Tin tức / Việt Nam
Nhân quyền Việt Nam và chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ tổ chức hai buổi họp báo trong hai ngày liên tiếp 23 và 24/7 lên án các vi phạm của Việt Nam và kêu gọi Tổng thống Obama phải đặt vấn đề nhân quyền làm trọng tâm hàng đầu.
Các nỗ lực vận động Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền được thực hiện dồn dập và ráo riết tại thủ đô nước Mỹ trước khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc vào ngày mai 25/7.
Phía lập pháp Hoa Kỳ tổ chức hai buổi họp báo trong hai ngày liên tiếp 23 và 24/7 lên án các vi phạm của Việt Nam và mạnh mẽ kêu gọi Tổng thống Obama phải đặt vấn đề nhân quyền làm trọng tâm hàng đầu trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới.
Sau cuộc họp báo hôm 24/7, dân biểu Loretta Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc hội Mỹ và cũng là người chủ trì cuộc họp báo, đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về đề tài này.
VOA: Nhân quyền Việt Nam tiếp tục bị lên án là xuống dốc trầm trọng bất chấp những lời kêu gọi cải thiện từ quốc tế. Có ý kiến cho rằng các nỗ lực vận động để thúc đẩy Hà Nội chưa đủ mạnh. Quan điểm bà ra sao?
Dân biểu Loretta Sanchez: Sau ba nhiệm kỳ chính quyền theo dõi các lợi ích thương mại gia tăng với Việt Nam nhưng vấn đề nhân quyền của Hà Nội vẫn cứ ngày càng tồi đi. Đã đến lúc chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Obama và Bộ Ngoại giao Mỹ hiện nay phải làm theo đúng những luật lệ của họ cũng như những bản phúc trình của họ vốn đã chỉ rõ nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo, đang bị nhà cầm quyền Hà Nội bóp nghẹt và nhấn mạnh rằng thực trạng này sẽ được giải quyết trước khi Hoa Kỳ có thêm bất kỳ thỏa thuận mậu dịch nào với Việt Nam.
VOA: Bà nhận xét chính quyền của Tổng thống Obama hiện nay đặt ưu tiên cho vấn đề nhân quyền Việt Nam tới mức nào trong nghị trình của họ so với các đời Tổng thống trước đây?
Dân biểu Loretta Sanchez: Ba đời Tổng thống từ thời ông Bill Clinton, George W. Bush, và Obama, theo tôi, đều muốn gặt hái các thành quả kinh tế với Việt Nam, nhưng lại để cho vấn đề nhân quyền bị gạt ra bên lề. Tôi cho rằng điều hết sức quan trọng là chúng ta phải đứng lên buộc Hà Nội phải dừng ngay việc giam cầm công dân của họ, phải cho phép dân chúng được thực hành quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, cho phép các đảng phái chính trị được hoạt động, cho phép người dân được tiến lên phía trước và được hưởng các quyền căn bản của con người mà tất cả loài người trên toàn thế giới đều phải được hưởng.
VOA: Có thể nào Hoa Kỳ rốt cuộc sẽ phải gác qua một bên hoặc nhượng bộ vấn đề nhân quyền Việt Nam giữa rất nhiều các lợi ích đang gia tăng khác không?
Dân biểu Loretta Sanchez: Hạ viện chúng tôi tiếp tục nỗ lực thông qua Luật Nhân quyền Việt Nam. Đây là lần thứ bảy đạo luật như thế này được đưa ra Hạ Viện. Luật này do dân biểu Chris Smith là tác giả, tôi và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ Ed Royce đồng bảo trợ, tôi chắc chắn là nó sẽ được thông qua tại Hạ viện lần này nữa. Và chúng tôi vẫn đang tiếp tục nỗ lực vận động ở Thượng viện để luật cuối cùng sẽ được đưa tới bàn làm việc của Tổng thống để ông hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này như thế nào.
VOA: Hà Nội hiểu Washington không thể để vấn đề nhân quyền làm tổn hại bang giao song phương và vì thế họ chậm chạp đáp ứng những lời kêu gọi cải thiện nhân quyền. Ý kiến của bà ra sao?
Dân biểu Loretta Sanchez: Tôi cho rằng họ không nên tự suy diễn bất cứ điều gì. Người Mỹ đã bắt đầu thấy rõ những gì đang thực sự diễn ra tại Việt Nam từ vấn đề nô lệ tình dục đến đàn áp chính trị. Người Mỹ đã bắt đầu nhận diện rõ Việt Nam là một trong những quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thế giới. Tất cả những thực tế đó phải được chấm dứt. Càng ngày càng có nhiều người Mỹ thấy rõ những tệ hại của nhà cầm quyền Việt Nam trong lĩnh vực quyền căn bản của con người.
VOA: Có những phương cách gì hiệu quả hơn để thúc đẩy Hà Nội phải cải thiện nhân quyền chăng?
Dân biểu Loretta Sanchez: Tôi tiếp tục kêu gọi cộng đồng người Việt tại Mỹ tăng cường vận động các thượng nghị sĩ để Luật Nhân quyền Việt Nam nhanh chóng được thông qua tại Thượng viện, gửi thỉnh nguyện thư tới Tổng thống để bày tỏ cho ông biết tầm quan trọng của việc này. Tất cả chúng ta có thể hợp lực làm tất cả những việc này để cùng nhau đòi hỏi nhân quyền cho người dân tại Việt Nam.
VOA: Bà kỳ vọng gì sau chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch nước Việt Nam?
Dân biểu Loretta Sanchez: Tôi hy vọng Chủ tịch nước Việt Nam hiểu rằng chúng tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, rằng đây là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, và rằng lịch sử luôn đứng về phía những người bênh vực cho các nhân quyền căn bản.
VOA: Xin chân thành cảm ơn dân biểu Loretta Sanchez đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Phía lập pháp Hoa Kỳ tổ chức hai buổi họp báo trong hai ngày liên tiếp 23 và 24/7 lên án các vi phạm của Việt Nam và mạnh mẽ kêu gọi Tổng thống Obama phải đặt vấn đề nhân quyền làm trọng tâm hàng đầu trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới.
Sau cuộc họp báo hôm 24/7, dân biểu Loretta Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc hội Mỹ và cũng là người chủ trì cuộc họp báo, đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về đề tài này.
Phỏng vấn dân biểu Loretta Sanchez về nhân quyền Việt Nam và chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang
Ba đời Tổng thống từ thời ông Bill Clinton, George W. Bush, và Obama, đều muốn gặt hái các thành quả kinh tế với Việt Nam, nhưng lại để cho vấn đề nhân quyền bị gạt ra bên lề...điều hết sức quan trọng là chúng ta phải đứng lên buộc Hà Nội phải dừng ngay việc giam cầm các công dân của họ...
VOA: Bà nhận xét chính quyền của Tổng thống Obama hiện nay đặt ưu tiên cho vấn đề nhân quyền Việt Nam tới mức nào trong nghị trình của họ so với các đời Tổng thống trước đây?
Dân biểu Loretta Sanchez: Ba đời Tổng thống từ thời ông Bill Clinton, George W. Bush, và Obama, theo tôi, đều muốn gặt hái các thành quả kinh tế với Việt Nam, nhưng lại để cho vấn đề nhân quyền bị gạt ra bên lề. Tôi cho rằng điều hết sức quan trọng là chúng ta phải đứng lên buộc Hà Nội phải dừng ngay việc giam cầm công dân của họ, phải cho phép dân chúng được thực hành quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, cho phép các đảng phái chính trị được hoạt động, cho phép người dân được tiến lên phía trước và được hưởng các quyền căn bản của con người mà tất cả loài người trên toàn thế giới đều phải được hưởng.
VOA: Có thể nào Hoa Kỳ rốt cuộc sẽ phải gác qua một bên hoặc nhượng bộ vấn đề nhân quyền Việt Nam giữa rất nhiều các lợi ích đang gia tăng khác không?
Người Mỹ đã bắt đầu nhận rõ Việt Nam là một trong những quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thế giới. Tất cả những thực tế đó phải được chấm dứt...
VOA: Hà Nội hiểu Washington không thể để vấn đề nhân quyền làm tổn hại bang giao song phương và vì thế họ chậm chạp đáp ứng những lời kêu gọi cải thiện nhân quyền. Ý kiến của bà ra sao?
Dân biểu Loretta Sanchez: Tôi cho rằng họ không nên tự suy diễn bất cứ điều gì. Người Mỹ đã bắt đầu thấy rõ những gì đang thực sự diễn ra tại Việt Nam từ vấn đề nô lệ tình dục đến đàn áp chính trị. Người Mỹ đã bắt đầu nhận diện rõ Việt Nam là một trong những quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thế giới. Tất cả những thực tế đó phải được chấm dứt. Càng ngày càng có nhiều người Mỹ thấy rõ những tệ hại của nhà cầm quyền Việt Nam trong lĩnh vực quyền căn bản của con người.
VOA: Có những phương cách gì hiệu quả hơn để thúc đẩy Hà Nội phải cải thiện nhân quyền chăng?
Dân biểu Loretta Sanchez: Tôi tiếp tục kêu gọi cộng đồng người Việt tại Mỹ tăng cường vận động các thượng nghị sĩ để Luật Nhân quyền Việt Nam nhanh chóng được thông qua tại Thượng viện, gửi thỉnh nguyện thư tới Tổng thống để bày tỏ cho ông biết tầm quan trọng của việc này. Tất cả chúng ta có thể hợp lực làm tất cả những việc này để cùng nhau đòi hỏi nhân quyền cho người dân tại Việt Nam.
VOA: Bà kỳ vọng gì sau chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch nước Việt Nam?
Dân biểu Loretta Sanchez: Tôi hy vọng Chủ tịch nước Việt Nam hiểu rằng chúng tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, rằng đây là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, và rằng lịch sử luôn đứng về phía những người bênh vực cho các nhân quyền căn bản.
VOA: Xin chân thành cảm ơn dân biểu Loretta Sanchez đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten