Tin tức / Thế giới / Châu Á
Úc chia rẽ vì việc bán nông trại cho người nước ngoài
Một số nhà lập pháp bảo thủ cảnh báo rằng bán đất nông trại cho người nước ngoài sẽ tạo ra nguy cơ mất đi quyền kiểm soát đối với nguồn cung ứng lương thực của Úc.
SYDNEY
— Việc bán đất nông trại loại tốt cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục gây chia rẽ ở Úc. Những người cho rằng việc đầu tư của nước ngoài rất quan trọng cho sự thịnh vượng đã gặp phải sự thách thức của những người không muốn nhượng sự kiểm soát nguồn cung cấp lương thực quốc gia cho người nước ngoài. Ðứng giữa cuộc tranh cãi dữ dội này là Thủ tướng Tony Abbott.
Thủ tướng Abbott tin rằng đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong nông nghiệp, là quan trọng đối với sự thịnh vượng trong tương lai của nước Úc, nhưng ông khẳng định rằng cần phải giám sát kỹ càng để bảo đảm việc đó phù hợp với lợi ích quốc gia.
Trong lúc sự bùng nổ khai thác mỏ sinh lợi trong hàng thập kỷ đang bắt đầu mờ nhạt, chính quyền Canberra cho rằng Úc rất thích hợp để đáp ứng nhu cầu về lương thực đang tăng vọt trong giới trung lưu ngày càng đông ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Thủ tướng Abbott tin rằng đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong nông nghiệp, là quan trọng đối với sự thịnh vượng trong tương lai của nước Úc, nhưng ông khẳng định rằng cần phải giám sát kỹ càng để bảo đảm việc đó phù hợp với lợi ích quốc gia.
Trong lúc sự bùng nổ khai thác mỏ sinh lợi trong hàng thập kỷ đang bắt đầu mờ nhạt, chính quyền Canberra cho rằng Úc rất thích hợp để đáp ứng nhu cầu về lương thực đang tăng vọt trong giới trung lưu ngày càng đông ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Chính quyền ông Abbott muốn khu vực phía bắc thưa thớt dân cư của Úc trở thành vựa lương thực của Châu Á, và một kế hoạch chi tiết dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay.
Phát biểu ở Indonesia trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Abbott đã tìm cách thúc đẩy cho những dự án đầu tư vào các nông trại ở Úc.
“Doanh nghiệp Úc chưa bao giờ hứng thú hơn hiện nay trong việc khám phá các cơ hội đầu tư và xây dựng mối quan hệ đối tác để chuyển giao các kỹ năng và xây dựng các ngành công nghiệp địa phương ở tại đây và tại quê nhà. Tôi cũng rất hoan nghênh việc Indonesia muốn đầu tư ở Úc, bao gồm lĩnh vực nông nghiệp. Chúng tôi đang mở cửa cho việc đầu tư để xây dựng sự thịnh vượng cho cả hai quốc gia”.
Chính quyền ông Abbott đang đối diện với áp lực chính trị từ trong chính hàng ngũ của mình. Một số nhà lập pháp bảo thủ cảnh báo rằng bán đất nông trại cho người nước ngoài sẽ tạo ra nguy cơ mất đi quyền kiểm soát đối với nguồn cung ứng lương thực của Úc.
Quan điểm này có được sự tán đồng của ông Bob Katter, một đại biểu độc lập tại quốc hội. Ông đã than phiền về việc Úc từ bỏ những tài sản nông nghiệp chính yếu của mình
“Mỗi nhà máy sản xuất thực phẩm từ sữa ở Úc trước đây là do người Úc sở hữu. Bây giờ 4/5 nền công nghiệp chính yếu này thuộc sở hữu của nước ngoài. Sáu công ty lớn trong ngành khai thác hầm mỏ, tất cả là do người Úc sở hữu vào 16, 17 năm trước. Bây giờ tất cả đều do nước ngoài làm chủ”.
Phát biểu ở Indonesia trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Abbott đã tìm cách thúc đẩy cho những dự án đầu tư vào các nông trại ở Úc.
“Doanh nghiệp Úc chưa bao giờ hứng thú hơn hiện nay trong việc khám phá các cơ hội đầu tư và xây dựng mối quan hệ đối tác để chuyển giao các kỹ năng và xây dựng các ngành công nghiệp địa phương ở tại đây và tại quê nhà. Tôi cũng rất hoan nghênh việc Indonesia muốn đầu tư ở Úc, bao gồm lĩnh vực nông nghiệp. Chúng tôi đang mở cửa cho việc đầu tư để xây dựng sự thịnh vượng cho cả hai quốc gia”.
Chính quyền ông Abbott đang đối diện với áp lực chính trị từ trong chính hàng ngũ của mình. Một số nhà lập pháp bảo thủ cảnh báo rằng bán đất nông trại cho người nước ngoài sẽ tạo ra nguy cơ mất đi quyền kiểm soát đối với nguồn cung ứng lương thực của Úc.
Quan điểm này có được sự tán đồng của ông Bob Katter, một đại biểu độc lập tại quốc hội. Ông đã than phiền về việc Úc từ bỏ những tài sản nông nghiệp chính yếu của mình
“Mỗi nhà máy sản xuất thực phẩm từ sữa ở Úc trước đây là do người Úc sở hữu. Bây giờ 4/5 nền công nghiệp chính yếu này thuộc sở hữu của nước ngoài. Sáu công ty lớn trong ngành khai thác hầm mỏ, tất cả là do người Úc sở hữu vào 16, 17 năm trước. Bây giờ tất cả đều do nước ngoài làm chủ”.
Cuộc tranh cãi về sở hữu nước ngoài có phần chắc sẽ gây chia rẽ nhiều hơn nữa vì ngày càng có nhiều người nước ngoài giàu có xem xét tới việc mua đất nông trại của Úc, theo ông Keith Suter, một nhà phân tích ngoại giao.
“Ðiều này tạo ra căng thẳng, đặc biệt trong trong các đảng phái chính trị, không dựa trên ý thức hệ; cánh tả và cánh hữu. Tôi nghĩ nó chia rẽ cả hai đảng. Một bên quan tâm về vấn đề kinh tế hơn nói “chúng ta phải có đầu tư nước ngoài. Chúng ta cần số tiền đó đổ vào đất nước”, và bên kia thì nói 'không, chúng ta nên đóng cửa kinh tế. Chúng ta nên hạn chế lượng sở hữu nước ngoài'.
Vào cuối năm 2012, nguời Trung Quốc là các nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 9 trong lĩnh vực nông nghiệp của Úc, với tỉ lệ 3%; trong khi các nhà đầu tư Mỹ sở hữu 24% và Nhật 10%, theo nghiên cứu của công ty tài chánh KPMG và trường đại học Sydney. Nghiên cứu cũng cho biết Trung Quốc sở hữu chưa tới 1% đất nông nghiệp ở Úc.
Ông Keith Suter cho rằng có ba lý do làm cho đầu tư Trung Quốc trong nông nghiệp tăng lên.
“Một là họ muốn có đất để bảo đảm an ninh lương thực. Hai là họ muốn có những nơi khác cho việc đầu tư, và ba là Úc chính là địa điểm tốt để đầu tư. Chúng tôi không có truyền thống bất ổn về hoạt động chính trị. Thậm chí một số người còn nói rằng chúng tôi đang lâm vào tình trạng 'hôn mê' trong hoạt động chính trị. Chúng tôi không bất ngờ tịch thu tài sản. Chúng tôi là một đất nước thân thiện và luôn mở rộng vòng tay chào khách”.
Kế hoạch thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước Úc của ông Tony Abbott sẽ bị lệ thuộc vào ngoại hối bởi vì vốn trong nước không đủ để tài trợ cho các dự án lớn như vậy.
Ông Ben Saul, giáo sư luật quốc tế của trường đại học Sydney, cho rằng quốc tịch của nhà đầu tư không nên là một yếu tố quyết định.
“Quan điểm của tôi là tại sao quốc tịch của nhà đầu tư lại là vấn đề? Một người Úc giàu có, làm việc vì lợi ích riêng, làm chủ rất nhiều đất nông nghiệp hay một công ty Trung Quốc giàu có, làm việc vì lợi ích riêng, sở hữu rất nhiều đất đai, điều đó không là vấn đề nếu chúng ta vẫn có quyền đưa ra các điều lệ quy định về việc sử dụng đất và bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn lao động hoặc bất cứ điều gì anh muốn quản lý. Thật khó để hiểu được tại sao quyền sở hữu lại là một vấn đề”.
Một công ty Indonesia gần đây đã mua hai trang trại lớn ở khu vực trang trại miền Bắc nước Úc và tháng 5 năm ngoái, chính quyền tiểu bang Tây Úc đã chọn một công ty Trung Quốc để phát triển 13.400 ha đất trang trại.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc không phê chuẩn kế hoạch của một công ty Mỹ để mua lại công ty ngũ cốc GrainCorp vào tháng 11 cho thấy chính quyền bảo thủ Úc vẫn rất cẩn trọng đối với việc bán các tài sản chính yếu cho người nước ngoài.
“Ðiều này tạo ra căng thẳng, đặc biệt trong trong các đảng phái chính trị, không dựa trên ý thức hệ; cánh tả và cánh hữu. Tôi nghĩ nó chia rẽ cả hai đảng. Một bên quan tâm về vấn đề kinh tế hơn nói “chúng ta phải có đầu tư nước ngoài. Chúng ta cần số tiền đó đổ vào đất nước”, và bên kia thì nói 'không, chúng ta nên đóng cửa kinh tế. Chúng ta nên hạn chế lượng sở hữu nước ngoài'.
Vào cuối năm 2012, nguời Trung Quốc là các nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 9 trong lĩnh vực nông nghiệp của Úc, với tỉ lệ 3%; trong khi các nhà đầu tư Mỹ sở hữu 24% và Nhật 10%, theo nghiên cứu của công ty tài chánh KPMG và trường đại học Sydney. Nghiên cứu cũng cho biết Trung Quốc sở hữu chưa tới 1% đất nông nghiệp ở Úc.
Ông Keith Suter cho rằng có ba lý do làm cho đầu tư Trung Quốc trong nông nghiệp tăng lên.
“Một là họ muốn có đất để bảo đảm an ninh lương thực. Hai là họ muốn có những nơi khác cho việc đầu tư, và ba là Úc chính là địa điểm tốt để đầu tư. Chúng tôi không có truyền thống bất ổn về hoạt động chính trị. Thậm chí một số người còn nói rằng chúng tôi đang lâm vào tình trạng 'hôn mê' trong hoạt động chính trị. Chúng tôi không bất ngờ tịch thu tài sản. Chúng tôi là một đất nước thân thiện và luôn mở rộng vòng tay chào khách”.
Kế hoạch thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước Úc của ông Tony Abbott sẽ bị lệ thuộc vào ngoại hối bởi vì vốn trong nước không đủ để tài trợ cho các dự án lớn như vậy.
Ông Ben Saul, giáo sư luật quốc tế của trường đại học Sydney, cho rằng quốc tịch của nhà đầu tư không nên là một yếu tố quyết định.
“Quan điểm của tôi là tại sao quốc tịch của nhà đầu tư lại là vấn đề? Một người Úc giàu có, làm việc vì lợi ích riêng, làm chủ rất nhiều đất nông nghiệp hay một công ty Trung Quốc giàu có, làm việc vì lợi ích riêng, sở hữu rất nhiều đất đai, điều đó không là vấn đề nếu chúng ta vẫn có quyền đưa ra các điều lệ quy định về việc sử dụng đất và bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn lao động hoặc bất cứ điều gì anh muốn quản lý. Thật khó để hiểu được tại sao quyền sở hữu lại là một vấn đề”.
Một công ty Indonesia gần đây đã mua hai trang trại lớn ở khu vực trang trại miền Bắc nước Úc và tháng 5 năm ngoái, chính quyền tiểu bang Tây Úc đã chọn một công ty Trung Quốc để phát triển 13.400 ha đất trang trại.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc không phê chuẩn kế hoạch của một công ty Mỹ để mua lại công ty ngũ cốc GrainCorp vào tháng 11 cho thấy chính quyền bảo thủ Úc vẫn rất cẩn trọng đối với việc bán các tài sản chính yếu cho người nước ngoài.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten