Tham nhũng, vấn nạn của Liên hiệp châu Âu
Tham nhũng trong Liên Hiệp Châu Âu
AFP/Philippe Huguen
Liên hiệp châu Âu lao đao trong khủng hoảng tài chính từ nhiều năm qua, vậy mà mỗi năm nạn tham nhũng đang lấy đi của lục địa này 120 tỷ euro. Trên đây là kết luận đầu tiên của báo cáo về vấn nạn tham nhũng vừa được Ủy ban châu Âu công bố ngày 03/02/2014. Kết luận thứ 2 của báo cáo là dù mức độ có khác nhau ở từng nước nhưng không quốc gia nào trong số 28 thành viên Liên hiệp giữ được trong sạch hoàn toàn.
Hầu hết các báo Pháp không thể thờ ơ với đề tài này. Trang kinh tế báo Le Monde chạy tựa : « Tham nhũng, căn bệnh châu Âu ». Trong khi đó nhật báo Công giáo La Croix than vãn : « Tham nhũng, thảm họa của tất cả các nước Liên hiệp châu Âu ». Le Figaro quan tâm trực tiếp đến trường hợp của nước Pháp với bài : « Tham nhũng lớn : Pháp quá thụ động ».
Không phải khi công bố báo cáo trên thì dư luận châu Âu mới nhận thấy tham nhũng đang trở nên phổ biến ở khắp châu Âu. Le Monde cho biết, một cuộc thăm dò dư luận được tiến hành từ đầu năm 2013 đã cho thấy, 56% người dân châu Âu cho rằng tham nhũng đang phát triển mạnh ở lục địa này trong những năm qua và 81% người được hỏi tố cáo mối liên hệ quá « khăng khít » giữa giới chính trị và các lãnh đạo kinh tế, 75% lãnh đạo các doanh nghiệp thừa nhận tham nhũng có ở đất nước họ.
Le Monde dẫn lời của bà Cecilia Malmstrom, ủy viên đặc trách nội vụ châu Âu bình luận : « Tham nhũng đang làm sói mòn lòng tin của công dân trong các thể chế dân chủ và Nhà nước pháp quyền, gây tổn hại cho nền kinh tế và tước đoạt các khoản thu nhập của Nhà nước mà người dân đang rất cần ».
Đứng hàng đầu trong số các nước tham nhũng tràn lan nhất là Hy Lạp. Mặc dù nước này đã có nhiều cố gắng như chỉ định một điều phối viên quốc gia chống tham nhũng, nhưng hiện tượng hối lộ, lót tay vẫn cứ diễn ra. Xếp hạng sau nhà vô địch Hy Lạp là đến các thành viên như Hungari, Litva, Ba Lan và Roumani. Những nước bắc Âu cùng với Đức và Anh là những nước quản lý tốt được tham nhũng.
Theo Le Monde, đó là những nước có cơ chế giám sát tài chính rất chặt chẽ các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao, có các biện pháp xử phạt mạnh mẽ các trường hợp tham nhũng. Lấy thí dụ như Anh, năm 2011 nước này đã thông qua một bộ luật chống tham nhũng được cho là nghiêm khắc nhất thế giới, theo đó phạt nặng từ đối tượng tham nhũng cho đến truy cứu trách nhiệm hình sự cả các công ty để xảy ra tham nhũng.
Hay như ở Đức, hiệp hội các thành phố đã soạn thảo ra một danh sách dài các biện pháp chống tham nhũng, đặc biệt trong các dự án dùng ngân sách Nhà nước như cấm nhận quà cáp, kiểm soát chặt chi tiêu tài chính bằng các cơ quan giám sát độc lập, đưa vào danh sách đen các doanh nghiệp dính líu đến tham nhũng không cho tham gia các dự án dùng ngân sách Nhà nước....
Pháp : Bất lực với tham nhũng lớn
Pháp được xếp vào vị trí thứ 10. Tuy nhiên Le Figaro dẫn báo cáo điều tra của Ủy ban châu Âu cho biết là khác với các nước trong Liên hiệp, Pháp tránh được tình trạng « tham nhũng vặt » như kiểu hối lộ, lót tay thông thường, thế nhưng tham nhũng lớn thì lại không chống được, đặc biệt trong việc phân bổ các dự án theo ngân sách Nhà nước và đàm phán các hợp đồng lớn với nước ngoài. Theo Le Figaro, Pháp là nước có tới 70 đến 80% các nghị sĩ quốc hội giữ thêm ít nhất một chức vụ khác. Điều này có thể dẫn đến tình trạng « xung đột lợi ích », một mảnh đất tốt cho tham nhũng nảy nở. Châu Âu cũng phê bình Pháp là quá thụ động, không có đủ các công cụ pháp lý xử lý các trường hợp công dân Pháp tham nhũng ở nước ngoài.
Thái Lan : Nền dân chủ đang bị đe dọa
Thời sự Thái Lan sau cuộc bầu cử trước thời hạn diễn ra trong sự chống đối hỗn loạn hôm 02/02/2014 vừa rồi vẫn là điểm nóng được quan tâm. Nhật báo L’Humanité ghi nhận, « sau khi đã gây rối loạn việc tổ chức bầu cử Quốc hội, khoảng vài trăm người biểu tình của phe đối lập chống dân chủ từ hôm qua vẫn tiếp tục duy trì áp lực đòi chính phủ từ chức ».
Theo tờ báo, sau cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan vẫn tiếp tục bế tắc, dường như đất nước Thái Lan đang bị tê liệt. Đối lập thì khẳng định cuộc bầu cử vừa rồi không hợp lệ, trong khi đảng Puea Thai thì chưa dám chắc cuộc bỏ phiếu vừa rồi có bầu được 95% trong tổng số 500 nghị sĩ cần thiết cho Quốc hội đi vào hoạt động. Khả năng bầu cử bổ sung cho 10% số phòng phiếu bị đối lập phong tỏa cũng không chắc chắn. Tình hình Thái Lan hiện nay theo nhận định của ông Sunai Phasuk, phát ngôn viên của Human Rights Watch, thì nền dân chủ Thái Lan « đang treo trên sợi chỉ ».
Mục phân tích của L’Humanité đặt câu hỏi : « Cuộc khủng hoảng chính trị này liệu sẽ lại kết thúc bằng đảo chính ? »
Theo phân tích của bài báo : Giờ đây không có gì bảo đảm Thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ vững vàng thoát khỏi khủng hoảng. Việc đối lập tẩy chay bầu cử không khỏi khiến người ta nhớ lại kịch bản năm 2006 khi mà bế tắc về Hiến pháp đã dẫn tới cuộc đảo chính quân sự. Quân đội giữ thái độ mờ nhạt trong việc chấm dứt khủng hỏang hiện nay và để mặc cho các thẩm phán xóa sổ chính phủ. Trường hợp gần tương tự đã xảy ra năm 2008 khi Thủ tướng Samak Sundaravej bị Tòa Bảo hiến ép phải từ chức chỉ vì đã dẫn một chương trình trình nấu ăn trong khi đang đương nhiệm. Hàng loạt các quyết định từ đầu năm của tư pháp Thái đang nhằm làm suy yếu thêm chính phủ hiện nay cho thấy dấu hiệu một cuộc đảo chính Tư pháp đang được định hình.
Cam Bốt : Cuộc đấu tranh của dân nghèo
Nhìn sang nước láng giềng của Thái Lan, nhật báo Libération đến với với cuộc đấu tranh xã hội không kém phần nóng bỏng ở Cam Bốt hồi đầu năm nay qua bài phóng sự dài : « Cam Bốt : Nỗi phẫn nộ của những người có mức sống còm cõi ». Bài báo trở lại với phong trào biểu tình chưa từng có đầu mùa xuân này ở Cam Bốt quy tụ hàng nghìn người lao động đấu tranh đòi có được mức lương tạm sống được.
Căn nguyên của phong trào đấu tranh là trong lúc rất đông người lao động, làm công ở Cam Bốt đang phải sống chật vật với đồng lương rẻ mạt thì các quan chức chính phủ sống trong giàu có xa hoa. Họ xuống đường đấu tranh chỉ mong chính phủ quan tâm để họ có được mức thu nhập 160 đô la một tháng, đủ để sống. Vì thế mà người ta gọi đây là « phong trào 160 đô la ».
Yêu sách của họ không được chính quyền của Thủ tướng Hun Sen lắng nghe mà còn quy chụp người biểu tình câu kết với đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Cam Bốt của Sam Rainsy gây rối để cuối cùng thẳng tay đàn áp. Thế nhưng phong trào vẫn không thể bị dập tắt dù máu của họ đã đổ xuống ( 5 người chết và năm chục người bị thương trong các cuộc biểu tình hồi đầu năm nay). Tác giả bài báo cho biết phong trào đấu tranh của thợ thuyền, nông dân Cam Bốt đang ngày càng thu hút sự ủng hộ của giới trí thức và lan tỏa khắp cả nước nhờ có internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, tờ báo kết luận : Bầu không khí sợ hãi vẫn còn bao trùm trên đất nước Cam Bốt của Hun Sen.
Nhật : Chính quyền lo mai mối cho thanh niên
Trang thế giới của báo la Croix có bài viết về một thực trạng xã hội hiện đại Nhật Bản ngày nay, đó là gần 50% phụ nữ và hơn 60% đàn ông Nhật ở độ tuổi từ 18 đến 34 sống độc thân vì họ không thể tìm được cặp đôi cho mình chứ chưa nói đến hôn nhân, xây dựng ra đình.
Thực trạng này có nguy cơ kéo theo những hệ lụy đáng lo ngại về mặt dân số. Chính quyền Nhật sợ rằng từ nay đến năm 2060, dân số Nhật sẽ bị hao hụt đi tới 1/3, đặt biệt là lúc này dân số Nhật đang rơi vào tình trạng lão hóa. Trước thực tế đó, chính quyền các cấp ở Nhật đang tìm cách khuyến khích tạo điều kiện để nam thanh, nữ tú của xứ phù tang gặp gỡ với nhau để đi đến hôn nhân và sinh con đẻ cái duy trì nòi giống cho đất nước.
Thông tín viên của La Croix cho hay, hiện nay không chỉ các chính quyền địa phương quan tâm đến chuyện mai mối cho thanh niên mà các công ty, hay thậm chí cả nhà chùa cũng thường xuyên tổ chức các buổi lễ hội dưới nhiều hình thức khác nhau mà mục đích để các đôi trai gái Nhật có điều kiện đến với nhau.
Không phải khi công bố báo cáo trên thì dư luận châu Âu mới nhận thấy tham nhũng đang trở nên phổ biến ở khắp châu Âu. Le Monde cho biết, một cuộc thăm dò dư luận được tiến hành từ đầu năm 2013 đã cho thấy, 56% người dân châu Âu cho rằng tham nhũng đang phát triển mạnh ở lục địa này trong những năm qua và 81% người được hỏi tố cáo mối liên hệ quá « khăng khít » giữa giới chính trị và các lãnh đạo kinh tế, 75% lãnh đạo các doanh nghiệp thừa nhận tham nhũng có ở đất nước họ.
Le Monde dẫn lời của bà Cecilia Malmstrom, ủy viên đặc trách nội vụ châu Âu bình luận : « Tham nhũng đang làm sói mòn lòng tin của công dân trong các thể chế dân chủ và Nhà nước pháp quyền, gây tổn hại cho nền kinh tế và tước đoạt các khoản thu nhập của Nhà nước mà người dân đang rất cần ».
Đứng hàng đầu trong số các nước tham nhũng tràn lan nhất là Hy Lạp. Mặc dù nước này đã có nhiều cố gắng như chỉ định một điều phối viên quốc gia chống tham nhũng, nhưng hiện tượng hối lộ, lót tay vẫn cứ diễn ra. Xếp hạng sau nhà vô địch Hy Lạp là đến các thành viên như Hungari, Litva, Ba Lan và Roumani. Những nước bắc Âu cùng với Đức và Anh là những nước quản lý tốt được tham nhũng.
Theo Le Monde, đó là những nước có cơ chế giám sát tài chính rất chặt chẽ các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao, có các biện pháp xử phạt mạnh mẽ các trường hợp tham nhũng. Lấy thí dụ như Anh, năm 2011 nước này đã thông qua một bộ luật chống tham nhũng được cho là nghiêm khắc nhất thế giới, theo đó phạt nặng từ đối tượng tham nhũng cho đến truy cứu trách nhiệm hình sự cả các công ty để xảy ra tham nhũng.
Hay như ở Đức, hiệp hội các thành phố đã soạn thảo ra một danh sách dài các biện pháp chống tham nhũng, đặc biệt trong các dự án dùng ngân sách Nhà nước như cấm nhận quà cáp, kiểm soát chặt chi tiêu tài chính bằng các cơ quan giám sát độc lập, đưa vào danh sách đen các doanh nghiệp dính líu đến tham nhũng không cho tham gia các dự án dùng ngân sách Nhà nước....
Pháp : Bất lực với tham nhũng lớn
Pháp được xếp vào vị trí thứ 10. Tuy nhiên Le Figaro dẫn báo cáo điều tra của Ủy ban châu Âu cho biết là khác với các nước trong Liên hiệp, Pháp tránh được tình trạng « tham nhũng vặt » như kiểu hối lộ, lót tay thông thường, thế nhưng tham nhũng lớn thì lại không chống được, đặc biệt trong việc phân bổ các dự án theo ngân sách Nhà nước và đàm phán các hợp đồng lớn với nước ngoài. Theo Le Figaro, Pháp là nước có tới 70 đến 80% các nghị sĩ quốc hội giữ thêm ít nhất một chức vụ khác. Điều này có thể dẫn đến tình trạng « xung đột lợi ích », một mảnh đất tốt cho tham nhũng nảy nở. Châu Âu cũng phê bình Pháp là quá thụ động, không có đủ các công cụ pháp lý xử lý các trường hợp công dân Pháp tham nhũng ở nước ngoài.
Thái Lan : Nền dân chủ đang bị đe dọa
Thời sự Thái Lan sau cuộc bầu cử trước thời hạn diễn ra trong sự chống đối hỗn loạn hôm 02/02/2014 vừa rồi vẫn là điểm nóng được quan tâm. Nhật báo L’Humanité ghi nhận, « sau khi đã gây rối loạn việc tổ chức bầu cử Quốc hội, khoảng vài trăm người biểu tình của phe đối lập chống dân chủ từ hôm qua vẫn tiếp tục duy trì áp lực đòi chính phủ từ chức ».
Theo tờ báo, sau cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan vẫn tiếp tục bế tắc, dường như đất nước Thái Lan đang bị tê liệt. Đối lập thì khẳng định cuộc bầu cử vừa rồi không hợp lệ, trong khi đảng Puea Thai thì chưa dám chắc cuộc bỏ phiếu vừa rồi có bầu được 95% trong tổng số 500 nghị sĩ cần thiết cho Quốc hội đi vào hoạt động. Khả năng bầu cử bổ sung cho 10% số phòng phiếu bị đối lập phong tỏa cũng không chắc chắn. Tình hình Thái Lan hiện nay theo nhận định của ông Sunai Phasuk, phát ngôn viên của Human Rights Watch, thì nền dân chủ Thái Lan « đang treo trên sợi chỉ ».
Mục phân tích của L’Humanité đặt câu hỏi : « Cuộc khủng hoảng chính trị này liệu sẽ lại kết thúc bằng đảo chính ? »
Theo phân tích của bài báo : Giờ đây không có gì bảo đảm Thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ vững vàng thoát khỏi khủng hoảng. Việc đối lập tẩy chay bầu cử không khỏi khiến người ta nhớ lại kịch bản năm 2006 khi mà bế tắc về Hiến pháp đã dẫn tới cuộc đảo chính quân sự. Quân đội giữ thái độ mờ nhạt trong việc chấm dứt khủng hỏang hiện nay và để mặc cho các thẩm phán xóa sổ chính phủ. Trường hợp gần tương tự đã xảy ra năm 2008 khi Thủ tướng Samak Sundaravej bị Tòa Bảo hiến ép phải từ chức chỉ vì đã dẫn một chương trình trình nấu ăn trong khi đang đương nhiệm. Hàng loạt các quyết định từ đầu năm của tư pháp Thái đang nhằm làm suy yếu thêm chính phủ hiện nay cho thấy dấu hiệu một cuộc đảo chính Tư pháp đang được định hình.
Cam Bốt : Cuộc đấu tranh của dân nghèo
Nhìn sang nước láng giềng của Thái Lan, nhật báo Libération đến với với cuộc đấu tranh xã hội không kém phần nóng bỏng ở Cam Bốt hồi đầu năm nay qua bài phóng sự dài : « Cam Bốt : Nỗi phẫn nộ của những người có mức sống còm cõi ». Bài báo trở lại với phong trào biểu tình chưa từng có đầu mùa xuân này ở Cam Bốt quy tụ hàng nghìn người lao động đấu tranh đòi có được mức lương tạm sống được.
Căn nguyên của phong trào đấu tranh là trong lúc rất đông người lao động, làm công ở Cam Bốt đang phải sống chật vật với đồng lương rẻ mạt thì các quan chức chính phủ sống trong giàu có xa hoa. Họ xuống đường đấu tranh chỉ mong chính phủ quan tâm để họ có được mức thu nhập 160 đô la một tháng, đủ để sống. Vì thế mà người ta gọi đây là « phong trào 160 đô la ».
Yêu sách của họ không được chính quyền của Thủ tướng Hun Sen lắng nghe mà còn quy chụp người biểu tình câu kết với đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Cam Bốt của Sam Rainsy gây rối để cuối cùng thẳng tay đàn áp. Thế nhưng phong trào vẫn không thể bị dập tắt dù máu của họ đã đổ xuống ( 5 người chết và năm chục người bị thương trong các cuộc biểu tình hồi đầu năm nay). Tác giả bài báo cho biết phong trào đấu tranh của thợ thuyền, nông dân Cam Bốt đang ngày càng thu hút sự ủng hộ của giới trí thức và lan tỏa khắp cả nước nhờ có internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, tờ báo kết luận : Bầu không khí sợ hãi vẫn còn bao trùm trên đất nước Cam Bốt của Hun Sen.
Nhật : Chính quyền lo mai mối cho thanh niên
Trang thế giới của báo la Croix có bài viết về một thực trạng xã hội hiện đại Nhật Bản ngày nay, đó là gần 50% phụ nữ và hơn 60% đàn ông Nhật ở độ tuổi từ 18 đến 34 sống độc thân vì họ không thể tìm được cặp đôi cho mình chứ chưa nói đến hôn nhân, xây dựng ra đình.
Thực trạng này có nguy cơ kéo theo những hệ lụy đáng lo ngại về mặt dân số. Chính quyền Nhật sợ rằng từ nay đến năm 2060, dân số Nhật sẽ bị hao hụt đi tới 1/3, đặt biệt là lúc này dân số Nhật đang rơi vào tình trạng lão hóa. Trước thực tế đó, chính quyền các cấp ở Nhật đang tìm cách khuyến khích tạo điều kiện để nam thanh, nữ tú của xứ phù tang gặp gỡ với nhau để đi đến hôn nhân và sinh con đẻ cái duy trì nòi giống cho đất nước.
Thông tín viên của La Croix cho hay, hiện nay không chỉ các chính quyền địa phương quan tâm đến chuyện mai mối cho thanh niên mà các công ty, hay thậm chí cả nhà chùa cũng thường xuyên tổ chức các buổi lễ hội dưới nhiều hình thức khác nhau mà mục đích để các đôi trai gái Nhật có điều kiện đến với nhau.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten