Một doanh gia gốc Việt thành đạt ở Thái
Có người tham gia vào lãnh vực giáo dục, dạy tiếng Việt cho người Thái như trường hợp tiến sĩ Montira Rato, tên Việt là Mai, hay giáo sư Đỗ Thúy Hà, tại đại học Chulalongkorn mà Thanh Trúc đã từng trình bày.
Có người hoạt động trong ngành du lịch, đóng góp một phần không nhỏ vào việc quảng bá du lịch tại Việt Nam như cô Piyakul Suwansumrit Vũ Anh Tuyết. Cũng có người như cô Đèn, tên Thái là Suttaput Sahutchchapong , từ một gánh nem nướng bán dạo nay trông coi điều hành một quán ăn sang trọng gần cầu Hữu Nghị bắc qua sông Mekong ngăn đôi Vương Quốc Thái và nước Lào trên tỉnh Nông Khai miền Đông Bắc Thái Lan. Quán nem nướng của cô Đèn có gần một trăm nhân viên phục vụ, hàng ngày đón cả nghìn lượt khách bản xứ và ngoại quốc. Sản phẩm Đèn Nem Nướng được gởi đi khắp nước Thái.
Trong gia đình lúc đấy đang kinh doanh mà lại thiếu người nên mình cũng làm luôn, mình ra buôn bán với cả gia đình. Đầu tiên thì làm cửa cuốn, vách, trần, vân vân …nhưng cuối cùng mình thành công với tôn lợp nhà.
Anh Lã Đình Dũng
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi kỳ này mời quí vị trở lại tỉnh Udonthani miền Bắc, đến với BK Group Steel Product mà tổng giám đốc là một doanh gia trẻ người Thái gốc Việt, anh Phatchada Sirakapan Lã Đình Dũng.
Tha hương lập nghiệp
Là thế hệ thứ ba trong gia đình với ông bà nội di cư qua Thái bao nhiêu chục năm trước, cha và mẹ cũng được sinh ra và lớn lên ở Thái, đến đời Lã Đình Dũng thì gia đình có một doanh gia thành công trong ngành sản xuất sắt thép mà sản phẩm chính là những loại tôn lợp nhà đủ kiểu.Từ 2002 Lã Anh Dũng bắt đầu thành lập và phát triển BK Group thành một công ty lớn. Nếu không thành công với cơ sở BK Group của mình thì chắc chắn Lã Đình Dũng không thể nói tiếng Việt sõi như bây giờ. Anh tâm sự: Lúc nhỏ thì nói được, lớn lên thì quên, sau này có liên doanh với cả bên Việt nên mới tập lại. Mấy năm sau này có mấy em bên Việt Nam sang làm việc bên này, người ta không nói tiếng Thái được, không nói tiếng Anh được thành ra mình phải nói tiếng Việt. Mình tập dần bây giờ mình nói giỏi.
Vào đại học hai năm, chưa tốt nghiệp mà đã bỏ ngang để về buôn bán với gia đình, Lã Đình Dũng bắt đầu tự xoay sở bằng một cơ xưởng nhỏ mà không nghĩ mình sẽ phát đạt và trở thành chủ nhân của bốn mươi lăm xưởng sản xuất tôn trên khắp nước Thái:
Mình nghĩ là học đại học ra thì cũng phải làm việc. Trong gia đình lúc đấy đang kinh doanh mà lại thiếu người nên mình cũng làm luôn, mình ra buôn bán với cả gia đình. Đầu tiên thì làm cửa cuốn, vách, trần, vân vân …nhưng cuối cùng mình thành công với tôn lợp nhà.
Vì xuất thân từ Udonthani, hiện tại BK Group có hai cơ sở chính tại Udon, năm xưởng lại Bangkok. Mấy chục chi nhánh khác từ Bắc xuống Nam gồm:
Chiangmai, Nakhonsawan, Nongkhai, Sakhonnakhon, Loiet, Ubon, Khonkaen, Chonburi, Pattaya, Ratburi. Xuống miền Nam thì có Phuket, Hadyai, Surat. Nhiều đấy, cả nước Thái luôn đấy.
BK Group còn mở một chi nhánh tại thủ đô Viantiane của Lào, được coi là xưởng thép lớn nhất ở xứ này. Anh Lã Đình Dũng cho biết nguyên do công ty BK Group phát triển lớn mạnh như vậy trên đất Thái:
Đầu tiên là giá cả hợp lý. Cái thứ hai nữa là vì mình nhiều chi nhánh vì thế mình mua vật liệu rẻ hơn người khác, lúc bán ra mình cũng bán rẻ hơn. Cái luật của ngành tôn này mua nhiều thì rẻ hơn là mua ít. Ngừơi có một hai xưởng là phải thua mình rồi đấy. Mình có bốn mưới lăm chổ thì mình mua mấy ngàn tấn về thì nó rẻ hơn những người mua một trăm tấn hay năm mươi tấn gì đấy.
Thị trường Việt Nam
Đã vào được thị trường Lào rồi thì BK Group có định nhắm đến thị trường Việt Nam không. Từ hai năm nay BK Group đã đặt mua những máy cán tôn của Việt Nam, nhưng chuyện nhảy vào thị trường bên đó thì chưa thể thực hiện. Tại sao? Lã Đình Dũng giải thích:Người Việt Nam giỏi quá mà cái ngành tôn này rất là nhiều. Tại Sài Gòn đã có gần ba trăm nhà máy cán rồi. Ở Thái Lan mở cái xưởng là bắt phải đi xin giấy phép công nghiệp, ở Việt Nam thì không vậy, những cái nhà bán thép bán tôn họ cũng có máy cán luôn. Ngành tôn ở Việt Nam hình như nhiều chỗ làm hơn bên Thái Lan. Cái giỏi bên Việt Nam là cạnh tranh nhiều quá, lời ít quá, thành ra thấy khó vào được thị trường Việt Nam. Họ giỏi về những chuyện cạnh tranh, người ta buôn bán được mọi cách.
Cái giỏi bên Việt Nam là cạnh tranh nhiều quá, lời ít quá, thành ra thấy khó vào được thị trường Việt Nam. Họ giỏi về những chuyện cạnh tranh, người ta buôn bán được mọi cách.
Anh Lã Đình Dũng
Bên Việt Nam có thêm một cái nữa khác bên Thái Lan là họ không lấy tiền mặt, mua tôn cũng mua credit, bán cũng bán credit. Có credit hay không có credit nó cách nhau khoảng 3%. Một cái nữa là bên này mình có tiền thì gởi ngân hàng cũng không được mấy nên bán lấy tiền mặt và mua cũng bằng tiền mặt luôn.
Điều mà anh Lã Đình Dũng vừa trình bày khi so sánh việc kinh doanh tôn ở Thái lan và ở Việt Nam được chị Vân, người thân cận quen biết với BK Group, bổ túc:
Ý anh nói là bên Việt sự cạnh tranh rất lớn vì ngành tôn ở bên Việt không cứ phải mở nhà máy, mà là nhà dân bình thường vẫn có thể mua máy cán tôn làm rồi bán. Riêng ở Sài Gòn đã có ba trăm nhà máy mà đấy là đi kiểm tra được, còn số không kiểm tra thì không biết bao nhiêu nữa. Với lại họ cạnh tranh nhau, lãi thu về khoảng 3% chưa trừ chi tiêu.
Có nghĩa là lãi không ăn thua, không đủ sức thu hút để về mà cạnh tranh ở bên đó. Và họ lại có thể sẵn sàng hạ giá để bán được, họ có thể bán bằng nợ, có nghĩa là cho mang hàng đi trước rồi đến thời gian thỏa thuận là mang tiền lại trả. Còn ở bên Thái kinh doanh của anh là anh bán bằng tiền mặt và mua bằng tiền mặt vì anh nghĩ thường mình có tiền để vào ngân hàng thì lãi ít, mang ra kinh doanh thì có lợi hơn.
Nếu Thái Lan có công ty BK Group Steel Product thì Việt Nam có công ty Tôn Hoa Sen mà tầm hoạt động cũng rất rộng trên khắp nước. Là một doanh gia luôn muốn tìm kiếm thị trường mới, từng sang Việt Nam để học hỏi và thăm dò thị trường, chẳng phải Lã Đình Dũng không biết tiếng của Tôn Hoa Sen. Anh nhận xét một cách chừng mực và dè dặt :
Người ta lấy lợi nhuận ít quá, những chi nhánh hay những xưởng người ta mở chỉ bằng cái xưởng nhỏ bên này. Với lại mình chưa hiểu cách sống, cách làm ở chỗ nào, những miền nào bán được hoặc không bán được, quy mô thế nào, còn bên Thái Lan mình đã thuộc hết.
Tuy nhiên tổng giám đốc BK Group Lã Anh Dũng thổ lộ anh đặc biệt thích cung cách làm việc chăm chỉ của những công nhân từ Việt nam qua làm trong công ty của anh:
Vì mình nhiều xưởng và nhiều chi nhánh nên mình có lấy thợ từ Việt Nam sang. Người thợ Việt nam chịu chạy đi các chi nhánh nọ chi nhánh kia cho mình. Còn bên Thái Lan người ta không đi như vậy.
Đạt tới cương vị tổng giám đốc của một công ty lớn như BK Group thì công việc hàng ngày của anh Lã Đình Dũng không còn vất vả như xưa. Anh có nhiều phụ tá là giám đốc hoặc phó giám đốc của bốn mươi lăm công ty con trên toàn quốc, hiện công việc hàng ngày của anh là “chỉ có đi họp hoặc là kiếm mua vật liệu thôi. Giám đốc của từng xưởng cứ khai báo về cho mình là hôm nay làm cái gì, bán cái gì, cần những cái gì thôi.”
Với câu hỏi rằng anh có tự hào về sự thành công của bản thân và BK Group không, bí quyết nào đưa anh tới sự thành đạt như vậy. Lã Đình Dũng cho rằng anh có được ngày hôm nay là nhờ vào sự giáo dục của hai bậc sinh thành lúc nào cũng nhắc và dạy cho anh hai đức tính căn bản của người Việt Nam, đó là chăm chỉ và cần mẫn. “Chỉ có cách là học theo người Việt Nam thôi, chỉ có chăm chỉ và thích những việc mình làm thì mình sẽ thành công.”
Vừa rồi là câu chuyện về một doanh gia trẻ người Thái gốc Việt, tổng giám đốc Lã Đình Dũng của BK Group Steel Product với bốn mươi lăm chi nhánh ở khắp nơi trên lãnh thổ Thái Lan.
Theo dòng thời sự:
- Người Thái học tiếng Việt
- Tâm sự của cô giáo Xuân Hằng về giải thưởng của Cambridge
- Việt Nam chuẩn bị dạy tiếng Việt ở hải ngoại
- Chùa Thiền Phước - điểm giao thoa văn hóa
- Học tiếng Anh ở Việt Nam
- Tại sao nước ngoài chưa muốn đầu tư vào hệ thống giáo dục
- Cuộc chơi không dành cho người yếu tim
- Vấn đề dạy và học tiếng Anh hiện nay
- Quy mô phải đi đôi với chất lượng
- Học phí đại học, đến hẹn lại tăng
Geen opmerkingen:
Een reactie posten