Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-02-26
2015-02-26
Tết về, cũng là dịp các ông đồng, bà cốt khắp các miền đất nước hốt bạc. Đặc biệt đối với các ông đồng, bà cốt ở phía Bắc, nơi gần với thủ đô, đây là dịp mà họ đếm tiền không xuể, có nhiều người nói vui là sau mùa Tết, các ông bà này lo giữ cái chứng minh nhân dân cho thật kĩ vì sợ nếu mất chứng minh, chỉ tay chưa kịp phục hồi sau một quá trình đếm tiền làm mòn sạch, sẽ rất khó cho việc lăn dấu tay làm chứng minh nhân dân. Đó là chuyện đùa, nhưng chuyện thật cũng chẵng khác gì chuyện đùa bởi đa phần cán bộ, quan chức ở Hà Nội đều rất mê tín. Chức quyền càng to thì mê tín càng đáng sợ.
Hối lộ, đút lót và nhảy đồng trong lòng thủ đô…
Một trợ lý ông đồng, còn gọi là đệ tử của Ông, chia sẻ: “Trước đây thì có nhưng giờ thì ít hơn, nhập ở điện hoặc nhà nào có chuyện thì mời Ông về nhập, nói linh thiêng lắm…!”
Theo người này, bắt đầu từ ngày hai mươi tháng Chạp trở đi, các điện thờ ông đồng bà cốt bắt đầu nóng dần lên, xe cộ vào ra nườm nượp, đa phần là đi tạ lễ. Và chắc chắn một điều những người đến đây tạ lễ là vợ các quan chức nhà nước. Vì tháng Giêng họ đã khấn vái, xin lộc, xin tài, xin sức khỏe, xin công danh sự nghiệp. Sau một năm dài được thăng quan tiến chức, được ăn nên làm ra bởi được phù hộ, che chở, họ buộc phải đến tạ lễ đễ năm sau còn có cơ hội xin các thứ mà năm trước họ đã xin, để tiếp tục vinh thân phì gia.
Và kể từ ngày ba mươi tháng Chạp trở đi, các điện thờ ông dồng bà cốt chật như nêm. Đặc biệt, điện thờ bác Hồ ở Ninh Bình, Thanh Hóa và Hà Nội có số lượng người đến tạ lễ, cầu lộc đông la liệt, nằm ngồi từ trong nhà ra đến tận ngõ, nhiều người phải thuê phòng trọ ở lại qua đêm để được đến phiên chầu ông, chầu bà, chầu bác. Trong những lúc như thế, tình trạng đút lót, hối lộ lại diễn ra giữa những người tạ lễ với các đệ tử ở các điện.
Thường thì người nào muốn được vào hầu đồng sớm để còn đi lo việc khác thì tìm cách nào đó khéo léo nhét tiền cho các đệ tử, gọi là lì xì đầu năm. Lúc này các đệ tử sẽ hỏi tên nếu thấy lạ, trường hợp quen mặt thì nhận ra người quen và sắp xếp tên của người vừa lì xì cho mình lên vị trí thuận lợi để được hầu sớm, về sớm.
Có thể nói nạn hối lộ, đút lót, mãi chô diễn ra rất rầm rộ và nhịp nhàng ở các cửa điện. Bởi theo người đệ tử này thì đó là chuyện bình thường, điều đó cho thấy cá điện thờ, các ông đồng bà cốt, các đệ tử đã bắt kịp thời đại, nắm được cái phông văn hóa của thời đại để mà hoạt động và thăng tiến.
Và người đệ tử này cũng tiết lộ thêm là ngoại trừ thời kỳ ông Lê Duẩn làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, cái thời mà đền đài, miếu mộ, lăng tẩm bị đấp phá không thương tiếc ấy, những thời kỳ của các tổng bí thư sau này rất mê tín, đặc biệt tin vào ông đồng bà cốt. Điển hình là thời đại của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, ông này tuy không mê tín nhưng vợ con ông lại rất siêng đi cầu nguyện ở những chốn thờ phượng, ở các điện.
Các Tổng bí thư Cộng sản sau ông Mạnh cũng là những người vô thần nhưng gia đình của họ lại rất mê tín, rất siêng đi đến các điện, các phủ. Phủ Tây Hồ được nhang khói nườm nượp, hoạt động nhập đồng, nhảy đồng diễn ra công khai như một thứ lễ hội tâm linh cũng chỉ phát triển vào thời các ông Tổng bí thư sau này. Và cái biệt danh Trọng Lú mà giới blogger và những lãnh đạo Hà Nội thi thoảng vẫn gọi lúc trà dư tửu hậu là do một lần bác Hồ nhập vào xác đồng, gọi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách trìu mến bằng cái tên Trọng Lú để khen tài năng và đức độ hiền hòa, khen chữ nhẫn đến độ giống như lú của hậu duệ lãnh đạo đảng.
Các điện thờ nhuộm màu Trung Quốc
Một người khác, cũng là đệ tử của một xác đồng được gọi là Đức Thánh Trần ở Đền Thượng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lào Cai, chia sẻ: “Chị này hôm qua vào hầu chưa được giờ vào đi, đúng rồi, không riêng gì ở đây đâu. Ai cúng vái xin lộc thì ra đằng trước nha!”
Theo người này, hiện nay, không riêng gì điện thờ Đức Thánh Trần ở đền Thượng, Lào Cai bị lai căn văn hóa, biến Trần Hưng Đạo thành một vị thánh mang dáng dấp Trung Hóa mà hầu như ở tất cả các điện thờ ở phía Bắc đều mang dáng dấp Tàu. Từ danh xưng cho đến thủ tục làm lễ, áo quần và đặc biệt tất cả các ông thần, bà chúa, ông thánh, bà tiên đều xưng danh nghe rất Tàu và luôn cho các đệ tử biết là mình đang sống ở cõi giới mà khi họ tả nghe toàn cảnh trong phim Tàu. Đáng sợ nhất là khi họ nói họ là đệ tử của các thánh thần bên Tàu.
Ông đệ tử này đưa ra nhận xét là hầu hết các điện đều có chút gì đó mang tính dàn dựng và định hướng để nó gần giống với không khí sinh hoạt của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Và mục tiêu cuối cùng của việc dàn dựng này là các thánh thần, ông tiên bà tiên tuy là đang ở trú xứ Việt Nam nhưng lại luôn hướng về cội nguồn Trung Hoa.
Đây là vấn mà theo ông là hết sức nhạy cảm và đáng sợ, dường như có một bàn tay chỉ định nào đó từ bên trên để các điện thờ, các thánh thần trở thành những tuyên truyền viên văn hóa Tàu và dần biến người Việt thành những đệ tử mù quán cùa các thần thánh Tàu. Và đáng kinh tởm là ngay cả thần thánh, danh tướng Việt Nam một thời họ cũng đặt dưới sự lãnh đạo của các thánh thần Trung Hoa.
Tết về, mùa đồng bóng lại về trên đất Bắc, trên thủ đô Hà Nội. Mọi chuyện lại diễn ra rầm rộ, năm sau sặc mùi Trung Hoa hơn năm trước. Nhân dân mãi là một đám đông rồng rắn ù tì trong cây gậy chỉ huy của bề trên nào đó. Thật là buồn khi phải nói đến chuyện này giữa mùa Tết, mùa trẩy hội!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Hối lộ, đút lót và nhảy đồng trong lòng thủ đô…
Một trợ lý ông đồng, còn gọi là đệ tử của Ông, chia sẻ: “Trước đây thì có nhưng giờ thì ít hơn, nhập ở điện hoặc nhà nào có chuyện thì mời Ông về nhập, nói linh thiêng lắm…!”
Theo người này, bắt đầu từ ngày hai mươi tháng Chạp trở đi, các điện thờ ông đồng bà cốt bắt đầu nóng dần lên, xe cộ vào ra nườm nượp, đa phần là đi tạ lễ. Và chắc chắn một điều những người đến đây tạ lễ là vợ các quan chức nhà nước. Vì tháng Giêng họ đã khấn vái, xin lộc, xin tài, xin sức khỏe, xin công danh sự nghiệp. Sau một năm dài được thăng quan tiến chức, được ăn nên làm ra bởi được phù hộ, che chở, họ buộc phải đến tạ lễ đễ năm sau còn có cơ hội xin các thứ mà năm trước họ đã xin, để tiếp tục vinh thân phì gia.
Và kể từ ngày ba mươi tháng Chạp trở đi, các điện thờ ông dồng bà cốt chật như nêm. Đặc biệt, điện thờ bác Hồ ở Ninh Bình, Thanh Hóa và Hà Nội có số lượng người đến tạ lễ, cầu lộc đông la liệt, nằm ngồi từ trong nhà ra đến tận ngõ, nhiều người phải thuê phòng trọ ở lại qua đêm để được đến phiên chầu ông, chầu bà, chầu bác. Trong những lúc như thế, tình trạng đút lót, hối lộ lại diễn ra giữa những người tạ lễ với các đệ tử ở các điện.
Thường thì người nào muốn được vào hầu đồng sớm để còn đi lo việc khác thì tìm cách nào đó khéo léo nhét tiền cho các đệ tử, gọi là lì xì đầu năm. Lúc này các đệ tử sẽ hỏi tên nếu thấy lạ, trường hợp quen mặt thì nhận ra người quen và sắp xếp tên của người vừa lì xì cho mình lên vị trí thuận lợi để được hầu sớm, về sớm.
Có thể nói nạn hối lộ, đút lót, mãi chô diễn ra rất rầm rộ và nhịp nhàng ở các cửa điện. Bởi theo người đệ tử này thì đó là chuyện bình thường, điều đó cho thấy cá điện thờ, các ông đồng bà cốt, các đệ tử đã bắt kịp thời đại, nắm được cái phông văn hóa của thời đại để mà hoạt động và thăng tiến.
Và người đệ tử này cũng tiết lộ thêm là ngoại trừ thời kỳ ông Lê Duẩn làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, cái thời mà đền đài, miếu mộ, lăng tẩm bị đấp phá không thương tiếc ấy, những thời kỳ của các tổng bí thư sau này rất mê tín, đặc biệt tin vào ông đồng bà cốt. Điển hình là thời đại của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, ông này tuy không mê tín nhưng vợ con ông lại rất siêng đi cầu nguyện ở những chốn thờ phượng, ở các điện.
Các Tổng bí thư Cộng sản sau ông Mạnh cũng là những người vô thần nhưng gia đình của họ lại rất mê tín, rất siêng đi đến các điện, các phủ. Phủ Tây Hồ được nhang khói nườm nượp, hoạt động nhập đồng, nhảy đồng diễn ra công khai như một thứ lễ hội tâm linh cũng chỉ phát triển vào thời các ông Tổng bí thư sau này. Và cái biệt danh Trọng Lú mà giới blogger và những lãnh đạo Hà Nội thi thoảng vẫn gọi lúc trà dư tửu hậu là do một lần bác Hồ nhập vào xác đồng, gọi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách trìu mến bằng cái tên Trọng Lú để khen tài năng và đức độ hiền hòa, khen chữ nhẫn đến độ giống như lú của hậu duệ lãnh đạo đảng.
Các điện thờ nhuộm màu Trung Quốc
Một người khác, cũng là đệ tử của một xác đồng được gọi là Đức Thánh Trần ở Đền Thượng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lào Cai, chia sẻ: “Chị này hôm qua vào hầu chưa được giờ vào đi, đúng rồi, không riêng gì ở đây đâu. Ai cúng vái xin lộc thì ra đằng trước nha!”
Theo người này, hiện nay, không riêng gì điện thờ Đức Thánh Trần ở đền Thượng, Lào Cai bị lai căn văn hóa, biến Trần Hưng Đạo thành một vị thánh mang dáng dấp Trung Hóa mà hầu như ở tất cả các điện thờ ở phía Bắc đều mang dáng dấp Tàu. Từ danh xưng cho đến thủ tục làm lễ, áo quần và đặc biệt tất cả các ông thần, bà chúa, ông thánh, bà tiên đều xưng danh nghe rất Tàu và luôn cho các đệ tử biết là mình đang sống ở cõi giới mà khi họ tả nghe toàn cảnh trong phim Tàu. Đáng sợ nhất là khi họ nói họ là đệ tử của các thánh thần bên Tàu.
Ông đệ tử này đưa ra nhận xét là hầu hết các điện đều có chút gì đó mang tính dàn dựng và định hướng để nó gần giống với không khí sinh hoạt của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Và mục tiêu cuối cùng của việc dàn dựng này là các thánh thần, ông tiên bà tiên tuy là đang ở trú xứ Việt Nam nhưng lại luôn hướng về cội nguồn Trung Hoa.
Đây là vấn mà theo ông là hết sức nhạy cảm và đáng sợ, dường như có một bàn tay chỉ định nào đó từ bên trên để các điện thờ, các thánh thần trở thành những tuyên truyền viên văn hóa Tàu và dần biến người Việt thành những đệ tử mù quán cùa các thần thánh Tàu. Và đáng kinh tởm là ngay cả thần thánh, danh tướng Việt Nam một thời họ cũng đặt dưới sự lãnh đạo của các thánh thần Trung Hoa.
Tết về, mùa đồng bóng lại về trên đất Bắc, trên thủ đô Hà Nội. Mọi chuyện lại diễn ra rầm rộ, năm sau sặc mùi Trung Hoa hơn năm trước. Nhân dân mãi là một đám đông rồng rắn ù tì trong cây gậy chỉ huy của bề trên nào đó. Thật là buồn khi phải nói đến chuyện này giữa mùa Tết, mùa trẩy hội!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten