Ngành du lịch, con gà đẻ trứng vàng của Pháp
Ảnh Paris mùa hè 2013.
Reuters
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, số du khách trên hành tinh đạt ngưỡng 1 tỷ người, cao gấp 4 lần so với cột mốc năm 1985. Nhiều địa điểm du lịch mới mở ra và 20 % du khách là người châu Á.
Số du khách tham quan nước Pháp đi từ kỷ lục này đến lỷ lục khác. Năm ngoái 83 triệu du khách nước ngoài đã dừng chân trên quê hương Victor Hugo. Thành tích của Pháp hơn hẳn so với số lượng du khách đã đến tham quan nước Mỹ trong cùng thời gian (61 triệu) và Tây Ban Nha (58 triệu du khách). Lượng khách đến từ châu Âu và châu Á tăng mạnh. Ngược lại thì số du khách đến từ châu Mỹ và châu Phi đã giảm đi đang kể.
Năm 2011 ngành du lịch thu về hơn 41 triệu euro, tương đương với 7 % tổng sản phẩm nội địa của Pháp. Để so sánh, hai lĩnh vực kinh tế quan trọng khác là ngành nông nghiệp và năng lượng, mỗi ngành chỉ tạo ra thêm có 30 tỷ euro hàng năm.
Lại cũng ngành du lịch bảo đảm công việc làm cho 2 triệu người lao động trên đất Pháp. Một yếu tố quan trọng khác, đây là một trong những lĩnh vực kinh tế hiếm hoi tạo nhiều cơ hội cho giới trẻ, dù không có bằng cấp cao, vẫn dễ hội nhập vào thị trường lao động.
Đối với vùng Provence Alpes Côtes d’Azur nắng ấm ở miền nam, các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch bảo đảm đến gần 12 % ngân sách của toàn vùng.
Nhưng khi nhìn kỹ hơn thì giới trong ngành nhận thấy là ngành du lịch Pháp hiện vẫn còn nhiều nhược điểm : thứ nhất là từ gần 25 năm qua, nước Pháp đã ít chú trọng vào các chương trình đầu tư để nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch. Theo Cơ quan du lịch Pháp, DGCIS, hãy còn quá nhiều khách sạn bị coi là chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Điểm yếu thứ hai và có lẽ cũng là điểm khó khắc phục hơn, đó là theo nhiều cuộc thăm dò dư luận người nước ngoài có một cái nhìn không mấy thiện cảm về người Pháp. Thật vậy con cháu của Voltaire tới nay bị chê là kém về sinh ngữ, sử dụng tiếng Anh không thông thạo như người Đức hay dân cư ở Bắc Âu. « Lạnh lùng » và « kém hiếu khách » là những tính từ mà người ngoại quốc dùng khi nói về người Pháp.
Nhược điểm thứ ba của ngành du lịch Pháp là khách quốc tế đến Pháp không tiêu xài nhiều như khi họ tham quan Hoa Kỳ hay Tây Ban Nha. Tuy thu hút được đến 83 triệu du khách nước ngoài, nhưng trong thời gian cư ngụ trên quê hương của Baudelaire họ chỉ chi ra có hơn 43 tỷ euro. Trong khi đó, với khối lượng du khách chỉ bằng ¾ so với của Pháp, nước Mỹ lại « móc túi » khách du lịch một cách hợp pháp được tới 90 tỷ, tức là cao hơn gấp đôi so với nước Pháp.
Một yếu tố giải thích cho khác biệt này là du khách quốc tế chỉ đến Pháp trong ngắn ngày (ở lại 6 hay 7 đêm), khác hẳn so với khi họ tham quan nước Mỹ rộng lớn với nhiều múi giờ khác nhau giữa hai bờ đông và tây.
Nhưng nếu so với một nước trương đối nhỏ như Tây Ban Nha thì Pháp cũng bị qua mặt : dù chỉ cầm chân được chưa đầy 59 triệu du khách năm ngoái, nhưng doanh thu của ngành du lịch Tây Ban Nha lên tới 49 tỷ euro hơn hẳn so với Pháp.
Du lịch, cơ may cho Tây Ban Nha
Vụ mùa 2013 tươi sáng hơn so với năm ngoái. Đó là nhận định của giới trong ngành về các hoạt động du lịch tại Tây Ban Nha. Vào lúc cả nền kinh tế nước này còn ảm đảm chỉ riêng có chỉ số tin tưởng của các hãng du lịch ngành khách sạn Tây Ban Nha tỏ ra lạc quan. Thậm chí là cả hai lĩnh vực kinh tế này còn mạnh dạn tuyển dụng thêm nhân viên vào lúc tỷ lệ thất nghiệp ở bên kia dãy núi Pyrénées lên tới 27 %.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, Tây Ban Nha đã mở rộng cửa đón hơn 26 triệu du khách, hầu hết là người nước ngoài. Đông nhất trong số đó là là các công dân Anh, Đức và Pháp. Theo giải tích của Tổ chức Du lịch Thế giới, bất ổn chính trị tại một số quốc gia như Tunisia, Ai Cập đã khiến nhiều nước chung quanh Địa Trung Hải như là Tây Ban Nha hay Hy Lạp, Croatie … càng trở nên hấp dẫn.
Một lợi điểm khác nữa, Tây Ban Nha được xem là điểm có đời sống tương đối rẻ hơn so với những nơi khác như Pháp hay Anh và thậm chí là so cả với nước Ý.
Tham vọng của Croatia
Đối với Croatia, du lịch là lĩnh vực kinh tế duy nhất không biết đến hai chữ « khủng hoảng » là gì. Năm ngoái doanh thu trong ngành tăng 5 % và mục tiêu của chính quyền Zagreb là đưa Croatia vào danh sách 1 trong 20 địa điểm du lịch hàng đầu thế giới, thu về 14 tỷ euro một năm vào năm 2020 trở đi.
Để đạt được mục tiêu đó Croatie dự trù đầu từ thêm 7 tỷ euro để phát triển cơ sở hạ tầng như là mở thêm khách sạn và bãi tắm … Với 18 % dân số trong tuổi lao động không có việc làm, mục tiêu của chính quyền Zagreb là kéo dài mùa du lịch hàng năm, thay vì chỉ tập trung vào bốn tháng -từ tháng 6 đến tháng 9- như hiện tại, mở rộng thêm nhiều sinh hoạt để thu hút khách quốc tế như các sân golf, hay du lịch sinh thái …
Nhìn rộng ra hơn, ngành du lịch đang trên đà trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của thế giới. Tuy là đã phát triển rất nhanh từ những năm 1960 tại các nước công nghiệp, nhưng từ quãng 10 hay 15 năm trở lại đây, các nền kinh tế đang vươn lên đã bắt đầu nhập cuộc. Theo Cơ quan du lịch của Pháp, tính từ năm 2009 đến 2011, lượng du khách Brazil viếng thăm nước Pháp tăng 59 %, du khách từ Trung Quốc đến tăng 47 %.
Bên cạnh đó những quốc gia từ trước đến nay được du khách quốc tế quan tâm Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước ở châu Phi, thì còn phải kể đến những nước nhỏ như Thái Lan, Việt Nam … cũng đang trở thành những địa điểm du lịch rất được ưa chuộng của quốc tế.
Cùng lúc thì công dân của những nước này ngày càng có điều kiện để đi nước ngoài. Như phân tích của bà Sylvie Matelly, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế Chiến lược, Iris –Paris :
« Các thống kê gần đây cho thấy ngành du lịch đã phát triển ở mọt tốc độ nhanh thần kỳ. Hiện tượng này được giải thích vì những lý do như sau : 1985 chúng ta ở thời điểm trước khi kết thúc chiến tranh lanh. Đồng thời, du lịch cũng trở thành một hiện tượng được phổ biến hơn. Nhìn chung có thể nói sự bùng nổ của ngành du lịch đi trước hiện tượng toàn cầu hóa một bước. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, du khách đến từ các nước đang trỗi dậy ngày càng chiếm một vị trí quan trọng, và những quốc gia đó cũng đang trở thành những điểm đến ngày càng được ưa chuộng.Thí dụ như là số du khách á châu đông hơn so với du khách người Mỹ chẳng hạn ».
Điển hình là trường hợp của Trung Quốc, bà Sylvie Matelly thuộc viện Iris giải thích thêm :
« Dù chỉ có 10 % dân số Trung Quốc có phương tiện du lịch, nhưng với 150 triệu du khách đi tham quan nước ngài, con số đó cũng đủ để mọi người phải quan tâm đến du khách Trung Quốc. Nhưng không chỉ có Trung Quốc bởi vì khi mà đời sống của người dân, của thành phần trung lưu ở nhiều nước khác, như Indonesia, Brazil đang được cải thiện, thì người ta có khuynh hướng đi nước ngoài nhiều hơn. Đó là điều hết sức quan trọng. Số khách tham quan nước ngoài tăng nhanh là một nguồn lợi kinh tế quan trọng, nhưng kèm theo đó là có rất nhiều thách thức khác nữa, đặc biệt là đối với những quốc gia không cởi mở lắm, không có dân chủ. Thế rồi kèm theo đó phải kể đến những tác động về môi trường, về hạ tầng cơ sở … »
Du khách Á châu
Cho đến năm 2010 dân Đức là những người chịu khó du lịch nhất trên thế giới. Thế nhưng trong hơn ba năm trở lại đây chức vô địch đã về tay Trung Quốc. Trung Quốc không chỉ là một cường quốc kinh tế, thương mại và quân sự mà còn là một siêu cường về mặt du lịch. Tuy rằng mới chỉ có 10 % dân số Trung Quốc có điều kiện tham quan nước ngoài, nhưng điều đó cũng đủ để Trung Quốc qua mặt Nhật Bản.
Theo Tổ chức Du Lịch Thế giới chỉ trong 20 năm nữa lượng khách du lịch trên thế giới hàng năm sẽ là 1,8 tỷ người thay vì 1 tỷ như năm 2012. Điều đó chứng tỏ du lịch đang trở thành một lĩnh vực kinh tế then chốt của thế kỳ 21 thế nhưng 20 % du khách của toàn cầu lại là người châu Á. Chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới năm 2012 cho thấy : cách nay đúng một thập niên, chỉ có 10 triệu du khách Trung Quốc du lịch ngoại quốc. Số này đã nhảy vọt lên thành 83 triệu vào cuối năm ngoái và hơn 1 triệu người chọn đến nước Pháp.
85 % người Trung Quốc có điều kiện đi nước ngoài cho biết Pháp là ưu tiên số 1 và có đến 88 % những người đã từng đến Paris đều muốn quay trở lại Kinh đô ánh sáng.
Đây mới chỉ là điểm khới đầu. Vẫn theo Tổ chức Du lịch Thế giới, đến năm 2020, sẽ có tới 100 triệu người Trung Quốc chu du trên khắp thế giới. Hiện tại phần lớn các du khách Trung Quốc đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu. Nhưng trong thời gian gần đây, thì người dân ở những thành phố như Nam Kinh, Hạ Môn, Vũ Hán, Thành Đô đã bắt đầu có khuynh hướng đi nghỉ mát ở ngoại quốc. Do đời sống được nâng cao, lại có thêm ngày nghỉ khiến tầng lớp trung lưu Trung Quốc ngày càng có điều kiện du lịch nước ngoài. Quan trọng hơn nữa là họ cũng chịu chi nhiều tiền hơn : năm ngoái du khách Trung Quốc khi tham quan nước ngoài đã chịu chi ra 102 tỷ euro. Con số này tăng 12 % so với hồi năm 2011. Trung bình khi đến Pháp, mỗi du khách Trung Quốc xài 173 euro một ngày. Để so sánh thì người Nhật chi ra 190 euro/ngày.
Với một ngân sách chi tiêu như vậy, các cửa hiệu hạng sang của Paris từ nhiều năm qua đã lập ra hẳn một chiến lược chào hàng dành riêng cho các du khách Á châu, chẳng hạn như với những chiêu đãi viên sử dụng thông thạo tiếng Hoa, tiếng Nhật, hay tiếng Hàn. Theo cơ quan tư vấn về khuyến mãi Global Blue của Mỹ, thì nhu cầu mua sắm và sở thích cũng như mục đích du lịch của các du khách Trung Quốc chẳng hạn đang thay đổi. Cho đến những năm 2010- 2011 con cháu Mao Trạch Đông đến Pháp chủ yếu là để đi mua sắm các mặt hàng hạng sang. Nhưng gần đây, họ muốn dành nhiều thì giờ để tham quan hơn trong chuỗi ngày ngắn ngủi được dừng trên đất Pháp. Việc mua sắm đã thì đã có internet và tầng lớp giàu có ở Trung Quốc không cần phải đi sang tận thủ đô Paris mới sắm được một chiếc túi sách tay của Hermes hay Louis Vuitton …
Nhưng nhìn chung các sản phẩm « de luxe » của Pháp vẫn rất « có giá » trong con mắt của những vị nhà giàu Trung Quốc. Hiện nay có tới 2,8 triệu người Trung Quốc đã trở thành triệu phú đô la và Pháp là một trong ba điểm đến mà thành phần này chú ý tới nhiều hơn cả. Để mua sắm họ chọn Pháp là thị trường lý tưởng số 1, trước Mỹ và Singapore, Thụy Sĩ, Anh Quốc và Ý.
Nghiên cứu gần đây nhất được công bố vào đầu tháng 6/2013 của tập chí Hurun có trụ sở tại Thượng Hải, hiện có tới gần 50 % du khách Trung Quốc thiên về các tua du lịch chỉ để mua hàng hạng sang và ngân sách của họ dễ dàng lên tới 5 000 đô la mỗi một lần xuất ngoại. Bên cạnh đó thì có tới 80 % các nhà triệu phú Trung Quốc có ý định cho con cái đi du học ở ngoại quốc và kèm theo đó là dự án mua nhà ngai tại nơi con cái học ghi danh học.
Về điểm này, thì Mỹ đang đứng đầu bảng. Kế tới là Hồng Kông, Singapore hay hai thủ đô lớn khác là Luân Đôn và Sydney. Pháp không có tên trong bảng xếp hạng « Top Ten » !
Số du khách tham quan nước Pháp đi từ kỷ lục này đến lỷ lục khác. Năm ngoái 83 triệu du khách nước ngoài đã dừng chân trên quê hương Victor Hugo. Thành tích của Pháp hơn hẳn so với số lượng du khách đã đến tham quan nước Mỹ trong cùng thời gian (61 triệu) và Tây Ban Nha (58 triệu du khách). Lượng khách đến từ châu Âu và châu Á tăng mạnh. Ngược lại thì số du khách đến từ châu Mỹ và châu Phi đã giảm đi đang kể.
Năm 2011 ngành du lịch thu về hơn 41 triệu euro, tương đương với 7 % tổng sản phẩm nội địa của Pháp. Để so sánh, hai lĩnh vực kinh tế quan trọng khác là ngành nông nghiệp và năng lượng, mỗi ngành chỉ tạo ra thêm có 30 tỷ euro hàng năm.
Lại cũng ngành du lịch bảo đảm công việc làm cho 2 triệu người lao động trên đất Pháp. Một yếu tố quan trọng khác, đây là một trong những lĩnh vực kinh tế hiếm hoi tạo nhiều cơ hội cho giới trẻ, dù không có bằng cấp cao, vẫn dễ hội nhập vào thị trường lao động.
Đối với vùng Provence Alpes Côtes d’Azur nắng ấm ở miền nam, các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch bảo đảm đến gần 12 % ngân sách của toàn vùng.
Nhưng khi nhìn kỹ hơn thì giới trong ngành nhận thấy là ngành du lịch Pháp hiện vẫn còn nhiều nhược điểm : thứ nhất là từ gần 25 năm qua, nước Pháp đã ít chú trọng vào các chương trình đầu tư để nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch. Theo Cơ quan du lịch Pháp, DGCIS, hãy còn quá nhiều khách sạn bị coi là chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Điểm yếu thứ hai và có lẽ cũng là điểm khó khắc phục hơn, đó là theo nhiều cuộc thăm dò dư luận người nước ngoài có một cái nhìn không mấy thiện cảm về người Pháp. Thật vậy con cháu của Voltaire tới nay bị chê là kém về sinh ngữ, sử dụng tiếng Anh không thông thạo như người Đức hay dân cư ở Bắc Âu. « Lạnh lùng » và « kém hiếu khách » là những tính từ mà người ngoại quốc dùng khi nói về người Pháp.
Nhược điểm thứ ba của ngành du lịch Pháp là khách quốc tế đến Pháp không tiêu xài nhiều như khi họ tham quan Hoa Kỳ hay Tây Ban Nha. Tuy thu hút được đến 83 triệu du khách nước ngoài, nhưng trong thời gian cư ngụ trên quê hương của Baudelaire họ chỉ chi ra có hơn 43 tỷ euro. Trong khi đó, với khối lượng du khách chỉ bằng ¾ so với của Pháp, nước Mỹ lại « móc túi » khách du lịch một cách hợp pháp được tới 90 tỷ, tức là cao hơn gấp đôi so với nước Pháp.
Một yếu tố giải thích cho khác biệt này là du khách quốc tế chỉ đến Pháp trong ngắn ngày (ở lại 6 hay 7 đêm), khác hẳn so với khi họ tham quan nước Mỹ rộng lớn với nhiều múi giờ khác nhau giữa hai bờ đông và tây.
Nhưng nếu so với một nước trương đối nhỏ như Tây Ban Nha thì Pháp cũng bị qua mặt : dù chỉ cầm chân được chưa đầy 59 triệu du khách năm ngoái, nhưng doanh thu của ngành du lịch Tây Ban Nha lên tới 49 tỷ euro hơn hẳn so với Pháp.
Du lịch, cơ may cho Tây Ban Nha
Vụ mùa 2013 tươi sáng hơn so với năm ngoái. Đó là nhận định của giới trong ngành về các hoạt động du lịch tại Tây Ban Nha. Vào lúc cả nền kinh tế nước này còn ảm đảm chỉ riêng có chỉ số tin tưởng của các hãng du lịch ngành khách sạn Tây Ban Nha tỏ ra lạc quan. Thậm chí là cả hai lĩnh vực kinh tế này còn mạnh dạn tuyển dụng thêm nhân viên vào lúc tỷ lệ thất nghiệp ở bên kia dãy núi Pyrénées lên tới 27 %.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, Tây Ban Nha đã mở rộng cửa đón hơn 26 triệu du khách, hầu hết là người nước ngoài. Đông nhất trong số đó là là các công dân Anh, Đức và Pháp. Theo giải tích của Tổ chức Du lịch Thế giới, bất ổn chính trị tại một số quốc gia như Tunisia, Ai Cập đã khiến nhiều nước chung quanh Địa Trung Hải như là Tây Ban Nha hay Hy Lạp, Croatie … càng trở nên hấp dẫn.
Một lợi điểm khác nữa, Tây Ban Nha được xem là điểm có đời sống tương đối rẻ hơn so với những nơi khác như Pháp hay Anh và thậm chí là so cả với nước Ý.
Tham vọng của Croatia
Đối với Croatia, du lịch là lĩnh vực kinh tế duy nhất không biết đến hai chữ « khủng hoảng » là gì. Năm ngoái doanh thu trong ngành tăng 5 % và mục tiêu của chính quyền Zagreb là đưa Croatia vào danh sách 1 trong 20 địa điểm du lịch hàng đầu thế giới, thu về 14 tỷ euro một năm vào năm 2020 trở đi.
Để đạt được mục tiêu đó Croatie dự trù đầu từ thêm 7 tỷ euro để phát triển cơ sở hạ tầng như là mở thêm khách sạn và bãi tắm … Với 18 % dân số trong tuổi lao động không có việc làm, mục tiêu của chính quyền Zagreb là kéo dài mùa du lịch hàng năm, thay vì chỉ tập trung vào bốn tháng -từ tháng 6 đến tháng 9- như hiện tại, mở rộng thêm nhiều sinh hoạt để thu hút khách quốc tế như các sân golf, hay du lịch sinh thái …
Nhìn rộng ra hơn, ngành du lịch đang trên đà trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của thế giới. Tuy là đã phát triển rất nhanh từ những năm 1960 tại các nước công nghiệp, nhưng từ quãng 10 hay 15 năm trở lại đây, các nền kinh tế đang vươn lên đã bắt đầu nhập cuộc. Theo Cơ quan du lịch của Pháp, tính từ năm 2009 đến 2011, lượng du khách Brazil viếng thăm nước Pháp tăng 59 %, du khách từ Trung Quốc đến tăng 47 %.
Bên cạnh đó những quốc gia từ trước đến nay được du khách quốc tế quan tâm Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước ở châu Phi, thì còn phải kể đến những nước nhỏ như Thái Lan, Việt Nam … cũng đang trở thành những địa điểm du lịch rất được ưa chuộng của quốc tế.
Cùng lúc thì công dân của những nước này ngày càng có điều kiện để đi nước ngoài. Như phân tích của bà Sylvie Matelly, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế Chiến lược, Iris –Paris :
« Các thống kê gần đây cho thấy ngành du lịch đã phát triển ở mọt tốc độ nhanh thần kỳ. Hiện tượng này được giải thích vì những lý do như sau : 1985 chúng ta ở thời điểm trước khi kết thúc chiến tranh lanh. Đồng thời, du lịch cũng trở thành một hiện tượng được phổ biến hơn. Nhìn chung có thể nói sự bùng nổ của ngành du lịch đi trước hiện tượng toàn cầu hóa một bước. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, du khách đến từ các nước đang trỗi dậy ngày càng chiếm một vị trí quan trọng, và những quốc gia đó cũng đang trở thành những điểm đến ngày càng được ưa chuộng.Thí dụ như là số du khách á châu đông hơn so với du khách người Mỹ chẳng hạn ».
Điển hình là trường hợp của Trung Quốc, bà Sylvie Matelly thuộc viện Iris giải thích thêm :
« Dù chỉ có 10 % dân số Trung Quốc có phương tiện du lịch, nhưng với 150 triệu du khách đi tham quan nước ngài, con số đó cũng đủ để mọi người phải quan tâm đến du khách Trung Quốc. Nhưng không chỉ có Trung Quốc bởi vì khi mà đời sống của người dân, của thành phần trung lưu ở nhiều nước khác, như Indonesia, Brazil đang được cải thiện, thì người ta có khuynh hướng đi nước ngoài nhiều hơn. Đó là điều hết sức quan trọng. Số khách tham quan nước ngoài tăng nhanh là một nguồn lợi kinh tế quan trọng, nhưng kèm theo đó là có rất nhiều thách thức khác nữa, đặc biệt là đối với những quốc gia không cởi mở lắm, không có dân chủ. Thế rồi kèm theo đó phải kể đến những tác động về môi trường, về hạ tầng cơ sở … »
Cho đến năm 2010 dân Đức là những người chịu khó du lịch nhất trên thế giới. Thế nhưng trong hơn ba năm trở lại đây chức vô địch đã về tay Trung Quốc. Trung Quốc không chỉ là một cường quốc kinh tế, thương mại và quân sự mà còn là một siêu cường về mặt du lịch. Tuy rằng mới chỉ có 10 % dân số Trung Quốc có điều kiện tham quan nước ngoài, nhưng điều đó cũng đủ để Trung Quốc qua mặt Nhật Bản.
Theo Tổ chức Du Lịch Thế giới chỉ trong 20 năm nữa lượng khách du lịch trên thế giới hàng năm sẽ là 1,8 tỷ người thay vì 1 tỷ như năm 2012. Điều đó chứng tỏ du lịch đang trở thành một lĩnh vực kinh tế then chốt của thế kỳ 21 thế nhưng 20 % du khách của toàn cầu lại là người châu Á. Chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới năm 2012 cho thấy : cách nay đúng một thập niên, chỉ có 10 triệu du khách Trung Quốc du lịch ngoại quốc. Số này đã nhảy vọt lên thành 83 triệu vào cuối năm ngoái và hơn 1 triệu người chọn đến nước Pháp.
85 % người Trung Quốc có điều kiện đi nước ngoài cho biết Pháp là ưu tiên số 1 và có đến 88 % những người đã từng đến Paris đều muốn quay trở lại Kinh đô ánh sáng.
Đây mới chỉ là điểm khới đầu. Vẫn theo Tổ chức Du lịch Thế giới, đến năm 2020, sẽ có tới 100 triệu người Trung Quốc chu du trên khắp thế giới. Hiện tại phần lớn các du khách Trung Quốc đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu. Nhưng trong thời gian gần đây, thì người dân ở những thành phố như Nam Kinh, Hạ Môn, Vũ Hán, Thành Đô đã bắt đầu có khuynh hướng đi nghỉ mát ở ngoại quốc. Do đời sống được nâng cao, lại có thêm ngày nghỉ khiến tầng lớp trung lưu Trung Quốc ngày càng có điều kiện du lịch nước ngoài. Quan trọng hơn nữa là họ cũng chịu chi nhiều tiền hơn : năm ngoái du khách Trung Quốc khi tham quan nước ngoài đã chịu chi ra 102 tỷ euro. Con số này tăng 12 % so với hồi năm 2011. Trung bình khi đến Pháp, mỗi du khách Trung Quốc xài 173 euro một ngày. Để so sánh thì người Nhật chi ra 190 euro/ngày.
Với một ngân sách chi tiêu như vậy, các cửa hiệu hạng sang của Paris từ nhiều năm qua đã lập ra hẳn một chiến lược chào hàng dành riêng cho các du khách Á châu, chẳng hạn như với những chiêu đãi viên sử dụng thông thạo tiếng Hoa, tiếng Nhật, hay tiếng Hàn. Theo cơ quan tư vấn về khuyến mãi Global Blue của Mỹ, thì nhu cầu mua sắm và sở thích cũng như mục đích du lịch của các du khách Trung Quốc chẳng hạn đang thay đổi. Cho đến những năm 2010- 2011 con cháu Mao Trạch Đông đến Pháp chủ yếu là để đi mua sắm các mặt hàng hạng sang. Nhưng gần đây, họ muốn dành nhiều thì giờ để tham quan hơn trong chuỗi ngày ngắn ngủi được dừng trên đất Pháp. Việc mua sắm đã thì đã có internet và tầng lớp giàu có ở Trung Quốc không cần phải đi sang tận thủ đô Paris mới sắm được một chiếc túi sách tay của Hermes hay Louis Vuitton …
Nhưng nhìn chung các sản phẩm « de luxe » của Pháp vẫn rất « có giá » trong con mắt của những vị nhà giàu Trung Quốc. Hiện nay có tới 2,8 triệu người Trung Quốc đã trở thành triệu phú đô la và Pháp là một trong ba điểm đến mà thành phần này chú ý tới nhiều hơn cả. Để mua sắm họ chọn Pháp là thị trường lý tưởng số 1, trước Mỹ và Singapore, Thụy Sĩ, Anh Quốc và Ý.
Nghiên cứu gần đây nhất được công bố vào đầu tháng 6/2013 của tập chí Hurun có trụ sở tại Thượng Hải, hiện có tới gần 50 % du khách Trung Quốc thiên về các tua du lịch chỉ để mua hàng hạng sang và ngân sách của họ dễ dàng lên tới 5 000 đô la mỗi một lần xuất ngoại. Bên cạnh đó thì có tới 80 % các nhà triệu phú Trung Quốc có ý định cho con cái đi du học ở ngoại quốc và kèm theo đó là dự án mua nhà ngai tại nơi con cái học ghi danh học.
Về điểm này, thì Mỹ đang đứng đầu bảng. Kế tới là Hồng Kông, Singapore hay hai thủ đô lớn khác là Luân Đôn và Sydney. Pháp không có tên trong bảng xếp hạng « Top Ten » !
Geen opmerkingen:
Een reactie posten