kết tình cảm ; các gia đình SOS sống cùng nhau, tạo nên một cộng đồng Làng. Mẹ Nga cho biết :
« Các em ở Huế là chính nhưng mà các tỉnh lân cận, như ở Quảng Trị, cũng có các em tới đây. Các em mồ côi cha hoặc mẹ, mồ côi cha mẹ cũng có nhưng ít. Nếu các em còn nhỏ, thỉnh thoảng cha mẹ cũng tới thăm. Nhưng khi lớn lên, việc học cũng bận rộn, nên chỉ những dịp quan trọng, trong nhà có việc, thì các em vẫn xin về nhà ».
Sống trong Làng là cơ hội cho các em, hứa hẹn một tương lai mới, dù phải xa người thân ruột thịt. Mười ngày đầu tiên sống trong gia đình mới, các em khóc rưng rức, chỉ đòi về nhà, như lời kể của anh Bích, giáo dục viên của làng. Thế nhưng, Mẹ, rồi chị Hai luôn là người dỗ dành, vỗ về và trở thành điểm tựa cho các em. Cùng với các sinh viên tình nguyện ở Huế, Làng luôn tổ chức các hoạt động vui chơi và học tập vào cuối tuần để các em vơi bớt nỗi buồn và cùng phấn đấu học tập.
Gia đình mẹ Nga ở Làng Trẻ em SOS Huế.RFI / Tiếng Việt
Mái ấm giúp các em trưởng thành
Trong những năm 1990, ở Huế đã có một trung tâm xã hội ở số nhà 108 phố Chi Lăng nhằm giúp đỡ trẻ em lang thang. Xúc động trước công việc của các tình nguyện viên trẻ, năm 1996, hội Giúp đỡ Trẻ em Việt Nam (AEVN) quyết định chung tay giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, như lời giải thích của bà Hélène Catroux, phó chủ tịch AEVN :
« Về Làng Trẻ em ở Huế, chúng tôi đã gặp rất nhiều thanh niên Việt Nam trợ giúp trẻ lang thang. Vì thế, chúng tôi nghĩ phải làm nhiều hơn nữa. Từ khi được thành lập cho đến tháng 01/2015, hội Giúp đỡ Trẻ em Việt Nam trực tiếp quản lý Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Thủy Xuân. Sau ngày này, việc quản lý được chuyển sang cho Làng Trẻ Em SOS Việt Nam. Chúng tôi vẫn trang trải việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phụ trách hồ sơ đỡ đầu và duy trì mối quan hệ với cha mẹ đỡ đầu của các em và các nhà tài trợ. Tổ chức SOS phụ trách việc đào tạo các Mẹ, giáo dục viên và hoạt động của làng. Còn chúng tôi chịu trách nhiệm về mọi chi phí ».
Hội Giúp đỡ Trẻ em Việt Nam bắt đầu từ một dự án khẩn cấp xây khu vệ sinh, nhà tắm, hệ thống thoát nước và một khu nhà nhỏ rộng khoảng 40 m2 làm nơi phơi quần áo cho trung tâm ở số 108 phố Chi Lăng. Do công trình bị xuống cấp vì thời tiết ẩm thấp mưa nhiều, hội AEVN đã đề nghị xây một trung tâm tiếp nhận và đào tạo nghề cho các em.
Đến tháng 09/1998, thành phố Huế tặng một khu đất trên phố Lê Ngô Cát ở Thủy Xuân, rộng hơn ở phố Chi Lăng, để AEVN có thể thực hiện dự án. Sau ba ngôi nhà đầu tiên được xây dựng vào đầu những năm 2000 nhờ sự đóng góp của hội và một phần tài trợ từ Liên Hiệp Châu Âu, đến tháng 09/2016, các gia đình được chuyển sang bốn ngôi nhà mới, khang trang hơn. Bà Hélène Catroux giải thích về mục đích của các mái ấm gia đình tại Làng Trẻ em SOS :
« Mục đích của chúng tôi là mang lại cho các em tình thương gia đình, tạo điều kiện cho các em cơ hội được đi học để có thể hòa nhập vào cuộc sống và trở thành những người đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Một mục đích khác là giúp các em có một gia đình lớn, vì cũng có một số em là anh chị em ruột. Chỉ cần nhìn vào lòng tương thân tương ái của các em và cách các em lớn chăm sóc các em nhỏ đã cảm thấy thật tuyệt vời ».
Nhà sinh hoạt chung của Làng Trẻ em SOS Huế.RFI / Tiếng Việt
Kể từ năm 2000 đến nay, đã có 44 em trưởng thành 22 tuổi, hồi gia và hòa nhập vào xã hội. Tuy nhiên, Mẹ, ban giám đốc và các nhân viên trong Làng vẫn tiếp tục dõi theo con đường các em đi và trợ cấp thêm trong vòng 3 năm, đến năm 25 tuổi, để tạo điều kiện cho các em có được một công việc ổn định, theo giải thích của bà Hélène Catroux :
« Nếu các em học phổ thông hoặc học nghề, dù không còn sống trong Làng nữa, thì các em vẫn hay về Làng vì Mẹ và các anh chị em SOS luôn là gia đình của các em. Còn chúng tôi trang trải chi phí học tập cho các em, bất kể là loại hình học tập nào. Sau đó, trong vòng ba năm đầu tiên hòa nhập vào xã hội, chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi các em. Thỉnh thoảng, các em về Làng để nhận học bổng. Trong Làng luôn có người hỗ trợ giúp đỡ các em như khi lập gia đình chẳng hạn. Mỗi thành viên luôn có trách nhiệm với nhau, giống như một gia đình thật sự ».
Niềm vui của hội AEVN, của những người luôn dõi theo là chứng kiến các em trưởng thành và thành đạt, như trường hợp của Bùi Văn Phố, một người con của Làng SOS Huế đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành công nghệ nano tại đại học Osaka Nhật Bản ở tuổi 30 ; còn một em khác đang theo học tại Singapore. Ngoài nỗ lực của chính bản thân, đằng sau thành công của mỗi em còn có bóng dáng tần tảo và những giọt mồ hôi của người thân ruột thịt, sự chia sẻ của cha mẹ đỡ đầu và sự chăm sóc của đại gia đình Làng Trẻ em SOS Huế.
Quỹ Vallet, một trong số các nhà tài trợ cho Làng Trẻ em SOS Huế cùng với AEVN.RFI / Tiếng Việt
Cùng chủ đề
Các lưu trữ
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
-
Kinh doanh sòng bạc thu hút đầu tư ngoại quốc
Theo một nghị định được ban hành vào đầu tháng Giêng vừa qua, kể từ ngày 15/03/2017, người Việt Nam, với một số điều kiện ( về thu … -
Vụ Formosa : Ngư dân Nghệ An cũng muốn được đền bù
Mặc dù chính quyền Việt Nam đã thông báo sẽ kỷ luật những quan chức chịu trách nhiệm trong vụ công ty Formosa Hà … -
Điện năng ở Việt Nam: Không nhất thiết phải dùng nhiều than
Kể từ khi từ bỏ các dự án điện hạt nhân, Việt Nam quay trở lại sử dụng ngày càng nhiều than để sản xuất điện, và điều này … -
Chính sách Biển Đông của tân chính quyền Mỹ đang ở bước đầu
Từ ngày 8/11/2016 tức là lúc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, những ai quan tâm đến Biển Đông đều chú ý đến … -
Chính sách Biển Đông quá cứng rắn của Mỹ không có lợi cho Việt Nam
Ngay cả trước khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhậm chức, các quan chức của chính quyền mới đã thể hiện thái độ cứng rắn trên hồ … -
Mỹ rút khỏi TPP, Việt Nam vẫn phải quyết tâm cải cách
Với việc tân tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình …
- 1
- 2
- 3
- ...
- trang sau >
- trang cuối >
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170306-lang-tre-em-sos-hue-khoi-nguon-tuong-lai-tu-tam-long-kieu-bao-phap
Geen opmerkingen:
Een reactie posten