vrijdag 19 september 2014

Tỷ phú châu Á làm giầu nhanh nhất thế giới

Tỷ phú châu Á làm giầu nhanh nhất thế giới

mediaDoanh nhân Trần Quang Tiêu (Chen Guangbiao), ảnh chụp hồi tháng 2/2104.REUTERS
    Theo một báo cáo thống kê công bố hôm nay, tỷ phú châu Á mà dẫn đầu là Trung Quốc, trong năm nay làm giàu nhanh hơn các tỷ phú ở các vùng khác trên thế giới, chiếm 1/3 mức tăng tài sản của các tỷ phú thế giới.
    Nghiên cứu do Ngân hàng Thụy Sĩ UBS và Wealth-X, một công ty chuyên nghiên cứu về giới giàu có, đồng tiến hành thống kê được tổng tài sản của các tỷ phú châu Á đạt 1.410 tỷ đô la Mỹ, tức tăng 18% so với năm 2013.
    Vẫn theo nghiên cứu nói trên, năm nay số lượng tỷ phú ở châu Á cũng tăng thêm 52 người. Trong đó có 33 người Trung Quốc, chiếm 65%, nâng tổ số tỷ phủ ở châu lục này lên con số 560 người.
    Mặc dù đứng thứ 3, sau châu Âu và bắc Mỹ về số lượng tỷ phú nhưng châu Á vẫn là nơi các tỷ phú làm giàu nhanh nhất. Các tỷ phú châu Á có mức mức tăng tài sản chiếm 30% các tỷ phú trên thế giới trong năm 2014. Năm 2014 số lượng người cực giàu của cả thế giới tăng 7% so với năm ngoái, tức thêm 115 người.
    Hiện số tỷ phú của cả thế giới là 2323 người. họ nắm trong tay khối tài sản trị giá 7300 tỷ đô la, tăng 12% so với năm ngoái.
    Châu Âu dẫn đầu có 775 tỷ phú, tiếp đó là Bắc Mỹ có 609, châu Á có 560 và xếp xa hơn nữa là khu vực Trung Đông có 154 tỷ phú.
    Nghiên cứu trên đánh giá : « Sự phát triển của Á châu với tư cách là một cường quốc kinh tế thế giới đã bắt đầu, sự giàu có của các tỷ phú trong vùng này chứng tỏ tiềm lực của châu lục và tại đây có nhiều cơ hội để tích lũy tài sản ».
    Phần đông các tỷ phú châu Á tích lũy tài sản trong khu vực qua các hoạt động bất động sản, tổ hợp công nghiệp. Chỉ có 11% trong số họ làm giàu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đầu tư.
    Ngoài ra báo cáo trên cũng cho biết là các tỷ phú châu Á trẻ nhất thế giới với độ tuổi trung bình là 61 tuổi, trong số họ chỉ có 13% được thừa kế.
    Tại châu Á, Trung Quốc đứng đầu danh sách với 190 người, theo sau là Ấn Độ (100), Hồng Kông (82), Nhật Bản (33) và Singapore (32).
    http://vi.rfi.fr/chau-a/20140917-ty-phu-chau-a-lam-giau-nhanh-nhat-the-gioi/

    Những tỷ phú đỏ Trung Quốc, họ là ai?

    mediaKhu nghỉ mát sang trọng Tam Á trên đảo Hải Nam (DR)
      Trong những ngày đầu tháng tư này, rất đông tỷ phú Trung Quốc đổ xô về khu nghỉ mát sang trọng Tam Á trên đảo Hải Nam để mua sắm những những món đồ dành riêng cho giới thượng lưu.
      Đặc phái viên của báo Liberation có bài phóng sự về hội chợ ở Hải Nam qua đó đã phác họa phần nào chân dung và mức độ giàu có của các đại gia đỏ ở Trung Quốc ngày nay, nơi mà sự thông đồng giữa quyền lực và tiền bạc đang ngày càng gây phẫn nộ trong dân chúng.
      Tác giả bài báo cho biết khỏang 300 triệu phú và tỷ phú Trung Quốc đã đổ về đảo Hải Nam trong những ngày qua để sắm cho mình một du thuyền, một chiếc xe Rolls -Royce hay một chiếc mát bay riêng và cũng có khi là cả ba thứ một lúc. Những ngày này, các khách sạn 5 sao trong khu nghỉ mát sang trọng Tam Á như Ritz-Carlton, St Regis hay Hilton đều chật kín khách đến tham dự « Điểm hẹn Hải Nam » lần thứ 3, một hội chợ mua sắm siêu sang dành cho giới nhà giàu ở Trung Quốc.
      Dưới bến cảng người ta thấy neo đậu hàng chục chiếc du thuyền đủ loại từ dài 12 đến 50 mét, với giá bán từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đô la. Người ta cũng có thể bắt gặp các ông chủ mới giàu, quây xung quanh là cả một đoàn tùy tùng gồm người thân và vệ sĩ, lượn hết gian hàng này đến gian hàng khác trong dáng vẻ huênh hoang khoe của những kẻ trọc phú. Một người bán máy bay cá nhân của hãng Falcon Dassault giải thích với phóng biên Libération ông rằng, cứ nhìn vào quy mô đoàn có thể đoán được có phải tỷ phú hay không. Nhưng đôi khi người ta cũng có thể nhận ra một tỷ phú Trung Quốc qua bóng dáng người phụ nữ đi cùng, thường thì đó là một cô gái trẻ chân dài, đeo trên mình đầy trang sức.
      Với những nhà sản xuất du thuyền của Mỹ, châu Âu kéo tới đảo Hải Nam thì chính những khách hàng giàu có của Trung Quốc này là chiếc phao cứu sinh cho họ. Ông Fabrizio Sgariglia, đại diện nhà sản xuất du thuyền nổi tiếng Perini của Ý cho biết “ chúng tôi đặt hy vọng nhiều vào thị trường Trung Quốc, vì công việc làm ăn của chúng tôi ở Mỹ và châu Âu không còn tốt như trước nữa”. Theo ông, người Trung Quốc thích lối sống châu Âu, và vì thế họ cũng yêu những thứ đồ chơi này.
      Hiện tại ở Trung Quốc đại lục mới chỉ có hơn 100 người sở hữu du thuyền loại 12m đến 18 m. Nhưng thị trường này đầy hứa hẹn vì số lượng đại gia Trung Quốc đang tăng mạnh. Theo tạp chí Hurun Report chuyên về giới nhà giàu Trung Quốc, năm nay Trung Quốc có khoảng 63500 người có tài sản ít nhất 15 triệu đô la. Tức là tăng thêm 3500 người so với năm ngoái. Năm 2011, chủ yếu nhờ vào thị trường Trung Quốc mà hãng Prada đã tăng lợi nhuận thêm 72%.
      Tại hội chợ Hải Nam ngườit a còn có thể bắt gặp được nhiều dịch vụ khác chào mời giới nhà giàu Trung Quốc như ngân hàng bảo đảm giữ bí mật tài sản. Với những ai muốn di cư ra nước ngoài thì có dịch vụ tư vấn làm thẻ xanh của Mỹ ( thẻ định cư) cho cả gia đình và những mẹo để có thể di cư sang Anh Quốc hay bất kỳ đâu đó sinh sống.
      Tác giả bài phóng sự cho biết, trong những ngày hội chợ, trong các khách sạn ở Tam Á, liên tục diễn ra những buổi dạ hội với hàng trăm khách tham dự. Ở đó người ta thấy những vị trọc phú cặp kè bên những quan chức chính phủ hay đảng. Cũng là điều dễ hiểu vì hiện nay phần đông các triệu phú Trung Quốc còn nắm những chức vụ chính trị trong chính quyền địa phương hoặc trung ương.
      Nếu như hầu như tất cả người dân Trung Quốc vẫn phàn nàn mối liên minh giữa quyền lực và tiền tiền bạc thì ở đây nó lại là một cái gì đó rất hiển nhiên. Theo tác giả thì không có sự thông đồng này chắc hẳn sẽ ít đi rất nhiều những khối tài sản kếch sù rất khó lần được nguồn gốc thực sự của nó ở Trung Quốc. Tác giả nhắc lại chuyện tuần trước ở Trung Quốc có hai sinh viên đã viết trên blog yêu cầu chủ tịch Hồ Cẩm Đào công khai tài sản của mình để làm gương trong chiến dịch chống tham nhũng. Hai công dân tiên phong này sau đó đã bị bắt ngay lập tức.
      Để thêm thông tin về những tỷ phú đỏ ở Trung Quốc ngày nay, Libération trích dẫn con số trên tạp chí Hurun Report cho biết 70 đại biểu giàu nhất Quốc hội Trung Quốc nắm giữ một khối lượng tài sản lên tới xấp xỉ 90 tỷ đô la. Tức là gấp 12 lần tổng số tài sản của 535 nghị sĩ Quốc hội Mỹ.
      Kết thúc bài phóng sự tác giả dẫn lời một tài xế lái taxi tại Hải Nam : “Đúng là dưới thời Mao, người ta ăn khôgn đủ no, nhưng ít ra là không có tham nhũng, bất bình đẳng! Trung Quốc ngày nay thực sự cần phải có một cuộc cách mạng mới”.
      Bắc Triều Tiên: Phóng vệ tinh, món quà dâng lên lãnh tụ Kim Nhật Thành
      Một thời sự khác liên quan đến châu Á đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý với mối quan ngại trong những ngày này dó là việc Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng vệ tinh trong khoảng từ ngày 12 đến 15/4, để chào mừng ngày sinh nhật Kim Nhật Thành, người khai sinh ra chế độ Cộng sản Bình Nhưỡng. Libération chạy tựa một cách ví von “Bắc Triều Tiên tặng nhau màn pháo hoa đầy nguy hiểm”.
      Libération đánh giá, việc đưa vào quỹ đạo vệ tinh để chào mừng người “kế tục vĩ đại” Kim Jong Un được đặt vào quỹ đạo của quyền lực. Sự kiện này cũng để chào mừng một sự kiện khác long trọng hơn đó là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của Kim Nhật Thành vị cha đẻ ra chế độ Bình Nhưỡng vào ngày 15/4. Mọi việc đã quyết, mặc dù bị cộng đồng quốc tế lên án, Bình Nhưỡng khăng khăng vẫn sẽ phóng tên lửa Ngân hà -3 để đưa vệ tinh Quang Minh Tinh -3 nặng 100 kg vào quỹ đạo cách trái đất 500km.
      Tại sao một việc phóng vệ tinh đơn thuần như vậy lại khiến cả thế giới quan tâm đến như vậy. Ngoài những nguy hiểm mang tính chất một tai nạn có thể xảy ra trên hành trình bay của tên lửa thì các nước láng giềng của Bắc Triều Tiên chủ yếu nghi ngại việc phóng vệ tinh này là một vụ thử tên lửa đạo đạo tầm xa trá hình như Bình Nhưỡng đã làm hồi năm 2009.
      Sau sự phản đối gay gắt của Hoa Kỳ và các đồng minh châu Á, Nga cũng lên án dự định phóng vệ tinh này của Bình Nhưỡng. Theo Matxcơva, việc làm này là bằng chứng chứng Bắc Triều Tiên “coi thường” các quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm Bình Nhưỡng tiến hành mọi vụ thử hạt nhân hay tên lửa đạn đạo. Bắc Kinh, đồng minh thân cận của Bình Nhưỡng cũng phải lên tiếng kêu gọi “kiềm chế” nhưng cuối cùng cũng tỏ ra bất lực không can ngăn được.
      Tại sao Bình Nhưỡng vẫn nhất quyết tiến hành chương trình vũ trụ và hạt nhân? Được AFP hỏi về các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, ngày hôm qua ông Ryu Kum-chol, phó giám đốc Cơ quan phát triển không gian thuộc Ủy ban nhà nước về công nghệ vũ trụ Bắc Triều Tiên đã bác bỏ rằng “ Chúng tôi không công nhận những nghị quyết xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi” và khẳng định lại việc phóng vệ tinh này là món quà của nhân dân dâng lên Kim Nhật Thành nhân 100 năm ngày sinh và đây không thể là một vụ thử tên lửa”.
      Syria: Damas chơi trò câu giờ
      Một thời sự khác cũng đang được thế giới theo dõi với mối quan ngại không kém đó là những diễn biến về tình hình Syria. Các báo Pháp hôm nay đầy kín các bài xã luận, phân tích về tình hình Syria khi hết hạn tối hậu thư của Liên Hiệp Quốc, yêu cầu Damas rút quân đội ra khỏi các thành phố có gia tranh với quân nổi dậy trước ngày thứ Năm.
      Libération tóm lược lại tình hình Syria sau một năm khủng hoảng: Ít nhất 10 nghìn người chết, các thành phố bị chính quân đội của họ tàn phá không thương tiếc, hàng ngàn người dân phải bỏ chạy khỏi đất nước và chế độ thì ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế. Bất chấp, chế độ Damas vẫn nghênh ngang coi thường tất cả. Hôm qua là ngày đầu tiên kế hoạch đưa Syria thóat khỏi khủng hoảng do ông Kofi Annan, đặc sứ của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập, đề nghị bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, Damas phải rút quân đội ra khỏi các thành phố họ đang oanh tạc. Nhưng Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc ngay lập tức cho biết Damas không tuân thủ kế hoạch.
      Le Monde nhận định, đến lúc này “ Damas vẫn phớt lờ kế hoạch Annan và gia tăng trấn áp”. Nhật báo Libération thì nhận “thất bại của kế họach Annan cho thấy chiến lược kéo dài thời gian của phe Assad”. Chính phủ Syria một mặt cho biết họ ủng hộ giải pháp thông qua đàm phán để chấm dứt cuộc nội chiến đã lan tràn khắp đất nước nhưng mặt khác Damas vẫn duy trì việc triển khai quân đội nhằm đè bẹp lực lượng nổi dậy bằng vũ lực. Những lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moo vẫn bị Damas bỏ ngoài tai.
      Báo le Figaro thì phân tích : « Bacchar al-Assad vẫn diễn trò chơi quen thuộc đó là phủ nhận lời hứa, thêm điều kiện và kéo dài thời gian. Cho dù nửa thế giới đều nhận định chế độ bạo chúa khát máu này coi như đã sụp đổ, Le Figaro nhận định, Chừng nào chế độ Damas còn có duy trì được liên minh vững chắc với Matxcơva để được cung cấp vũ khí và với Teheran để được hậu thuẫn cho các hành động trấn áp thì chừng đó sẽ rất ít cơ may ngăn chặn cuộc nội chiến bằng các họat động ngoại giao.
      Phần cuối mục điểm báo hôm nay là một thông tin y tế liên quan đến khu vực Đông Nam Á.
      Báo Le Monde có bài viết về tình trạng kháng thuốc điều trị bệnh sốt rét đang có chiều hướng phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Le Monde cho biết một nghiên cứu công bố đầu tháng tư vừa qua trên tạp chí y tế Anh The Lancet hiện nay tình trạng kháng thuốc sốt rét tại khu vực biên giới Thái Lan và Miến Điện đang tăng mạnh. 20% bệnh nhân sốt rét trong khu vực này phải mất thời gian điều trị dài gấp hai đến ba lần so với cách đây 10 năm.
      Hiện tại người ta vẫn không hiểu nguyên nhân do đâu có hiện tượng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. Các chuyên gia y tế cảnh báo phải có những quỹ thích hợp dành cho công tác phòng chống sốt rét. Trong khi đó quỹ thế giới phòng chống sida, lao và sốt rét mới đây thông báo cho biết quỹ này đang ngày càng cạn nguồn tài chính cho các chương trình phòng chống bệnh trong năm 2013 do sự đóng góp của các nhà tài trợ đã bị giảm đi nhiều.
      http://vi.rfi.fr/chau-a/20120411-nhung-ty-phu-do-trung-quoc-ho-la-ai/

      Geen opmerkingen:

      Een reactie posten