woensdag 29 maart 2017

Điểm danh những tuyệt sắc giai nhân nổi tiếng của Sài Gòn xưa + Bà "Nhu" Trần Lệ Xuân

Điểm danh những tuyệt sắc giai nhân nổi tiếng của Sài Gòn xưa

Họ đều là những người đẹp xuất thân từ tầng lớp trí thức, thượng lưu… ngoài nhan sắc còn được đánh giá cao về trí tuệ, tài năng.
Trần Lệ Xuân
 
Bà là vợ ông Ngô Đình Nhu, em trai của Ngô Đình Diệm, Tổng thống VNCH. Ngô Đình Diệm không có vợ, vì thế những nghi lễ ngoại giao, bà Lệ Xuân được phép hành xử như cương vị Đệ nhất phu nhân.
Mẹ là bà Thân Thị Nam Trân, cháu ngoại vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại. Cha của bà là luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp.
Thời bấy giờ, bà đã vận động Nghị viện của Việt Nam Cộng hòa ban hành bộ luật gia đình cấm ly dị và chỉ một vợ một chồng và gặp không ít rắc rối trong vấn đề này. Trần Lệ Xuân là một phụ nữ đẹp, dáng vẻ thanh thoát. Hình ảnh mà người ta nhớ về bà nhiều nhất là chiếc áo dài cổ thuyền đặc biệt do chính tay bà vẻ kiểu. Trong dân gian gọi “áo dài bà Nhu”.
Nguyễn Thị Mai Anh
 
Vốn là người kín kẽ, vợ Tổng thống chính thể Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu ít khi phô trương hình ảnh. Bà là con gái một gia đình gia thế gốc người Mỹ Tho. Nguyễn Thị Mai Anh có dáng dấp hết sức sang trọng, quý phái.
Bà được đánh giá là một trong những phu nhân ứng xử khéo léo và đôi khi rất cao tay đối với những người đẹp vây quanh chồng mình. Nhiều tài liệu cho rằng, chính bà Mai Anh đã khiến ca sĩ Kim Loan, người có nhan sắc và giọng hát mê hoặc Nguyễn Văn Thiệu phải “cao chạy xa bay” tận trời tây.
Đặng Tuyết Mai
 
Bà là vợ của Phó tổng thống chính thể Sài Gòn Nguyễn Cao Kỳ. Xuất thân trong một gia đình gia giáo ở Bắc Ninh, thời thơ ấu Đặng Tuyết Mai sống ở Hà Nội. Năm 1953, cô theo bố mẹ vào Nam, định cư ở Đà Lạt, học tại trường Yersin Đà Lạt. Được dạy dỗ cẩn thận, Tuyết Mai học rất giỏi, thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp.
Trước khi lập gia đình Đặng Thị Tuyết Mai là một trong 4 nữ tiếp viên hàng không đầu tiên của Hãng hàng không Air Vietnam. Trong một chuyến bay, vẻ đẹp trong sáng, quyến rũ và thông minh của bà đã nhanh chóng “hạ gục” tướng “râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ.
Thẩm Thúy Hằng
 
NSƯT Thẩm Thúy Hằng sinh ra ở đất Hải Phòng nhưng sau đó bà chuyển vào An Giang sinh sống. Sự nghiệp điện ảnh của bà bắt đầu từ vai diễn vào năm 1958, khi bà chỉ mới 18 tuổi. Cũng chính vai diễn đầu tiên này đã giúp tên tuổi của Thẩm Thúy Hằng tỏa sáng như một ngôi sao đình đám lúc bấy giờ. Trước đó, khi mới 16 tuổi bà đã giành được giải thưởng cao nhất khi tham gia một cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh.
Sở hữu một nhan sắc được xem là tuyệt đỉnh giai nhân lúc bấy giờ, Thẩm Thúy Hằng có thể khiến người đối diện bị cuốn hút bởi nét đẹp sắc sảo mà tự nhiên của mình. Nếu ngắm lại những bức ảnh thời trẻ của nữ diễn viên điện ảnh tài sắc này, không ít khán giả sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trên gương mặt và cả vóc dáng của bà. Không chỉ vậy, nhan sắc và tài năng của bà còn vươn xa ra khu vực châu Á khi được nhiều nhà sản xuất ở các nước như Hoa Kỳ, Thái Lan, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan… mời hợp tác.
Về sự nghiệp phim ảnh, mặc dù đã từng đóng rất nhiều vai khác nhau nhưng dấu ấn mà Thẩm Thúy Hằng để lại trong lòng khán giả sâu đậm nhất vẫn là bộ phim Người đẹp Bình Dương. Bằng tài năng xuất sắc của mình, bà đã chinh phục đông đảo khán giả và còn đạt rất nhiều giải thưởng ở các liên hoan phim quốc tế. Tiếng tăm của Thẩm Thúy Hằng thời điểm đó còn sánh ngang với những ngôi sao minh tinh của châu Á. Những năm sau 1975, bà cũng tham gia một số bộ phim về cách mạng và sau đó khép lại con đường nghệ thuật của mình bằng vai diễn cuối cùng trong vở kịch Lôi Vũ.
Là một minh tinh nổi tiếng màn ảnh, Thẩm Thúy Hằng không có chút gì tai tiếng như nhiều người đẹp đương thời. Về cuối đời, bà gần như ở ẩn, ăn chay trường và đi làm từ thiện. Một vài lần xuất hiện với gương mặt “khác thường”, nhiều người cho rằng đó là hậu quả do Thẩm Thúy Hằng đã lạm dụng thẩm mỹ.
Kim Cương
 
NSND Kim Cương vốn là người bạn thân thiết lâu năm với NSƯT Thẩm Thúy Hằng. Mặc dù tỏa sáng trên con đường nghệ thuật gần như cùng thời điểm nhưng có thể nói, con đường mà NSND Kim Cương trải qua cũng gặp không ít gian truân. Xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật lâu đời, có mẹ là cố NSND Bảy Nam nên NSND Kim Cương cũng chịu sự ảnh hưởng rất nhiều. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã theo gia đình để mưu sinh bằng nghề diễn.
Khác với người bạn thân Thẩm Thúy Hằng, tên tuổi NSND Kim Cương lại gắn liền với sân khấu kịch nói hơn là điện ảnh, mặc dù bà cũng tham gia đóng phim không ít. Rất nhiều vai diễn để đời của bà là những nhân vật đã từng lấy nước mắt của đông đảo khán giả nhiều thế hệ. Trong số đó, có phần lớn các tác phẩm do chính NSND Kim Cương viết kịch bản. Vì vậy, bà cũng đã được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nữ nghệ sỹ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam.
Được mệnh danh là một “kỳ nữ” của làng sân khấu kịch nói miền Nam lúc bấy giờ, NSND Kim Cương không chỉ thu hút khán giả bằng tài năng diễn xuất mà còn là nhan sắc mặn mà của bà. Hàng loạt vở kịch mang đậm dấu ấn của cái tên Kim Cương mà rất nhiều khán giả có thể nhắc đến như: Lá sầu riêng, Trà hoa nữ, Lôi Vũ, Bông hồng cài áo… Ngoài ra, bà cũng là người cùng góp mặt với cô bạn Thẩm Thúy Hằng trong bộ phim nổi tiếng Tứ quái Sài Gòn vang bóng một thời. Những năm sau 1975, NSND Kim Cương vẫn thỉnh thoảng tham gia một số chương trình nghệ thuật song song với việc từ thiện giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.
Thanh Nga
 
Là một trong bộ ba người bạn thân cùng với NSND Kim Cương và NSƯT Thẩm Thúy Hằng, con đường nghệ thuật của NSƯT Thanh Nga lại tỏa sáng trong lĩnh vực sân khấu cải lương. Tuy vậy, gia tài phim ảnh của bà cũng không hề nhỏ và những vai diễn của bà dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng nhận được rất nhiều tình cảm từ công chúng.
Thập niên 60 - 70, nhắc đến Thanh Nga, có thể nói là không ai không biết đến tên tuổi của bà với nhan sắc và tài năng thuộc hàng bậc nhất ở Sài Gòn. Nét đẹp sang trọng, quý phái và đậm chất Á Đông của bà luôn khiến những người mộ điệu phải trầm trồ khen ngợi. Tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu là vậy, nhưng cuộc sống riêng tư của NSƯT Thanh Nga cũng không may mắn có được sự suôn sẻ và bà cũng đã trải qua hai cuộc hôn nhân trong đời.
Với vẻ đẹp sắc nước hương trời và tài năng của mình, NSƯT Thanh Nga đã được công chúng ưu ái dành tặng cho danh hiệu “Nữ hoàng sân khấu”. Không chỉ vậy, bà luôn là mục tiêu theo đuổi của rất nhiều người đàn ông địa vị, giàu có ở Sài Gòn thời điểm đó. Thế nhưng, đường tình lại gian truân, đúng với câu “hồng nhạc bạc phận”, những vai diễn trắc trở trên sân khấu dường như cũng vận vào cuộc đời của bà. Năm 1978, sự ra đi bất ngờ của bà sau một vụ sát hại đã để lại niềm thương tiếc cho rất nhiều khán giả ái mộ mình. Cho đến tận bây giờ, khi nói đến NSƯT Thanh Nga, công chúng vẫn nhắc đến bà như một nữ nghệ sỹ tài sắc vẹn toàn bậc nhất trong làng nghệ thuật sân khấu miền Nam.
Kiều Chinh
 
Nổi tiếng ở miền Nam nhưng Kiều Chinh lại được sinh ra ở Hà Nội. Là một trong bốn mỹ nhân đình đám ở Sài Gòn những năm trước 1975, Kiều Chinh gây ấn tượng với nhiều người bởi vẻ đẹp khá hiện đại của bà. Điều đó cũng đã ảnh hưởng trong phong cách diễn xuất của bà và có lẽ, đây cũng là lý do mà bà được mời tham gia trong một số bộ phim của Hollywood thời điểm đó.
Với vai nữ chính trong phim Hồi chuông Thiên Mụ vào năm 1957, Kiều Chinh đã nhanh chóng trở thành một trong những ngôi sao sáng của làng điện ảnh Việt Nam. Những năm sau này, bên cạnh vai trò của một diễn viên, Kiều Chinh còn kiêm luôn công việc của một nhà sản xuất phim. Các bộ phim do bà đảm nhận vai chính hoặc tổ chức sản xuất luôn nhận được những phản ứng tích cực từ giới chuyên môn và giúp bà giành được khá nhiều giải thưởng quốc tế.
Ít ai biết rằng, một bộ phim tài liệu của Mỹ nói về diễn viên Kiều Chinh của Việt Nam đã từng nhận được giải thưởng Emmy tại Hoa Kỳ. Khó có thể phủ nhận tài năng của người phụ nữ gốc Hà Thành này bởi điều đó cũng đã được minh chứng qua những giải thưởng danh giá khác mà bà có được như giải Thành tựu suốt đời. Hiện, Kiều Chinh đang định cư ở Mỹ nhưng thỉnh thoảng bà vẫn về thăm quê hương. Không chỉ là một phụ nữ hướng về cội nguồn mà bà còn là người đóng góp rất lớn cho một tổ chức từ thiện gồm một số người bạn nước ngoài của bà để xây dựng gần 50 trường học ở Việt Nam.
Theo MỘT THẾ GIỚI / DÂN TRÍ / GIA ĐÌNH
http://reds.vn/index.php/lich-su/ho-so-tu-lieu/7708-diem-danh-nhung-tuyet-sac-giai-nhan-cua-sai-gon-xua

Chùm ảnh: Nhan sắc Trần Lệ Xuân qua ống kính phóng viên quốc tế

Khi xuất hiện trước truyền thông, bà Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy luôn mặc áo dài cổ khoét sâu gợi cảm và có cùng tông màu.
 Bà Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy tại Paris trong chuyến công du châu Âu năm 1963. Ảnh: John Leongard.
Khi xuất hiện ở nơi công cộng, bà luôn mặc kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (được gọi là áo dài Trần Lệ Xuân). Ảnh: John Leongard. 
 Trần Lệ Xuân vẫy tay chào giới báo chí Paris. Ảnh: John Leongard.
Bà Nhu và con gái Ngô Đình Lệ Thủy. Ảnh: John Leongard.
 Nét mặt nghiêm nghị của Đệ nhất phu nhân VNCH. Ảnh: John Leongard.
 Khi tới Rome, thủ đô của Italia, bà Nhu mặc áo dài màu hồng. Ảnh: John Leongard.
 Bà và con gái luôn mặc áo dài có cùng tông màu. Ảnh: John Leongard.
 Khi ra sân bay, hai mẹ con mặc áo dài trắng thêu hoa. Ảnh: John Leongard.
 Chân dung cận cảnh Trần Lệ Xuân. Ảnh: John Leongard.
 Bà Nhu mặc áo dài đỏ tại tư dinh ở Sài Gòn năm 1962. Ảnh: Larry Burrows.
 Trần Lệ Xuân tạo dáng trong một nhà thờ. Ảnh: Larry Burrows.
Theo KIẾN THỨC
______________________________
Xem thêm:
http://reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/8803-nhan-sac-tran-le-xuan-qua-ong-kinh-phong-vien-quoc-te

Chùm ảnh: Trần Lệ Xuân trên đống đổ nát của Dinh Độc Lập năm 1962

Ngày 27/2/1962, một biến cố động trời đã xảy ra tại Sài Gòn khi hai viên phi công nổi loạn lái máy bay bỏ bom xuống Dinh Độc Lập…
Vào 7 giờ sáng 27/2/1962, hai máy bay A-1 Skyraider bất ngờ bay đến Dinh Độc Lập ném bom và phóng rocket xối xả, khiến cơ quan đầu não của Sài Gòn trở thành đống gạch vụn. Ngô Đình Diệm thoát chết khi quả bom xuyên vào căn phòng ông ta đang ngồi nhưng không nổ. Trần Lệ Xuân kém may mắn hơn khi bị gãy tay trong lúc trú ẩn. Ít lâu sau đó, “bà Nhu” đã xuất hiện đầy tự tin trước ống kính phóng viên Life bên đống đổ nát của Dinh Độc Lập.
Theo công bố của giới chức, hai phi công thực hiện vụ tấn công Dinh Độc Lập là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, đều đang phục vụ trong không quân Sài Gòn.
Nguyễn Văn Cử, người đứng đầu vụ tấn công là con trai thứ hai của Nguyễn Văn Lực, một lãnh đạo của Đại Việt Quốc dân đảng - đảng đối lập với chế độ Ngô Đình Diệm. Ông Lực từng bị Diệm bỏ tù một thời gian ngắn vì các hoạt động chống đối chính phủ. Họ đã lên kế hoạch cho Cử và Quốc thực hiện vụ tấn công Dinh Độc Lập.
Mục đích của cuộc tấn công là ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và các nhân vật chủ chốt của chế độ, trong đó có cố vấn Ngô Đình Nhu. Tuy vậy, không có bất cứ một nhân vật quan trọng nào của chế độ Sài Gòn bị thiệt mạng trong cuộc không kích. Ba người chết trong vụ tấn công này là người phục vụ và lính gác. 30 người khác bị thương.
Sau vụ tấn công, Nguyễn Văn Cử đã bay sang Campuchia tị nạn trong khi Phạm Phú Quốc bị bắt do máy bay bị bắn trúng và phải hạ cánh ở Nhà Bè. Sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát ngày 2/11/1963, Cử đã trở về Việt Nam, Quốc được thả tự do. Hai người này tiếp tục phục vụ trong không quân Sài Gòn.
Dinh Độc Lập vốn được xây từ năm 1868 theo kiến trúc Pháp đã hư hỏng hoàn toàn và không thể hồi phục do cuộc oanh tạc. Ngô Đình Diệm đã cho san bằng công trình này để xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh Độc Lập mới ngày khánh thành ngày 31/10/1966, sau năm 1975 được chuyển đổi thành Hội trường Thống Nhất.
Theo LIFE
http://reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/5372-tran-len-xuan-dinh-doc-lap-1962

Geen opmerkingen:

Een reactie posten