donderdag 26 februari 2015

Trung Quốc chìa 'gậy và cà rốt' cho láng giềng

Thứ bảy, 15/11/2014 | 12:07 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ bảy, 15/11/2014 | 12:07 GMT+7

Trung Quốc chìa 'gậy và cà rốt' cho láng giềng

Qua những tuyên bố về các khoản đầu tư khổng lồ, Bắc Kinh đang cho thấy chiến lược rõ ràng: mang lại lợi ích cho các nước thân thiết và trừng phạt những bên phản đối tuyên bố chủ quyền của họ tại những vùng đang là điểm nóng tranh cãi.
AI-CM077-CSEA-m-16U-20141112123909_14160
Con đường Tơ lụa dự kiến của Trung Quốc. Đồ họa: WSJ
Theo Wall Street Journal, 6 tháng sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Bắc Kinh nay trở lại mời chào Đông Nam Á với những cam kết đầu tư và kinh doanh mới. Đây là một phần trong chiến lược cây gậy và củ cà rốt của nước này trong cuộc chơi tranh giành kiểm soát ở Biển Đông.
Trung Quốc cung cấp lợi ích cho các nước thân thiết và tìm cách trừng phạt những bên công khai phản đối tuyên bố chủ quyền vô lý của họ trên gần như toàn bộ Biển Đông. Một khoản đầu tư khổng lồ vào Con đường Tơ lụa trên bộ, hướng về Trung Á, cũng là một cách kéo các láng giềng phía tây lại gần và ủng hộ cho Bắc Kinh.
Theo các học giả an ninh, Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình tỏ rõ vị thế và hành động quyết đoán hơn, chẳng hạn như cách xử lý trong vấn đề trên biển với Việt Nam và Philippines, và điều này đẩy nước họ tới thế căng thẳng với nhiều láng giềng. Nhưng các biện pháp mạnh tay của Trung Quốc cũng đồng thời là phép thử để xem Mỹ cương quyết đến đâu trong chiến lược xoay trục về châu Á.
Các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc phải đối mặt với lựa chọn khó khăn, một là chấp nhận tham vọng trở thành cường quốc thống trị châu Á của Bắc Kinh và nắm lấy lợi ích kinh tế kèm theo, hai là cương quyết giữ nguyên tuyên bố chủ quyền và đối đầu Bắc Kinh, trong lúc các nước khác trong khu vực và Mỹ không cam đoan sẽ ủng hộ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 12/11 đạt được hai thỏa thuận nhằm ngăn chặn đối đầu vũ trang ở châu Á, gồm thông báo cho nhau về các hoạt động quân sự lớn như tập trận, và nhất trí về các quy tắc ứng xử trên biển và trên không.
Thỏa thuận giữa ông Obama và ông Tập cho thấy "con lắc đã vung về phía hợp tác nhiều hơn" với Trung Quốc, Richard Javad Heydarian, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La Salle ở Manila cho biết.
Heydarian cho rằng thỏa thuận này "đẩy Philippines vào thế khó xử", vì Manila lâu nay vẫn đang tìm kiếm một cam kết rõ ràng hơn từ Mỹ rằng Washington sẽ bảo vệ Manila nếu nước này xung đột với Bắc Kinh ở Biển Đông.
"Không ai dự đoán được Chủ tịch Trung Quốc sẽ có thể đối phó cường độ cao như vậy với nhiều quốc gia trong cùng một lúc", Bonnie Glaser, chuyên gia về chính sách đối ngoại Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho biết.
Chiến lược của ông Tập là hy vọng rằng qua một thời gian, các nước sẽ nhận ra "Trung Quốc là bên mang đến lợi ích kinh tế và thế lực của Mỹ tại khu vực vẫn còn là điều đáng nghi ngờ. Các quốc gia sẽ nhận ra họ bắt buộc phải điều chỉnh để phù hợp với lợi ích của Trung Quốc", bà nói.
Kể từ vài năm qua, Trung Quốc bắt đầu sử dụng sức mạnh kinh tế để "lấy lòng" các nước láng giềng còn hoài nghi. Tại Indonesia một năm trước, ông Tập vạch ra tham vọng làm sống lại "Con đường tơ lụa thế kỷ 21", trên biển, một tuyến đường thương mại sẽ được đầu tư hàng tỷ USD. Theo Christopher Len, nghiên cứu sinh về tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Singapore, kế hoạch thiết lập Con đường Tơ lụa trên biển nhằm giảm bớt lo ngại của các quốc gia nhỏ hơn. Bắc Kinh muốn nhấn mạnh lợi ích các nước khác sẽ đạt được khi giao dịch với mình.
Trung Quốc cũng khởi xướng thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á với tư cách là cổ đông lớn nhất. Trong khi đó, Mỹ cho rằng mục đích chủ yếu của thể chế này chỉ nhằm làm lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Nhiều nền kinh tế lớn của châu Á hiện chưa đồng ý tham gia.
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy giao dịch thương mại của nước này với nhiều quốc gia khác trong khu vực đang tăng trưởng nhanh chóng. Kim ngạch thương mại hai chiều với Malaysia năm ngoái lần đầu tiên vượt qua mức 100 tỷ USD. Trung Quốc cũng là bạn hàng quan trọng với Việt Nam. Bất chấp căng thẳng giữa hai nước về vấn đề Biển Đông, thương mại hai chiều Việt - Trung trong 10 tháng đầu năm vẫn tăng 22% so với năm ngoái.
AI-CM076-CSEA-16U-20141112123606.jpg
Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. Đồ họa: WSJ
Những "chặng" đầu tiên trong Con đường Tơ lụa của Trung Quốc dẫn đến cảng Kuantan, đông Malaysia, nơi một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang cấp vốn để mở rộng cảng và phát triển một khu công nghiệp gần đó.
Tập đoàn Cảng Quốc tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây của Trung Quốc sở hữu 40% cảng và một công ty con. Doanh nghiệp trong tháng này sẽ xây dựng một nhà máy thép trị giá 1 tỷ USD tại khu công nghiệp. Tuy nhiên, liệu khoản đầu tư này có đem đến cho Bắc Kinh mối quan hệ hữu hảo với các bên tranh chấp tại Biển Đông hay không còn là điều chưa rõ ràng.
"Đặc biệt là tại Đông Nam Á, làm sao các nước có thể chịu bị xem là yếu thế hoặc chịu 'cúi đầu khúm núm' trước đống tiền?", Zha Daojiong, giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Bắc Kinh nhận xét.
Ông nói thêm rằng ngoài mục đích xoa dịu lo lắng từ các nước láng giềng, những giao dịch thương mại mới của Trung Quốc trong khu vực cũng phục vụ lợi ích cho chính nước này, chẳng hạn như tạo ra thị trường mới cho các công ty trong ngành công nghiệp nặng như luyện kim.
Bà Glaser của CSIS bình luận rằng Trung Quốc đã chớp lấy cơ hội hiếm có để thúc đẩy tham vọng trở thành cường quốc thế giới.
"Mỹ đang bị phân tâm bởi tình hình Ukraine và Trung Đông", bà nói, "Việc nhận ra những bất lợi của Mỹ đã mở ra cánh cửa cho Trung Quốc". 
Phương Vũ (Theo WSJ)
126
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè

Geen opmerkingen:

Een reactie posten