Tin tức / Ðời sống
CPJ: 2013 là năm đầy chết chóc và nguy hiểm cho ký giả
2013 là năm chết chóc và nguy hiểm cho ký giả, với 70 người thiệt mạng trên toàn thế giới và hơn 200 người bị bỏ tù.
LIÊN HIỆP QUỐC — Ủy ban Bảo vệ Ký giả nói năm 2013 là một năm chết chóc và nguy hiểm cho ký giả, với 70 người thiệt mạng trên toàn thế giới và hơn 200 người bị bỏ tù. Nhóm tranh đấu này cũng cảnh báo các chương trình theo dõi của chính phủ đề ra một thách thức mới cho một nền báo chí tự do.
Trong gần 30 năm, Ủy ban Bảo vệ Ký giả, tức CPJ, đã theo dõi các điều kiện của giới truyền thông trên khắp hoàn cầu.
Bản phúc trình Những cuộc Tấn công vào Báo chí của CPJ nói rằng Syria vẫn là quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với ký giả, với 29 người bị giết hại hồi năm ngoái. Việc bắt cóc các thành viên của giới truyền thông cũng đang gia tăng và hàng chục ký giả Syria đã bỏ trốn khỏi nước.
Syria không phải là địa điểm u ám duy nhất trong khu vực. Phối hợp viên Chương trình Trung Ðông và Bắc Phi của CPJ Sherif Mansour nêu ra Iran, Iraq và Ai Cập là tất cả những khu vực quan ngại nghiêm trọng.
“Iran vẫn là nước đứng hàng thứ hai về bỏ tù các nhà báo trên khắp thế giới; chúng ta ghi nhận được 35 ký giả bị bỏ tù vào cuối năm. Chúng ta còn chờ đánh giá xem liệu Tổng thống Hassan Rohani có sẽ thực hiện những lời hứa về tự do báo chí hay không.”
Ông Sherif nói Ai Cập đã chứng kiến tình trạng xuống dốc đáng kể trong thành tích báo chí. Lần đầu tiên. nước này được xếp hạng trong danh sách của CPJ về những nước bỏ tù nhiều ký giả nhất thế giới, và đã trở thành nơi làm việc nguy hiểm hàng thứ ba đối với báo giới, sau Syria và Iraq.
Iraq vẫn là một khu vực quan ngại chính, với 10 nhân viên truyền thông bị giết trong năm 2013, và nhiều người rời khỏi nước. CPJ nói Baghdad và giới hữu trách khu vực người Kurd đã nhiều lần tìm cách bịt những tiếng nói chỉ trích qua việc bắt giam, không cấp phép hành nghề, và tấn công các đài phát thanh truyền hình.
CPJ cảnh cáo rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành những nơi đàn áp hơn trong năm ngoái. Phối hợp viên Chương trình Âu châu và Trung Á Nina Ognianova nói sự chú ý quốc tế dồn vào Nga vì Thế vận hội Sochi không giúp nới lỏng những hạn chế đối với báo giới Nga trong 12 tháng vừa qua.
“Nga kiểm duyệt trực tiếp hoặc hăm dọa các cơ quan truyền thông và ký giả độc lập phải tự kiểm duyệt qua việc sách nhiễu quan liêu, giam giữ ngăn chặn, kiểm tra vì động cơ chính trị và truy tố, ngăn trở, và khỏa lấp việc tường thuật chỉ trích cùng sách nhiễu các nguồn cung cấp thông tin.”
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ là nước bắt giam nhiều ký giả lớn nhất liên tiếp qua năm thứ nhì, đứng ngay trên Iran và Trung Quốc, với 40 nhân viên truyền thông bị bỏ tù.
Tại châu Á, bản phúc trình nói Hong Kong, từng là nơi an toàn cho việc tường thuật truyền thông về lục địa Trung Quốc, nay không còn như thế nữa, dẫn tới hiện tượng tự kiểm duyệt nhiều hơn và bớt phần tường thuật điều tra về Trung Quốc.
Trong khi ở châu Phi, tự do báo chí lâm nguy ở Ethiopia, Somalia, Cộng hòa Dân chủ Congo và Gambia. Cũng có những xu hướng tiêu cực ở một số nước dân chủ hơn như Tanzania, Zambia, Kenya, Liberia và Nam Phi.
CPJ cũng nêu ra những quan ngại trong bản phúc trình về những ảnh hưởng đối với việc lưu chuyển thông tin do hậu quả của vụ gián điệp NSA mới đây ở Hoa Kỳ và việc sử dụng theo dõi bằng kỹ thuật số. Chủ biên Ðiều hành của CPJ Joel Simon nói Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm cấp thiết trong việc bảo đảm quyền tự do phát biểu phải được tôn trọng trên thực tế.
Trong gần 30 năm, Ủy ban Bảo vệ Ký giả, tức CPJ, đã theo dõi các điều kiện của giới truyền thông trên khắp hoàn cầu.
Bản phúc trình Những cuộc Tấn công vào Báo chí của CPJ nói rằng Syria vẫn là quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với ký giả, với 29 người bị giết hại hồi năm ngoái. Việc bắt cóc các thành viên của giới truyền thông cũng đang gia tăng và hàng chục ký giả Syria đã bỏ trốn khỏi nước.
Syria không phải là địa điểm u ám duy nhất trong khu vực. Phối hợp viên Chương trình Trung Ðông và Bắc Phi của CPJ Sherif Mansour nêu ra Iran, Iraq và Ai Cập là tất cả những khu vực quan ngại nghiêm trọng.
“Iran vẫn là nước đứng hàng thứ hai về bỏ tù các nhà báo trên khắp thế giới; chúng ta ghi nhận được 35 ký giả bị bỏ tù vào cuối năm. Chúng ta còn chờ đánh giá xem liệu Tổng thống Hassan Rohani có sẽ thực hiện những lời hứa về tự do báo chí hay không.”
Ông Sherif nói Ai Cập đã chứng kiến tình trạng xuống dốc đáng kể trong thành tích báo chí. Lần đầu tiên. nước này được xếp hạng trong danh sách của CPJ về những nước bỏ tù nhiều ký giả nhất thế giới, và đã trở thành nơi làm việc nguy hiểm hàng thứ ba đối với báo giới, sau Syria và Iraq.
Iraq vẫn là một khu vực quan ngại chính, với 10 nhân viên truyền thông bị giết trong năm 2013, và nhiều người rời khỏi nước. CPJ nói Baghdad và giới hữu trách khu vực người Kurd đã nhiều lần tìm cách bịt những tiếng nói chỉ trích qua việc bắt giam, không cấp phép hành nghề, và tấn công các đài phát thanh truyền hình.
CPJ cảnh cáo rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành những nơi đàn áp hơn trong năm ngoái. Phối hợp viên Chương trình Âu châu và Trung Á Nina Ognianova nói sự chú ý quốc tế dồn vào Nga vì Thế vận hội Sochi không giúp nới lỏng những hạn chế đối với báo giới Nga trong 12 tháng vừa qua.
“Nga kiểm duyệt trực tiếp hoặc hăm dọa các cơ quan truyền thông và ký giả độc lập phải tự kiểm duyệt qua việc sách nhiễu quan liêu, giam giữ ngăn chặn, kiểm tra vì động cơ chính trị và truy tố, ngăn trở, và khỏa lấp việc tường thuật chỉ trích cùng sách nhiễu các nguồn cung cấp thông tin.”
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ là nước bắt giam nhiều ký giả lớn nhất liên tiếp qua năm thứ nhì, đứng ngay trên Iran và Trung Quốc, với 40 nhân viên truyền thông bị bỏ tù.
Tại châu Á, bản phúc trình nói Hong Kong, từng là nơi an toàn cho việc tường thuật truyền thông về lục địa Trung Quốc, nay không còn như thế nữa, dẫn tới hiện tượng tự kiểm duyệt nhiều hơn và bớt phần tường thuật điều tra về Trung Quốc.
Trong khi ở châu Phi, tự do báo chí lâm nguy ở Ethiopia, Somalia, Cộng hòa Dân chủ Congo và Gambia. Cũng có những xu hướng tiêu cực ở một số nước dân chủ hơn như Tanzania, Zambia, Kenya, Liberia và Nam Phi.
CPJ cũng nêu ra những quan ngại trong bản phúc trình về những ảnh hưởng đối với việc lưu chuyển thông tin do hậu quả của vụ gián điệp NSA mới đây ở Hoa Kỳ và việc sử dụng theo dõi bằng kỹ thuật số. Chủ biên Ðiều hành của CPJ Joel Simon nói Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm cấp thiết trong việc bảo đảm quyền tự do phát biểu phải được tôn trọng trên thực tế.
http://www.voatiengviet.com/content/cpj-2013-la-nam-day-chet-choc-va-nguy-hiem-cho-ky-gia/1850300.html
Thứ năm, 13/02/2014
Thứ năm, 13/02/2014
Tin tức / Ðời sống
RSF: Tự do báo chí thụt lùi tại một số nước
Phúc trình của RSF nói rằng tình trạng chính phủ đàn áp các trang mạng xã hội và các blogger nổi bật tại Việt Nam, nước xếp thứ 174 trên bảng xếp hạng.
Một bảng xếp hạng mới của tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho thấy những điểm nóng ở Trung Ðông, Phi Châu và Á Châu nằm trong số những nơi mà tự do ngôn luận bị đàn áp nhiều nhất trên thế giới. Tổ chức tranh đấu cho giới truyền thông báo chí này còn nói rằng tự do ngôn luận đã xuống cấp đáng kể tại Hoa Kỳ. Thông tín viên Pam Dockins của đài VOA tường thuật như sau:
Phúc trình của tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói rằng Syria đã trở nên một nơi ngày càng nguy hiểm cho các phóng viên trong suốt cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua giữa chính phủ và phe đối lập. Giám đốc chi nhánh Hoa Kỳ của nhóm này, bà Delphine Halgand, nói rằng Syria đứng gần cuối bảng xếp hạng gồm 180 nước.
"Chúng ta phải nhớ rằng hơn 130 người cung cấp tin tức đã bị giết hại ở Syria kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 3 năm 2011, trong đó có 45 người kể từ năm ngoái. Ngoài ra, ít nhất 16 ký giả nước ngoài và 26 người cung cấp tin tức hiện đang bị giam cầm, bắt cóc hoặc mất tích."
Bà Halgand cho biết tại những nơi khác tình trạng “tư nhân hóa bạo động” đang là một vấn đề ở một số quốc gia Phi châu. Bà giải thích thêm như sau.
"Có nghĩa là các băng nhóm không thuộc nhà nước là đầu mối chính gây ra bạo động nhắm vào truyền thông báo chí. Ðó là trường hợp của nhiều quốc gia Phi châu, như nhóm M23 ở Cộng hòa Dân chủ Congo, hay nhóm Al-Shabab ở Somalia."
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xem xét các khía cạnh như tính minh bạch, tính độc lập và mức độ đàn áp truyền thông báo chí trong bảng xếp hạng các nước hàng năm.
Phúc trình nói rằng tình trạng chính phủ đàn áp các trang mạng xã hội và các blogger nổi bật tại Việt Nam, nước xếp thứ 174 trên bảng xếp hạng.
Ðồng sáng lập viên nhóm Thanh niên Dân chủ Việt Nam, cô Nguyễn Hường nói rằng nhiều người bạn của cô là các blogger đã bị tù đày chỉ vì dùng các trang mạng xã hội để bày tỏ quan điểm của họ.
"Vấn đề đối với các trang mạng xã hội là chính phủ rất khó có thể kiểm soát công chúng nói về chuyện gì trên đó, và công chúng sử dụng chúng để thảo luận về các vấn đề quan tâm chung. Ðó là lý do tại sao chính phủ Việt Nam chú trọng vào việc bóp nghẹt tự do thông tin trên Internet."
Nhóm Phóng viên Không Biên giới nói việc chính phủ 'săn lùng' những người đã tiết lộ thông tin và những người lên tiếng cảnh báo đã là nguyên nhân đẩy vị trí của Hoa Kỳ xuống 13 bậc, xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng.
Nhóm này dẫn chứng những trường hợp như vụ của ông Bradley Manning, một cựu chuyên viên phân tích tình báo quân đội bị phạt tù 35 năm vì đã chuyển các tài liệu mật cho nhóm giải mật WikiLeaks.
Nhà báo chuyên viết phóng sự điều tra của tờ New York Times, ông James Risen, nhận định về thứ hạng của Hoa Kỳ trên bảng xếp hạng.
"Theo tôi, năm 2013 là năm mà tự do ngôn luận của Hoa Kỳ bị tụt hạng thậm tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Theo tôi, đó là việc đàn áp các phóng viên báo chí, những người lên tiếng cảnh báo, và cách thức của chính quyền Obama và các công cụ an ninh quốc gia của chính phủ nhằm hạn chế lượng thông tin mà công chúng có thể biết được."
Phúc trình của nhóm Phóng viên Không Biên giới nói Panama, Cộng hòa Dominica, Bolivia, và Nam Phi nằm trong số các quốc gia đạt được tiến bộ về tự do báo chí trong năm qua.
Phúc trình của tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói rằng Syria đã trở nên một nơi ngày càng nguy hiểm cho các phóng viên trong suốt cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua giữa chính phủ và phe đối lập. Giám đốc chi nhánh Hoa Kỳ của nhóm này, bà Delphine Halgand, nói rằng Syria đứng gần cuối bảng xếp hạng gồm 180 nước.
"Chúng ta phải nhớ rằng hơn 130 người cung cấp tin tức đã bị giết hại ở Syria kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 3 năm 2011, trong đó có 45 người kể từ năm ngoái. Ngoài ra, ít nhất 16 ký giả nước ngoài và 26 người cung cấp tin tức hiện đang bị giam cầm, bắt cóc hoặc mất tích."
Bà Halgand cho biết tại những nơi khác tình trạng “tư nhân hóa bạo động” đang là một vấn đề ở một số quốc gia Phi châu. Bà giải thích thêm như sau.
"Có nghĩa là các băng nhóm không thuộc nhà nước là đầu mối chính gây ra bạo động nhắm vào truyền thông báo chí. Ðó là trường hợp của nhiều quốc gia Phi châu, như nhóm M23 ở Cộng hòa Dân chủ Congo, hay nhóm Al-Shabab ở Somalia."
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xem xét các khía cạnh như tính minh bạch, tính độc lập và mức độ đàn áp truyền thông báo chí trong bảng xếp hạng các nước hàng năm.
Phúc trình nói rằng tình trạng chính phủ đàn áp các trang mạng xã hội và các blogger nổi bật tại Việt Nam, nước xếp thứ 174 trên bảng xếp hạng.
Ðồng sáng lập viên nhóm Thanh niên Dân chủ Việt Nam, cô Nguyễn Hường nói rằng nhiều người bạn của cô là các blogger đã bị tù đày chỉ vì dùng các trang mạng xã hội để bày tỏ quan điểm của họ.
"Vấn đề đối với các trang mạng xã hội là chính phủ rất khó có thể kiểm soát công chúng nói về chuyện gì trên đó, và công chúng sử dụng chúng để thảo luận về các vấn đề quan tâm chung. Ðó là lý do tại sao chính phủ Việt Nam chú trọng vào việc bóp nghẹt tự do thông tin trên Internet."
Nhóm Phóng viên Không Biên giới nói việc chính phủ 'săn lùng' những người đã tiết lộ thông tin và những người lên tiếng cảnh báo đã là nguyên nhân đẩy vị trí của Hoa Kỳ xuống 13 bậc, xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng.
Nhóm này dẫn chứng những trường hợp như vụ của ông Bradley Manning, một cựu chuyên viên phân tích tình báo quân đội bị phạt tù 35 năm vì đã chuyển các tài liệu mật cho nhóm giải mật WikiLeaks.
Nhà báo chuyên viết phóng sự điều tra của tờ New York Times, ông James Risen, nhận định về thứ hạng của Hoa Kỳ trên bảng xếp hạng.
"Theo tôi, năm 2013 là năm mà tự do ngôn luận của Hoa Kỳ bị tụt hạng thậm tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Theo tôi, đó là việc đàn áp các phóng viên báo chí, những người lên tiếng cảnh báo, và cách thức của chính quyền Obama và các công cụ an ninh quốc gia của chính phủ nhằm hạn chế lượng thông tin mà công chúng có thể biết được."
Phúc trình của nhóm Phóng viên Không Biên giới nói Panama, Cộng hòa Dominica, Bolivia, và Nam Phi nằm trong số các quốc gia đạt được tiến bộ về tự do báo chí trong năm qua.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten