woensdag 29 maart 2017

Chùm ảnh: 'Đời thường' của lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam 1969

Chùm ảnh: 'Đời thường' của lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam 1969

Lính Mỹ ở Việt Nam thường làm gì khi không phải cầm súng chiến đấu? Những bức ảnh của Eckhard Clausen sẽ giải đáp một phần nho nhỏ cho câu hỏi thú vị này. 
Trong thời gian phục vụ tại Việt Nam, Eckhard Clausen - một cựu chiến binh Mỹ đã ghi lại những khung cảnh sinh hoạt và thú tiêu khiển thường ngày của lính Mỹ từ năm 1969 đến đầu năm 1970. Những bức ảnh này đã được ông scan và đăng tải trên tài khoản cá nhân của mình tại trang chia sẻ ảnh Picasaweb.google.com.
Vẻ mệt mỏi của Ramon Rodriguez, một người lính Mỹ, khi chờ đợi chuyến đi tới Việt Nam từ căn cứ Oakland.
 Khu căn cứ mà Eckhard Clausen phục vụ khi đến Việt Nam.
 Phía trong doanh trại, nơi Eckhard sẽ đồn trú trong vài tháng.
 Hai từ "Việt Nam" mở ra một trang mới đối với số phận của nhiều quân nhân Mỹ.
Sự yên tĩnh của căn cứ thường bị phá vỡ bởi tiếng động cơ máy bay trực thăng.
Những người lính chơi bóng rổ tại căn cứ từ buổi chiều cho đến xẩm tối.
Thư giãn "lành mạnh" vào buổi tối: Đọc sách báo trong doanh trại thai vì tìm đến những tụ điểm mại dâm khét tiếng dành cho lính Mỹ ở Sài Gòn.
Chuẩn bị cho bữa ăn.
Hai người lính có tên Hanson và Leonette tán gẫu với nhau tại một phòng kỹ thuật.
 Khu vực này dùng để phơi quần áo.
 Cô Thiệp, người giữ cho ủng và quần áo của những người lính Mỹ luôn sạch sẽ.
Chân dung tự chụp của Eckhard Clausen trước doanh trại của mình.
Căn cứ quân sự chìm trong một cơn mưa bất chợt.
Chú khỉ này là thú cưng tại một đơn vị bảo vệ ở Tây Ninh.
"Con châu chấu này là vật cưng của tôi, trước khi ai đó bắt nó về nhà làm bữa tối".
Dạo chơi trên đường phố Sài Gòn là một thú vui của lính Mỹ.
 Tất nhiên là không thể quên chiếc máy ảnh.
 Dạo phố bằng xích lô.
Công sự số 20 ở Tây Ninh.
 "Valentine và Muray bên 'toà lâu đài' của chúng tôi".
 Valentine chuẩn bị cho ca trực buổi đêm tại công sự.
 "Cần phải dọn sạch đống bề bộn tại vị trí chiến đấu trước khi trời tối".
 Khẩu M60 trong ánh hoàng hôn của một ngày giữa năm 1969.
 Khung cảnh này thường khiến những người lính cảm thấy nhớ nhà.
Tháng 2/1970. Nét mặt rạng rỡ của các đồng đội L. Brad Hart, C. Eckhard Clausen, R. Darryl Hansen tại căn cứ Long Bình trong một ngày đặc biệt: ngày cuối cùng phải phục vụ ở Việt Nam. 
 Vẫn còn rất nhiều người Mỹ phải ở lại và thiệt mạng tại Việt Nam vài năm sau đó.
S.T
http://reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/1110-eckhard-clausen

Chùm ảnh: Một ngày đẫm máu của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Tạp chí LIFE đã giới thiệu lại loạt ảnh “Một ngày bay với Yankee Papa 13”, từng được đăng tải ngày 19/4/1965 và làm cả thế giới sửng sốt…
Từ xuân 1965, hàng nghìn lĩnh Mỹ đã có mặt tại Việt Nam để trực tiếp tham chiến. Larry Burrows, phóng viên ảnh người Anh của tạp chí LIFE đã có mặt tại các chiến dịch đầu tiên của Mỹ. Ông đã thực hiện những bức ảnh khiến cả thế giới chấn động vì mức độ tàn khốc của cuộc chiến. Trong ảnh là bìa tạp chí LIFE số ra ngày 19/4/1965 với hình ảnh viên chỉ huy James Farley của trực thăng Yankee Papa 13 đang gào lên với các phi công bên xác một đồng đội.
Một ngày trước khi thực hiện nhiệm vụ, những người lính Mỹ được tự do đi lại ở Đà Nẵng. Trong ảnh là đội trưởng James Farley (21 tuổi) và xạ thủ Wayne Hoilien, 20 tuổi tại một cửa hàng lưu niệm.
James Farley đùa giỡn với một chiếc mũ kiểu cao bồi trên đường phố Đà Nẵng.
Binh lính thuộc đơn vị trực thăng tham gia buổi họp cuối cùng trước khi tiến hành một nhiệm vụ ngày 31/3/1965: Không vận một tiểu đoàn bộ binh VNCH đến một khu vực bị cô lập cách đó khoảng 20 dặm.
James Farley hăm hở mang súng máy M-60 lênchiếc trực thăng Yankee Papa số 13mà mình là chỉ huy.
Tại sân bay, Farley kiểm tra lần cuối mọi thứ trước khi chiến chiến dịch được tiến hành.
Bên trong chiếc Yankee Papa 13 - một trong 17 trực thăng thực hiện nhiệm vụ - xạ thủ Hoilien đang nạp đạn vào khẩu súng máy M-60 của mình.
James Farley, người chỉ huy chiếc trực thăng mang con số 13 đã sẵn sàng cho nhiệm vụ.
Đội trực thăng đã xâm nhập khu vực đổ bộ, những khẩu súng máy bắt đầu nhả đạn dữ dội vào vị trí đối phương.
Yankee Papa 13 đã hạ cánh. Farley tiếp tục nhả đạn để yểm trợ cho những binh lính người Việt trực tiếp tham chiến.
Khung cảnh nhìn từ bên trong chiếc trực thăng Yankee Papa 13: Những chiếc trực thăng khác cũng đang đổ quân.
Chiếc trực thăng Yankee Papa số 3 đã bị bắn hạ. Một xạ thủ bị thương - trung sĩ Owens – chạy về phía Yankee Papa 13 trong khi Farley chờ đợi ở cửa.
Farley chạy về phía chiếc trực thăng số 3 để xem xét tình hình. "Trong buồng lái của Yankee Papa 3, chúng tôi có thể thấy viên phi công đã gục trên bàn điều khiển”, phóng viên ảnh Burrows nhớ lại.
"Farley tắt động cơ Yankee Papa 3", Burrows cho biết. "Tôi quỳ xuống để tránh làn đạn trong khi Farley kiểm tra tình trạng viên phi công. Qua lớp máu bao phủ mặt và cổ anh ta, Farley nhìn thấy một lỗ đạn ở cổ. Điều đó, cộng với thực tế rằng chàng trai xấu số hoàn toàn bất động khiến Farley tin rằng viên phi công đã chết".
Farley kiên trì nhả đạn vào phía đối phương, mắt vẫn nhìn chằm chằm vào thi thể đẫm máu của đồng đội, cho đến khi thoát khỏi làn hỏa lực để trở về Yankee Papa 13 cách đó không xa.
Farley mở hộp y tế để chăm sóc vết thương rất nặng của phi công Magel trong khi Hoilien đang xem xét tình trạng của Billie Owens - người xạ thủ bị thương (đeo kính đen).
Vai trái của Owens đã bị dập nát bởi một viên đạn. Cặp kính đen che giấu mọi biểu hiện của khuôn mặt, nhưng chắc chắn anh ta rất sốc.
Magelđã chết. Kiệt sức vì căng thẳng, Farley đứng dậy bên thi thể của Magel trong khi Hoilien cố gắng an ủi Owens.
Burrows nhớ lại: "Đột nhiên, Farley bắt đầu chửi rủa. Sau đó anh ta than khóc. Lúc đầu anh cố gắng che mặt mình để người khác không thấy, nhưng sau thì chẳng còn quan tâm đến điều đó nữa”.
Phi đội quay trở lại Đà Nẵng với nhiều tổn thất. Farley và một binh sĩ khác đưa Owens lên cáng cứu thương.
Farley nói chuyện với viên phi công chỉ huy Vogel về các phi công đã bị bỏ lại cùng chiếc Yankee Papa 3. "Chúng tôi cũng sẽ như vậy nếu ở lại thêm 10 giây dưới làn đạn của Việt Cộng".
Farley và Hoilien, mệt mỏi cùng cực, nán lại bên cạnh chiếc trực thăng của mình và tiếp tục trao đổi về nhiệm vụ vừa tiến hành.
Trong một lán tiếp tế, James Farley gục xuống vì kiệt sức, bàn tay che giấu khuôn mặt đau buồn.

Theo KIẾN THỨC  
http://reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/3405-mot-ngay-dam-mau-cua-linh-my-o-viet-nam-1965

Geen opmerkingen:

Een reactie posten