maandag 15 september 2014

Một ngày của học sinh cấp 3 tại Hàn Quốc

 Một ngày của học sinh cấp 3 tại Hàn Quốc

01:05:10 15/09/2014

Học sinh Hàn Quốc khá thông minh. Họ liên tục có mặt trong bảng xếp hạng hàng đầu thế giới về đánh giá năng lực học sinh, đặc biệt là trong lĩnh vực Toán học.

Mục tiêu của nhiều học sinh thường chỉ gói gọn trong hai lựa chọn, một là đậu vào top ba trường đại học uy tín nhất Hàn Quốc: đại học Quốc gia Hàn Quốc, đại học Hàn Quốc hoặc đại học Yonsei, lựa chọn còn lại đi du học. 

Đây là quốc gia gửi sinh viên du học nước ngoài nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, với con số ước tính khoảng 350.000 sinh viên. Theo New York Times, Hàn Quốc đang chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số sinh viên quốc tế tại Mỹ.

Sau đây là môt ngày của học sinh phổ thông ở Hàn Quốc qua những gì các bạn đã trả lời phỏng vấn. Lưu ý rằng, bài viết này đề cập đến những học sinh có tham gia các trường học hay học viện tư nhân dạy thêm (hagwon). Mặc dù giá cả của các học viện này có thể chấp nhận được đối với các gia đình trung lưu, nhưng không phải tất cả học sinh đều có thể tham gia. Nói cách khác, những học sinh có điều kiện theo học tại các học viện, có lợi thế ban đầu tốt hơn những người không tham gia lớp học thêm.

Một ngày đến trường của Park Hyeun Jung

Từ thứ hai cho đến thứ bảy, tớ thức dậy trong khoảng từ 6:30 đến 7:00, nhanh chóng xử lý bữa sáng gồm cơm và canh rong biển, khoác lên người bộ đồng phục và đi bộ tới trường. Một số bạn của tớ nhà ở xa trường nên phải đón xe buýt, do đó họ phải thức dậy từ sớm để chuẩn bị.

Các môn học bao gồm Toán, Khoa học, Quốc văn, Đạo đức, Xã hội học, tiếng Anh, Giáo dục Thể chất, Âm nhạc và Mỹ thuật. Toán và Xã hội học là hai môn học yêu thích của tớ. Mỗi sáng, tớ dành khoảng hai tiếng để giải quyết đống bài tập của lớp học chiều.

Sau giờ lên lớp, tớ thường tự học trong thư viện từ 15:00 đến 17:00. Thời gian này, tớ cố gắng hoàn thành bài tập ở các lớp học thêm. Một số bài tập khá khó nhưng nhờ vậy mà tớ giỏi hơn từng ngày. Nếu tớ không hoàn thành bài tập được giao, học viện sẽ gọi điện báo với mẹ. Mà điều đó chẳng vui chút nào.

Tớ đến học viện để bồi dưỡng thêm môn Toán, Khoa học và tiếng Anh. Một vài người bạn của tớ tham gia tại các trung tâm khác nhau cho mỗi môn học, nhưng tớ chỉ học tại một nơi.

Ba ngày một tuần là thời gian cho lớp học thêm Toán và tiếng Anh. Còn Khoa học và Quốc ngữ có lịch học là hai ngày một tuần. Mỗi môn có thời lượng lên lớp là hai tiếng. Trong giờ học Toán, chúng tớ chủ yếu giải quyết các vấn đề liên quan đến hình học, và điều đó thật sự rất thú vị. Lớp học tiếng Anh khá tốt mặc dù các giáo viên nước ngoài khá buồn cười, ít nhất họ cũng không giao quá nhiều bài tập về nhà. Tớ nghĩ họ lười. Giáo viên người Hàn đảm nhận lớp tiếng Anh thì công việc chủ yếu là ghi nhớ từ vựng và dịch các bài viết.

Tớ rời lớp học thêm vào khoảng 22:00. Tớ từng ở lại trễ hơn nhưng gần đây chính quyền đã thông qua dự luật bắt buộc các trung tâm hoặc học viện phải đóng cửa lúc 22:00. Về nhà sau một ngày học tập, tớ dùng bữa tối với gia đình. Bố thường có mặt để bàn ăn đông đủ nhưng đôi lúc bố bận rộn đến mức tớ thậm chí không thấy mặt bố trong vài ngày liền. Bố rời nhà trước khi tớ thức giấc và về khi tớ đã ngủ say.

Sau bữa tối, tớ học và làm bài tập về nhà. Gia đình tớ mới chuyển đến một căn hộ lớn hơn để tớ và em gái có riêng một phòng dùng cho việc học. Tối nay, em gái tớ phải hoàn thành bài tập tiếng Anh là dịch một bài văn dài bốn trang giấy trước khi đến lớp vào ngày mai. Cuối tuần tớ sẽ có một bài kiểm tra toán và có lẽ tớ sẽ thức đến một hoặc hai giờ sáng để ôn tập. Tớ rất mệt và tất cả những gì tớ muốn làm hiện giờ là đi ngủ, nhưng tớ phải hoàn thành bài tập trước. Nếu không làm vậy, tương lai của tớ sẽ bị hủy hoại mất.

Cuối cùng, chúc ngủ ngon.

Chúng ta học được gì?

Nếu so sánh với người phương Tây, dễ dàng nói rằng những đứa trẻ này đang làm việc quá vất vả. Chúng không có thời gian rảnh để chơi đùa hay phát triển sở thích cá nhân. Tuy nhiên, hãy xem bạn rút ra được điều gì và người Hàn Quốc đạt được những gì qua cách học đó.

Đôi khi học thuộc lòng có ích lợi của nó. Bạn không phải mất thời gian để tra Google về từ vựng hay công thức Toán học. Bạn bè và đồng nghiệp có ảnh hưởng nhiều hơn bạn nghĩ. Sẽ thật xấu hổ nếu bạn lười biếng trong khi tất cả đều đang chăm chỉ làm việc. Bạn càng có ít thời gian rảnh thì những thứ có giá trị càng mau chóng đến với bạn. Hãy tận dụng tối đa những gì bạn có.

Ngày nay, Hàn Quốc là một nước công nghiệp và hiện đại nhưng theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (nguồn BBC), 40 năm trước, Hàn Quốc cũng giống như Afghanistan, là một trong những nước nghèo nhất thế giới.

Làm thế nào Hàn Quốc thoát khỏi mớ hỗn độn đó? Họ xắn tay áo và xây dựng một loạt nhà máy, học hỏi các nước tân tiến, học tập và nghiên cứu ngày đêm, hầu hết mọi người đều làm thêm giờ. Trong một thời gian ngắn, thông qua làm việc, nỗ lực và mồ hôi, Hàn Quốc chuyển mình từ một đống hỗn độn bị chiến tranh tàn phá thành một trong những quốc gia giàu nhất châu Á.

Có gì lạ khi học sinh Hàn Quốc học tập chăm chỉ như vậy?

Nguồn: Happenchance

Theo
Bút Hoa / MASK Online
http://kenh14.vn/hoc-duong/mot-ngay-cua-hoc-sinh-cap-3-tai-han-quoc-20140914042355817.chn

 Ngẫm nghĩ từ chuyện học của người Hàn Quốc

00:00:15 16/01/2014

Tôi may mắn đã sống, nghiên cứu và học tập ở Hàn Quốc một thời gian, và thấy được cách giáo dục của họ có nhiều điều mà chúng ta cần suy ngẫm.

Học cùng tôi, có một cặp vợ chồng người Việt làm nghiên cứu sinh, mang theo một cô con gái nhỏ lúc mới sang cháu được hơn một tuổi, và gia đình anh bạn tôi đã gửi cháu đi học mẫu giáo cùng trẻ em Hàn. Cháu được các cô chăm sóc dạy dỗ rất chu đáo, và một cách tự nhiên, theo thời gian cháu dùng tiếng Hàn rất tốt. Phương châm của họ đúng là “học mà chơi chơi mà học”, khi cháu được 3-4 tuổi, ngoài học tiếng Hàn, và những ý niệm cơ bản về thế giới, khoa học, cháu cũng được học chữ cái tiếng Anh, học nhạc, thậm chí được nghe nhạc “thính phòng”, và được tham gia các buổi dã ngoại, không có bố mẹ đi cùng... Không hiểu các cô dạy thế nào, mà bé rất ngoan, tính tự lập rất cao, tự ăn, tự làm nhiều việc, và biết nghe lời bố mẹ. Ở nhà bố mẹ dùng tiếng Việt và tiếng Anh, nên bé lại học được tiếng Việt, và do đó bé nói được 2 ngôn ngữ Hàn – Việt, và một chút tiếng Anh. Trong câu chuyện, nhiều lúc bé nói có sự pha trộn các ngôn ngữ, làm người đối diện phải vò đầu một lúc mới hiểu bé nói gì, và phì cười về sự ngộ nghĩnh đáng yêu đó.

Ngẫm nghĩ từ chuyện học của người Hàn Quốc 1
Trong trường đại học, tôi thấy sinh viên họ học thực sự chăm chỉ và vất vả. Họ học rất nhiều môn, từ các môn chuyên ngành, các môn lý luận chung đến ngoại ngữ. Điều đáng nói, là khả năng tự học của họ rất cao. Giáo sư thường ít dạy, mà người dạy sinh viên đại học lại là nghiên cứu sinh, học viên cao học như chúng tôi. Và người dạy chỉ hướng dẫn, còn người học thì chủ động sáng tạo, và tự học. Buổi tối, khi tôi ghé qua những phòng tự học, thường mỗi ký túc xá đều có phòng riêng, bạn sẽ thấy không còn một chỗ trống, và nhất là vào mùa thi, có những sinh viên họ mặc cả quần áo ngủ, đem theo đồ ăn, cùng một đống sách dày cộp để tự học.

Nhiều người sợ không còn chỗ tự học, nên chiếm chỗ trước bằng cách đặt đồ (sách, vở, tài liệu…) tại một bàn nào đó. Nhiều hôm 2-3h sáng, tôi vẫn thấy nhiều sinh viên ở phòng tự học. Đến kỳ thi, họ cũng thi giống chúng ta, thi trắc nghiệm, tự luận hoặc vấn đáp. Phần lớn sinh viên rất tự trọng, nếu không làm được bài thì họ nộp giấy trắng, không hỏi bài, không ngồi “câu giờ” hoặc quay cóp, tuy nhiên vẫn có một vài cá nhân gian lận. Ở bậc này, việc học kiến thức rất quan trọng, giáo sư đánh giá và chấm bài cực kỳ cẩn thận.

Ngẫm nghĩ từ chuyện học của người Hàn Quốc 2
Người Hàn giống chúng ta, họ học thêm cũng khá nhiều, nhất là các môn ngoại ngữ, như tiếng Anh, và các bậc cha mẹ rất chú trọng trong việc học thêm và học ngoại ngữ của con. Nên bạn sẽ thấy không bất ngờ, khi gặp những tờ rơi, những thông tin trên mạng về việc một ông bố/bà mẹ Hàn thông báo rằng, họ có phòng ở miễn phí hoặc giảm giá cho người nước ngoài, với điều kiện bạn phải luôn sử dụng tiếng Anh trong nhà của họ. Mục đích là họ muốn tạo điều kiện cho con em mình học ngoại ngữ.

Với các bậc sau đại học (thạc sỹ, và tiến sỹ), người ta đánh giá người học dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học, mà cụ thể là số bài báo khoa học quốc tế. Họ cũng lấy số bài báo quốc tế, chất lượng làm tiêu chí để người học được tốt nghiệp hay không, và khi nào thì bảo vệ. Ở bậc này, giáo sư không đề cao việc học kiến thức lắm, nên việc học các môn khá nhẹ nhàng, nhưng việc nghiên cứu để đáp ứng các điều kiện về bài báo khoa học thì phải nói là “khắc nghiệt”. Có người hơn 8 năm mới tốt nghiệp tiến sỹ, có người không thể tốt nghiệp được, nhưng cũng có người tài giỏi chỉ sau 3,5 năm đã tốt nghiệp cả thạc sỹ và tiến sỹ - ở Hàn cho phép học thẳng từ đại học lên tiến sỹ. Nên không lạ gì khi bạn thấy các phòng thí nghiệm ở Hàn có ánh đèn 24h/ngày và 7 ngày/tuần, hoặc thấy nghiên cứu sinh ra về lúc 1-2h sáng, hoặc muộn hơn, có người gần như “ăn ngủ” ở phòng thí nghiệm. 

Ngẫm nghĩ từ chuyện học của người Hàn Quốc 3

Điều này cho thấy, sự coi trọng và đầu tư thích đáng, định hướng đúng trong nghiên cứu đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển về công nghệ và giúp Hàn Quốc trở nên phát triển như hiện nay. Cũng không khó hiểu khi thấy các ngành khoa học mũi nhọn như Công nghệ thông tin, Sinh-y, Công nghệ vật liệu… ở Hàn Quốc được đánh giá là rất mạnh, thậm chí dẫn đầu trên thế giới.
 
Theo
Tản Viên / Pháp Luật Xã Hội


Geen opmerkingen:

Een reactie posten