Đài Loan tự đóng tàu ngầm để chống Trung Quốc
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trên chiếc tàu ngầm do Hà Lan sản xuất Sea Tiger tại căn cứ hải quân ở Cao Hùng ngày 21/03/2017.SAM YEH / AFP
Trước sự bành trướng, đe dọa quân sự của Trung Quốc, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày 21/03/2017 thông báo nước này sẽ tự chế tạo tàu ngầm và hy vọng Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan. ây là dự án đóng tầu ngầm đầu tiên của Đài Loan.
Reuters cho biết là từ căn cứ hải quân Zuoying, cách Đài Bắc 350 km về phía Nam, ổng thống Thái Anh Văn tuyên bố « tăng cường khả năng chiến đấu dưới biển là thiết yếu để bảo vệ Đài Loan ». Bà Thái Anh Văn cũng nói thêm : « Đây là vấn đề mà tất cả mọi người đều biết (…), nhưng chúng ta đã không thể làm được trong quá khứ. Với tư cách là tổng tư lệnh quân đội, tôi quyết tâm giải quyết vấn đề này ».
Theo nhiều chuyên gia, để đóng một con tàu ngầm tối tân, Đài Loan sẽ phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Hiện Đài Loan mới chỉ có 4 tàu ngầm : hai chiếc mua của Mỹ từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến, chủ yếu được dùng để huấn luyện, hai tàu ngầm còn lại do Hà Lan sản xuất vào những năm 1970 và bán cho Đài Loan vào những năm 1980.
Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan cho biết Trung Quốc đang hướng 1.500 tên lửa sang Đài Loan. Quân đội Đài Loan chỉ có 200.000 người, so với con số 2.3 triệu quân của Trung Quốc.
Chính quyền của tổng thống Donald Trump đã bắt đầu chuẩn bị giao cho Đài Loan số vũ khí nước này đặt mua của Mỹ, trong đó có cả tên lửa chống hạm để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, thông báo về thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình khiến chính quyền Đài Loan lo sợ là sẽ không còn là đối tượng được hưởng ưu tiên từ Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170321-dai-loan-tu-dong-tau-ngam-de-chong-trung-quoc
Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Phùng Thế Khoan (Feng Shih-kuan) phát biểu trước Nghị Viện ngày
16/03/2017.Reuters
Theo nhiều chuyên gia, để đóng một con tàu ngầm tối tân, Đài Loan sẽ phải dựa vào công nghệ nước ngoài. Hiện Đài Loan mới chỉ có 4 tàu ngầm : hai chiếc mua của Mỹ từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến, chủ yếu được dùng để huấn luyện, hai tàu ngầm còn lại do Hà Lan sản xuất vào những năm 1970 và bán cho Đài Loan vào những năm 1980.
Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan cho biết Trung Quốc đang hướng 1.500 tên lửa sang Đài Loan. Quân đội Đài Loan chỉ có 200.000 người, so với con số 2.3 triệu quân của Trung Quốc.
Chính quyền của tổng thống Donald Trump đã bắt đầu chuẩn bị giao cho Đài Loan số vũ khí nước này đặt mua của Mỹ, trong đó có cả tên lửa chống hạm để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, thông báo về thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình khiến chính quyền Đài Loan lo sợ là sẽ không còn là đối tượng được hưởng ưu tiên từ Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170321-dai-loan-tu-dong-tau-ngam-de-chong-trung-quoc
Đài Loan lo ngại mối đe dọa quân sự Trung Quốc ngày càng gia tăng
Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Phùng Thế Khoan (Feng Shih-kuan) phát biểu trước Nghị Viện ngày
16/03/2017.Reuters
Việc Trung Quốc thúc đẩy phát triển quân sự cùng với những hoạt động gần đây của lực lượng không quân và hải quân xung quanh Đài Loan được đánh giá là một mối đe dọa ngày càng lớn đối với Đài Bắc. Trên đây là nhận định của bản báo cáo mới về quốc phòng của chính phủ Đài Loan và được bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Thế Khoan (Feng Shih Kuan) trình lên Nghị Viện ngày 16/03/2017.
Theo Reuters, báo cáo Quốc phòng năm 2017 (Quadrennial Defence Review - QDR - Tổng quan tứ niên quốc phòng) nhấn mạnh đến ba điểm chính : đường lối chiến lược thiếu chắc chắn trong tương lai của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tác động của Nhật Bản khi nước này nâng cao khả năng quân sự và tiềm năng « khủng hoảng xung đột » trong khu vực Biển Đông đang có tranh chấp.
Báo cáo đánh giá Đài Loan cần phải tự vệ vì « những hoạt động gần đây của chiến đấu cơ và tầu Trung Quốc xung quanh Đài Loan cho thấy khả năng đe dọa quân sự ngày càng lớn của Hoa lục. Không chỉ đe dọa đến đất nước, những động thái này còn tác động tiêu cực đến sự ổn định trong khu vực ».
Tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền, bản báo cáo đánh giá « các tranh chấp chủ quyền trong khu vực và sự cạnh tranh chiến lược có thể được gia tăng, dẫn đến cuộc khủng hoảng xung đột tiềm ẩn ». Mới đây, Trung Quốc lại cho tiến hành các công trình mới trên Đảo Bắc, thuộc quần đảo Hoàng Sa, chỉ vài ngày trước chuyến công du đầu tiên đến Bắc Kinh của ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson.
Văn bản trên cũng nêu đến việc Nhật Bản sửa đổi bản Hiến Pháp chủ hòa để « tăng cường lực lượng quân sự và dỡ bỏ lệnh cấm triển khai quân đội ở nước ngoài », như vậy điều này sẽ tác động sâu rộng đến tình hình an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương và eo biển Đài Loan.
Một trong những thách thức an ninh khác đối với Đài Loan là « định hướng chiến lược và kế hoạch triển khai quân đội của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không rõ ràng » dưới tân chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Được thực hiện 4 năm một lần, báo cáo Quốc phòng năm 2017 là bản tổng kết đầu tiên từ khi tổng thống Thái Anh Văn nhậm chức vào tháng 05/2016. Theo văn bản này, « sự phát triển quân sự của đất nước, tự do và thịnh vượng của Đài Loan gắn liền với nhau như một cơ thể ».
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa luôn tuyên bố Đài Loan là một tỉnh và sẵn sàng chiếm lại bằng vũ lực nếu cần thiết. Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã tăng cường các cuộc tập trận trên không và trên biển trong vùng biển quanh Đài Loan, đồng thời khẳng định phải hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường niên vào thứ Tư 15/03 tại Bắc Kinh, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhắc lại rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối Đài Loan độc lập nhưng sẽ duy trì hòa bình trên eo biển Đài Loan. Ông nói : « Bất kể tình hình trên hòn đảo này có thể tiến triển như thế nào, mối quan hệ huynh đệ giữa hai bờ eo biển không thể bị cắt đứt và sẽ không thể thay đổi được quá khứ cũng như thực tế là cả hai bên đều thuộc về cùng một nước Trung Hoa ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170316-dai-loan-lo-ngai-trung-quoc-lan-luot-quan-su-va-chinh-sach-khong-ro-rang-cua-my
Đảo Ba Bình, tức đảo Thái Bình theo tên gọi của Đài Loan : đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông.DR
Báo cáo đánh giá Đài Loan cần phải tự vệ vì « những hoạt động gần đây của chiến đấu cơ và tầu Trung Quốc xung quanh Đài Loan cho thấy khả năng đe dọa quân sự ngày càng lớn của Hoa lục. Không chỉ đe dọa đến đất nước, những động thái này còn tác động tiêu cực đến sự ổn định trong khu vực ».
Tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền, bản báo cáo đánh giá « các tranh chấp chủ quyền trong khu vực và sự cạnh tranh chiến lược có thể được gia tăng, dẫn đến cuộc khủng hoảng xung đột tiềm ẩn ». Mới đây, Trung Quốc lại cho tiến hành các công trình mới trên Đảo Bắc, thuộc quần đảo Hoàng Sa, chỉ vài ngày trước chuyến công du đầu tiên đến Bắc Kinh của ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson.
Văn bản trên cũng nêu đến việc Nhật Bản sửa đổi bản Hiến Pháp chủ hòa để « tăng cường lực lượng quân sự và dỡ bỏ lệnh cấm triển khai quân đội ở nước ngoài », như vậy điều này sẽ tác động sâu rộng đến tình hình an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương và eo biển Đài Loan.
Một trong những thách thức an ninh khác đối với Đài Loan là « định hướng chiến lược và kế hoạch triển khai quân đội của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không rõ ràng » dưới tân chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Được thực hiện 4 năm một lần, báo cáo Quốc phòng năm 2017 là bản tổng kết đầu tiên từ khi tổng thống Thái Anh Văn nhậm chức vào tháng 05/2016. Theo văn bản này, « sự phát triển quân sự của đất nước, tự do và thịnh vượng của Đài Loan gắn liền với nhau như một cơ thể ».
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa luôn tuyên bố Đài Loan là một tỉnh và sẵn sàng chiếm lại bằng vũ lực nếu cần thiết. Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã tăng cường các cuộc tập trận trên không và trên biển trong vùng biển quanh Đài Loan, đồng thời khẳng định phải hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường niên vào thứ Tư 15/03 tại Bắc Kinh, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhắc lại rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối Đài Loan độc lập nhưng sẽ duy trì hòa bình trên eo biển Đài Loan. Ông nói : « Bất kể tình hình trên hòn đảo này có thể tiến triển như thế nào, mối quan hệ huynh đệ giữa hai bờ eo biển không thể bị cắt đứt và sẽ không thể thay đổi được quá khứ cũng như thực tế là cả hai bên đều thuộc về cùng một nước Trung Hoa ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170316-dai-loan-lo-ngai-trung-quoc-lan-luot-quan-su-va-chinh-sach-khong-ro-rang-cua-my
Đài Loan tăng cường tuần tra tại Biển Đông
Đảo Ba Bình, tức đảo Thái Bình theo tên gọi của Đài Loan : đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông.DR
Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan, ngày 02/03/2017 tuyên bố Hải quân và Không quân của Đài Loan sẽ gia tăng tuần tra tại Biển Đông, đồng thời tiến hành các cuộc luyện tập chung giữa hai binh chủng để đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Phát biểu tại Quốc Hội Đài Loan, bộ trưởng Phùng Thế Khoan (Feng Shih Kuan), được Reuters trích dẫn, đánh giá rằng Trung Quốc thay đổi chiến lược và đầu tư vào các vũ khí, thiết bị quân sự mới, quân đội của Đài Loan « cần có những cải cách mới trong hoạt động huấn luyện… Lực lượng Hải quân, khi đi tuần tra ở Biển Đông, sẽ tiến hành luyện tập với lực lượng Không quân, để bảo vệ ngư dân, các tàu tiếp tế hậu cần, đồng thời thao dượt các hoạt động cứu hộ » nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng tuần tra trên biển và trên không.
Lãnh đạo quốc phòng Đài Loan đã tuyên bố như trên trong bối cảnh ngân sách quốc phòng 2017 của Trung Quốc sẽ được thông báo nhân khóa họp thường niên của Quốc Hội Trung Quốc, khai mạc vào cuối tuần này.
Bắc Kinh thường xuyên đe dọa, nếu cần, sẽ dùng vũ lực đánh chiếm lại đảo Đài Loan, mà Trung Quốc coi là một tỉnh của nước này.
Còn tại Biển Đông, Đài Loan hiện chiếm giữ Ba Bình, đảo lớn nhất trong vùng quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei.
Trung Quốc thường xuyên điều chiến đấu cơ đi tuần tra ở Biển Đông và gần đây, lấy danh nghĩa tập trận, Bắc Kinh điều hàng không mẫu hạm tiến sát vào đảo Đài Loan.
Do vậy, theo bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Thế Khoan, việc triển khai và phối hợp luyện tập giữa các lực lượng Không quân và Hải quân ở Biển Đông là nhằm bảo đảm an ninh cho Đài Loan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170302-dai-loan-tang-cuong-tuan-tra-tai-bien-dong
Lãnh đạo quốc phòng Đài Loan đã tuyên bố như trên trong bối cảnh ngân sách quốc phòng 2017 của Trung Quốc sẽ được thông báo nhân khóa họp thường niên của Quốc Hội Trung Quốc, khai mạc vào cuối tuần này.
Bắc Kinh thường xuyên đe dọa, nếu cần, sẽ dùng vũ lực đánh chiếm lại đảo Đài Loan, mà Trung Quốc coi là một tỉnh của nước này.
Còn tại Biển Đông, Đài Loan hiện chiếm giữ Ba Bình, đảo lớn nhất trong vùng quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei.
Trung Quốc thường xuyên điều chiến đấu cơ đi tuần tra ở Biển Đông và gần đây, lấy danh nghĩa tập trận, Bắc Kinh điều hàng không mẫu hạm tiến sát vào đảo Đài Loan.
Do vậy, theo bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Thế Khoan, việc triển khai và phối hợp luyện tập giữa các lực lượng Không quân và Hải quân ở Biển Đông là nhằm bảo đảm an ninh cho Đài Loan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170302-dai-loan-tang-cuong-tuan-tra-tai-bien-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten