Ngoại giao cứng rắn : Chất keo giúp Pháp hàn gắn quan hệ với Mỹ
Tổng thống Obama niềm nở đón tiếp đồng nhiệm François Hollande - REUTERS /Larry Downing
Theo các nhà phân tích, nhân tố quan trọng hàn gắn quan hệ Paris-Washington, đặc biệt là với Tổng thống François Hollande, lại chính là đường lối đối ngoại cứng rắn của Pháp trên một loạt hồ sơ từ Syria, Iran, cho đến Mali, Trung Phi.
Với thảm đỏ được trải ra tại thủ đô nước Mỹ để đón tiếp Tổng thống Pháp François Hollande vào hôm nay, 11/02/2014, với mọi dấu hiệu được nêu bật để khẳng định quan hệ thân thiện giữa hai nước, có thể nói là quan hệ Washington - Paris đang nồng ấm trở lại. Các biểu hiện thân hữu vào lúc này hoàn toàn trái ngươc với thái độ tẩy chay cách nay 10 năm, khi Pháp đã công khai chống lại cuộc chiến tranh Irak mà Mỹ khởi động.
Theo Thông tín viên Anne Marie Capomaccio tại Washington, chính quyền Obama hiện đang xem Pháp là một người bạn đáng tin cậy, đang cùng hòa nhịp với Mỹ trên nhiều hồ sơ. Paris rất được Washington hoan nghênh trên hồ sơ Mali và Trung Phi, trong lúc Hoa Kỳ tự nhận vai trò chủ đạo trên vấn đề Syria và Iran.
Việc Pháp chủ động can thiệp quân sự vào Mali, rồi Trung Phi, để chống lại kẻ thù số một của Mỹ là Al Qaeda, lẽ dĩ nhiên rất được Hoa Kỳ tán thưởng, nhất là khi dư luận Mỹ đang ngày càng không muốn chính quyền can thiệp quân sự quá nhiều vào nước ngoài.
Theo Đặc phái viên Florent Guignard tại Washington, chính yếu tố cứng rắn trong đường lối đối ngoại của ông Hollande là chất xúc tác hàn gắn quan hệ hai bên bờ Đại Tây Dương
« Có lẽ Pháp và Mỹ như chưa bao giờ có vẻ hợp jeu như vào lúc này. Muốn hiểu rõ điều này, cần phải điểm lại quá trình bang giao song phương trong mười năm gần đây.
Giữa cựu Tổng thống Jacques Chirac và đương kim Tổng thống François Hollande, có một sự khác biệt rõ rệt giữa người đã bác bỏ cuộc chiến tại Irak, và người đã tán đồng cuộc chiến tại Syria.
Trên hồ sơ Syria hay Iran, nước Pháp của François Hollande thậm chí còn có quan điểm cứng rắn hơn cả Hoa Kỳ.
Đấy chính là yếu tố mà Barack Obama muốn ca ngợi khi dành cho ông Hollande một cuộc đón tiếp trọng thể cấp Nhà nước, và nói về vai trò của nước Pháp tại các vùng thuộc địa cũ của mình ở Mali hay Trung Phi.
Làm thế nào bình định vùng Sahel ở châu Phi và đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố : đó là hồ sơ chính mà hai lãnh đạo quốc gia thúc đẩy trong cuộc hội đàm trong phòng Bầu dục ở Nhà Trắng hôm nay.Vào lúc nước Mỹ đang trong chiều hướng giảm bớt các hành động can thiệp của mình, nước Pháp đang cố bác bỏ luận điểm cho rằng mình đang trở lại làm « sen đầm » ở châu Phi. Nhưng đấy lại chính là vai trò mà Mỹ muốn Pháp đóng ».
Theo Thông tín viên Anne Marie Capomaccio tại Washington, chính quyền Obama hiện đang xem Pháp là một người bạn đáng tin cậy, đang cùng hòa nhịp với Mỹ trên nhiều hồ sơ. Paris rất được Washington hoan nghênh trên hồ sơ Mali và Trung Phi, trong lúc Hoa Kỳ tự nhận vai trò chủ đạo trên vấn đề Syria và Iran.
Việc Pháp chủ động can thiệp quân sự vào Mali, rồi Trung Phi, để chống lại kẻ thù số một của Mỹ là Al Qaeda, lẽ dĩ nhiên rất được Hoa Kỳ tán thưởng, nhất là khi dư luận Mỹ đang ngày càng không muốn chính quyền can thiệp quân sự quá nhiều vào nước ngoài.
Theo Đặc phái viên Florent Guignard tại Washington, chính yếu tố cứng rắn trong đường lối đối ngoại của ông Hollande là chất xúc tác hàn gắn quan hệ hai bên bờ Đại Tây Dương
« Có lẽ Pháp và Mỹ như chưa bao giờ có vẻ hợp jeu như vào lúc này. Muốn hiểu rõ điều này, cần phải điểm lại quá trình bang giao song phương trong mười năm gần đây.
Giữa cựu Tổng thống Jacques Chirac và đương kim Tổng thống François Hollande, có một sự khác biệt rõ rệt giữa người đã bác bỏ cuộc chiến tại Irak, và người đã tán đồng cuộc chiến tại Syria.
Trên hồ sơ Syria hay Iran, nước Pháp của François Hollande thậm chí còn có quan điểm cứng rắn hơn cả Hoa Kỳ.
Đấy chính là yếu tố mà Barack Obama muốn ca ngợi khi dành cho ông Hollande một cuộc đón tiếp trọng thể cấp Nhà nước, và nói về vai trò của nước Pháp tại các vùng thuộc địa cũ của mình ở Mali hay Trung Phi.
Làm thế nào bình định vùng Sahel ở châu Phi và đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố : đó là hồ sơ chính mà hai lãnh đạo quốc gia thúc đẩy trong cuộc hội đàm trong phòng Bầu dục ở Nhà Trắng hôm nay.Vào lúc nước Mỹ đang trong chiều hướng giảm bớt các hành động can thiệp của mình, nước Pháp đang cố bác bỏ luận điểm cho rằng mình đang trở lại làm « sen đầm » ở châu Phi. Nhưng đấy lại chính là vai trò mà Mỹ muốn Pháp đóng ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten