maandag 29 juli 2013

Hòa Lan: Một vài nét chính về 4 NGÀY ĐI BỘ QUỐC TẾ NIJMEGEN – HÒA LAN và Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan

Hòa Lan: Một vài nét chính về 4 NGÀY ĐI BỘ QUỐC TẾ NIJMEGEN – HÒA LAN và Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan


- 4 NGÀY ĐI BỘ QUỐC TẾ

- NIJMEGEN- HÒA LAN

nijmegen 2013 c

Thành phố có cái tên Nijmegen

Nijmegen , thuộc tỉnh Gelderland, nằm về phía Đông Nam, cách thủ đô Amsterdam 110 km,  là một trong 10 thành phố có mật độ dân số lớn nhất của Hòa Lan. 

Theo tài liệu của phòng thống kê dân số tỉnh, tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2013, có tất cả 166.443 người cùng sống trên một mảnh đất rộng chừng 57,6 km2, tức là trung bình cứ 1km2 có đến 3140 người sinh sống. (Hòa Lan là một trong quốc gia có mật độ dân số đông nhất Âu Châu: 440 người/km2).

Thành phố  Nijmegen được thế giới biết đến , không phải vì mẫu tự là lạ “ ij “ đứng liền nhau, có cách phát âm tương đương với mẩu tự “ y “ trong cái tên “ Nijmegen “;  cũng không phải vì chiến tích lừng danh trong trận chiến vô cùng ác liệt đã  diễn ra vào tháng 2 năm 1944 khi quân đội Đồng Minh,  trong đó, chủ lực là quân đội Hoa kỳ và Anh đã phản công lấy lại thành phố này  sau khi bị quân Đức Quốc Xã chiếm đóng từ năm 1940, ngay khi khởi đầu Chiến tránh Thế Chiến lần thứ II.

Nijmegen nỗi tiếng thế giới chính là nhờ vào âm vang của “ hiện tượng”  4 Ngày Đi Bộ Quốc tế Nijmegen –   The International Four Day Marches Nijmegen.
-

Một vài nét chính về 4 NGÀY ĐI BỘ QUỐC TẾ NIJMEGEN – HÒA LAN

Từ mùa thu năm 1904, các cuộc đi bộ tập thể đã bắt đầu manh nha trong các trại lính của Sư Đoàn Bộ Binh  Hoàng Gia Hòa Lan  trú đóng tại thành phố Breda, cách thủ đô Amsterdam của Hòa Lan vào khoảng chừng 100 km về hướng Nam.

Kể từ năm đó, hằng năm, các đơn vị trong Sư Đoàn Bộ Binh này tổ chức các cuộc di quân từ thành phố qua các thành phố khác, như một hình thức huấn tập thể lực trong các quân trường.
Nhưng các cuộc đi bộ này vẫn còn giới hạn về cả số người tham dự, có tínnh cách nội bộ, cách tổ chức thô sơ, thời gian kéo dài không nhất định.

Đến đầu năm 1909, Trung úy C. Viehoff, chính thức dẫn một trung đội di hành 4 ngày liên tục từ Trung tâm Huấn luyện Quân sự Arnhem, tiến về Bộ Chỉ huy Sư đoàn tại Breda.

Kể từ đó, Danh Xưng 4 Ngày Đi Bộ chính thức ra đời. 

Mặc dù  ngoài các đơn vị của các Quân Đoàn còn có các tổ chức dân sự vụ tham dự, nhưng người tham dự vẫn là dân bản xứ, tức là chỉ có người Hòa Lan mà thôi.

Mãi đến năm 1928, nhân cơ hội Hòa Lan tổ chức Thế Vận Hội tại Amsterdam,  ông  J.W. Schorer, lúc bấy giờ là người chịu trách nhiệm tổ chức 4 Ngày Đi Bộ, đã chính thức mời các quốc gia hiện đang có mặt trong cuộc tranh tài Thế Vận Hội, ghi tên tham dự đi bộ. Đáp ứng lời mời này, có 4 quốc gia bằng lòng gởi người đến tham dự. Đó là các phái đoàn Đức, Pháp, Anh và Na Uy.

Kể từ đó, Thị Xã Nijmegen chính thức chịu trách nhiệm, hằng năm đứng ra tổ chức 4 ngày đi Bộ Quốc Tế.

Tính từ năm 1909 là năm chính thức khai sinh danh xưng 4 Ngày Đi Bộ, cho đến năm nay, năm 2013,  Hòa Lan đã tổ chức 96 lần Đi Bộ. Năm  2013 này, là lần Đi Bộ Thứ 97.

Vì thế giới đã trải qua 2 cuộc chiến tranh, cho nên trong những năm 1914, 1915 của Thế chiến lần thứ I và những năm 1940, 1941, 1942, 1943, 1944 và 1945  của Thế chiến II,  không có tổ chức.

Năm có ít người tham dự nhất là năm 1910, chỉ có 44 người.
Năm nay , có tất cả 52595 người ghi danh, trong đó Ban Tổ Chức chỉ có thể lo liệu và chọn  46.000 người. Số còn lại bị loại, chờ ghi danh 4 ngày đi bộ tháng 7 năm 2014.

Năm đáng ghi nhớ nhất là năm 2006. Năm đó trời nắng gắt, đã có 2 người tham dự chết và một số vào nhà thương.

Năm 2005 là năm có con số người Việt tị nạn cộng sản tham dự nhiều nhất: 7 người. Trong số này có một quân nhân Hoa kỳ gốc Việt, anh Bùi thanh Thảo.
vdcv2005-1 
Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng tham dự  4 Ngày Đi Bộ Quốc tế Nijmegen năm 2005
-
Người Việt tham dự liên tục và nhiều năm nhất là anh Lưu Phát Tấn (6 lần , mỗi lần 160 km  trong 4 ngày).
 -

Lộ trình

 Theo như điều lệ tổ chức,  có tất cả 4 đoạn đường đi khác nhau  trong 4 ngày. Chiều dài của các đoạn đường tùy thuộc vào số tuổi và phái tính, quân nhân hay dân sự.  Có 3 chiều dài: 30 km, 40 km và 50 km.

Dưới đây là sơ đồ của các lộ trình trong 4 ngày.
route dag2-

Một vài nét về Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan

Sau khi cộng quân phía Bắc xé bỏ hiệp định Paris mà chúng đã ký kết, dùng vũ lực cưỡng chiếm Miền Nam, nhân dân Miền Nam cả nước tìm cách trốn chạy khỏi bọn cướp này.

Một số may mắn vượt khỏi nanh vuốt  Việt cộng, số còn lại bị chúng bắt cầm tù trong các trại tù lớn cũng như nhỏ trên khắp nước Việt Nam.

Trong số những người may mắn đó, có một số đồng bào được chính quyền và nhân dân Hòa Lan mở rộng bàn tay đón nhận… 

Họ đã được nhân dân Hòa Lan tiếp đón nồng hậu và đã tạo điều kiện cho họ xây dựng lại đời sống mới nơi xứ người.

Nhóm Người Việt tị nạn đầu tiên đã đặt bước chân lên vùng Đất Thấp – NetherLand -  vào năm 1976.

Sau đó, làn sóng tị nạn gia tăng. Cao độ của các làn sóng trốn chạy cộng sản, đi tìm vùng đất tự do này là vào những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ vừa qua.

Từ 30 người, dần dà cho đến nay lên đến khoảng chừng 16.000 người Việt tị nạn định cư tại Hòa Lan. So với dân số Hòa Lan, tỉ lệ Người Việt tị nạn là 1/1000.

Tỉ lệ này rất nhỏ so với một số sắc dân khác đang định cư tại Hòa Lan, nhưng đó là một tỉ lệ rất vĩ đại tính theo lòng nhân đạo của một quốc gia không cùng chủng tộc, đã cưu mang người Việt tị nạn.

Người Việt cộng sản, cùng màu da, dòng máu, đã dã man sát hại dân Việt; trong khi đó, một dân tộc không cùng dòng máu đã cứu vớt  và chăm lo đời sống cho Người Việt, thế thì không vĩ đại là gì????

Với truyền thống sống tập đoàn, ngay những ngày tháng đầu đặt chân đến vùng đất lạ, một số Đồng Hương đã nghĩ đến việc thành lập một tổ chức, biểu tượng cho tập thể, chung lo một số công việc trong đời sống hằng ngày. Giấy tờ hành chánh, nhà cửa gia cư, công ăn việc làm, y tế học đường,… Không phải ai cũng có thể tự túc và thành công riêng biệt được, vì thế sự giúp đở lẫn nhau hết sức là cần thiết. Từ đó ý nghĩ đến một Ban Đại Diện đã manh nha trong lòng của Người Việt tị nạn.

Năm 1977 một Ban Đại diện tạm thời hình thành. Chủ tịch đầu tiên là Ông Nguyễn Văn Miễn. Ông là một cựu quân nhân thuộc binh chủng Nhảy Dù của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ban Đại Diện trong giai đoạn này được hình thành có tính cách tự phát, chưa qua thủ tục dân chủ, nghĩa là chưa có tổ chức bầu cử.

Năm 1978, con số người tị nạn đến Hòa Lan gia tăng. Nhu cầu hình thành và kiện toàn cho một Ban Đại Diện càng lớn… Một Ban Đại Diện với ông chủ tịch mới thay thế. Ông Đỗ Linh Khoa  giữ vai trò chính trong Ban Đại Diện.

Cuối năm 1979, các trại tiếp nhận người Việt tị nạn được xây dựng khắp nơi trên lãnh thổ mà  diện tích của quốc gia này không lớn hơn  vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 30 tháng 8 năm 1980, dưới sự bảo trợ của Bộ Xã Hội Hòa Lan, một đại hội Người Việt tị nạn được tổ chức tại Utrecht, một thành phố nằm vào trung tâm điểm của Hòa Lan. Có vào khoảng  15 phái đoàn đại diện người Việt tị nạn đang tạm định cư trên 15 thị xã trên toàn quốc đến thảo luận và hoạch định chương trình chính thức thành lập Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan. Một toán đặc nhiệm, đại diện các trại tạm cư,  đi vận động và tổ chức bầu cử Ban Chấp Hành Cộng Đồng.

Sau 8 tháng làm việc, kể cả thành lập Bản Nội Quy, quy chế bầu cử, hình thành cơ quan truyền thông là tờ Bản Tin. Vào mùa hè năm 1981, một cuộc bầu cử, bầu ban Chấp hành Cộng  Đồng đã được tổ chức trọng thể tại một hội trường ở Thị xã Amersfoort.
Ban Chấp Hành  được chính phủ Hòa Lan trợ cấp tài chánh trong một số năm đầu, giúp cho Cộng Động xây dựng cơ sở.
Chủ tịch đầu tiên được thừa nhận có tính pháp lý là ông Đặng Minh Kỷ.

Cơ quan phát ngôn đầu tiên của Cộng Đồng , từ Bản Tin với hình thức in rời, đã chuyển qua một tờ báo đúng mức với cái tên  VIỆT NAM MẾN YÊU.

Chiếu theo Điều 33 Chương X của Bản Nội Quy,  cứ mỗi 3 năm, người Việt lại đi bầu, chọn một tân Ban Chấp Hành.
Đến cuối thập niên 80, Bộ Xã Hội cảm thấy Cộng Đồng đã trưởng thành, có thể tự túc được, cho nên ngưng yễm trợ tài chánh.

Những năm sau đó, lần lượt một số đồng hương nhận thấy có trách nhiệm ra lãnh công việc Cộng Đồng, có vị được tái bổ nhiệm, có vị chỉ nhận lãnh một nhiệm kỳ. Một số vị đã từng giữ vai trò Chủ Tịch như quý ông: Lữ Đức Thái (qua đời), Lâm Văn Thế (qua đời), Lê Văn Lợi, Trần Châu Lam (qua đời), Phạm Ngọc Ninh (2 nhiệm kỳ, qua đời), Trần văn Trân (2 nhiệm kỳ) , Nguyễn Đắc Trung, Đào Công Long, Nguyễn Liên Hiệp….… và hiện nay, chủ tịch đương nhiệm là ông Nguyễn Đắc Trung (nhiệm kỳ thứ 2 ). 
 -

Một ngày trước khi khởi hành -

Hòa Lan, thứ hai 15 tháng 7 năm 2013 -
Thành phố Nijmegen– kể từ  ngày hôm qua, chủ nhật 14 và ngày hôm nay thứ hai 15 ,…trở nên náo nhiệt.

Cả thành phố rộn ràng và thích thú dọn…mình để đón chào, không những chỉ  cho 46 ngàn tham dự viên của 4 ngày đi bộ mà hàng trăm ngàn ủng hộ viên từ khắp nơi trên thế giới đến.  Nhiều năm qua, phải nói chính xác hơn, 96 năm qua, thành phố này đã từng đón nhận con số đông người hơn gấp 5, 7 lần dân trong thành phố. Và nói cho cùng, cũng chính nhờ những ngày sinh hoạt này mà ngân sách của thành phố lúc nào cũng… thoải mái.  4 Ngày Đi Bộ Quốc Tế  đã đem lại  1/3 lợi tức hằng năm của thành phố.

46.000 tham dự viên lần lượt đến địa điểm tổ chức để nhận hồ sơ khởi hành. Chính nhờ thủ tục này, Ban Tổ Chức (BTC) mới kiểm soát người đi bộ được trên suốt cuộc hành trình 30, 40 hay 50 km, tùy theo tuổi tác và phái tính.

Hai thành viên của Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng Hòa Lan cũng hăng hái có mặt chiều hôm nay tại văn phòng của BTC để nhận hồ sơ khởi hành.
nijmegen 2013 g 
Tại Văn Phòng Hành Chánh Trung Ương của BTC 4 Ngày Đi Bộ
nijmegen 2013 i 
Cùng với 46 ngàn tham dự viên khác, anh Lưu Phát Tấn tiến hành làm thủ tục
nijmegen 2013 k 
Từ khắp nới trên thế giới, 46.000 tham dự viên lần lượt kéo về Nijmegen , trễ nhất là chiều ngày hôm nay để làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ khởi hành.
nijmegen 2013 l 
Khắp nơi trong thành phố, BTC chuẩn bị chu đáo sinh hoạt văn nghệ để giúp vui cho những người tham dự và ủng hộ viên…
nijmegen 2013 m 
Một nữ nhân viên trong BTC 4 Ngày Đi Bộ vui vẻ chụp hình lưu niệm với anh Nguyễn hữu Xương – VB/ĐL/ K 26 – từ Paris đến Hòa Lan tham dự đi bộ 160 km trong 4 ngày.
nijmegen 2013 n 
Coi kìa…. 46.000 người tham dự đi bộ 4 ngày,… trong đó có  anh em trong Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng…

Hẹn lại ngày mai, thứ ba, 16 tháng 7,…ngày đi bộ thứ nhất…

Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng/ Hòa Lan tường thuật.
 
http://vinhdanhcovang.wordpress.com/
 
 

4 ngày đi bộ – năm 2013: ngày thứ 1

-
nijmegen 2013 a

    4 Ngày Đi Bộ:

    Ngày Thứ Nhất

-
nijmegen 2013 b
 
-
-
nijmegen 2013 c
nijmegen 2013 d
Hòa Lan, thứ ba 16 tháng 7,..
Tiếng ren của chiếc đồng hồ báo thức đã đánh bật hai chúng tôi …ra khỏi giường. Nhìn đồng hồ, mặc dù với đôi mắt nhá nhem, chúng tôi cũng nhận ra 3.00 giờ sáng. Làm sơ qua thủ tục buổi sáng, chúng tôi vội vã ra xe đi ngay, nếu không, e rằng đến điểm xuất phát không kịp giờ.
Từ nhà ở Thị xã  ‘s-Hertogenbosch, chúng tôi lái xe phải mất gần 45 phút mới đến bãi đậu xe. Từ đó lấy xe buýt vào điểm tập trung, mất đi gần 15 phút. Vỏn vẹn trên đường đi từ nhà đến nơi cũng mất đi 1 tiếng đồng hồ. Nhờ trời còn quá sớm, không bị kẹt xe, nên chúng tôi đến nơi tương đối đúng giờ.
Rời xe buýt chúng tôi lội bộ về điểm tập trung. Lúc lái xe  từ nhà đến đây và đi xe buýt vào thành phố, chúng tôi thấy trên đường rất vắng người. Giờ đây, quanh chúng tôi rộn ràng tiếng cười. Từng nhóm 2, 5, 10 người chuyện trò vui vẻ, cùng hấp tấp đi về một hướng. Hành trang của mỗi người,…thật là đơn giản. Có người đi tay không; người kia mang trên lưng một cái túi nhỏ; người khác đeo bên hông một cái máy ảnh, máy quay phim,…
Càng nhẹ càng tốt, mọi người đều nghĩ như vậy. Bình thường mang trên vai 2, 3 kg thực phẩm, đi từ chợ về nhà,…chẳng thắm thía vào đâu; nhưng với đoạn đường dài gấp đôi ba chục lần khoảng cách từ nhà đến chợ,…chắc không dễ gì. Thôi thì bỏ được cái nào,…mừng cái đó.  Đi tay không,…cho nhẹ người..
Ngoài cái túi nhỏ đựng 2 trái chuối, một chai nước, cái máy ảnh, cái quay phim…trên tay chúng tôi mỗi người còn cầm một cán cờ và  Lá Cờ Vàng.
Khi đến điểm xuất phát,  chúng tôi được biết đã có đoàn người khời hành từ 4 giờ sáng. Đó là những người ghi danh đi đoạn đường dài 50 km. Hai chúng tôi chọn 40 km, thuộc vào nhóm đi trễ hơn.
Lộ trình của mỗi ngày và cho mỗi khoảng cách 30, 40 và 50 km,…được Ban Tổ Chức (BTC) ấn định khác nhau. Tuy nhiên, trong 10 km đầu tiên và 10 km cuối cùng đều giống nhau. Qua kinh nghiêm tổ chức, họ sắp xếp rất khéo léo,  cho dù các toán khởi hành không cùng một thời điểm, không cùng độ dài,..nhưng ở đoạn đường 10 km cuối cùng,…tất cả cùng quy tụ lại với nhau.
Mỗi ngày BTC chọn một địa điểm chính – có thể là một làng, một thị xã trong tỉnh -  để chính thức  tổ chức tiếp đón đoàn người đi bộ. Bên cạnh đó, còn có nhiều người tự nguyện,…đứng dọc theo hai bên đường – dân trong vùng cũng có mà người bên ngoài đến cũng có -,…đón chào,và khích lệ người đi bộ.
Ngày thứ nhất được gọi là ngày của làng Elst
Ngày thứ nhì là ngày của Thị trấn Wijchen
Ngày thứ ba là ngày của Thị trấn Groesbeek
Ngay thứ tư là ngày của  Thị trấn Cuijk
…….
Đến giờ khởi hành.
Đêm chưa qua mà trời đã sáng…”
6.30 giờ.Trời đã hừng sáng.
Từ trung tâm thanh phố chúng tôi theo làn sóng người tiến ra ngoại ô.
nijmegen ngày 1 a
-
Qua các đường phố, người ta mới thấy rằng , không chỉ những người tham dự đi bộ như chúng tôi mới thức dậy sớm. Không, không phải thế. Coi kìa hàng trăm người, nhất là đám trẻ, trai có, gái có,…tay cầm lon bia, miệng hò hét, tung hô, ca hát, … chúc người đi bộ thành công về đến đích đúng giờ… Người ta nói, đám trai trẻ này, năm nào cũng vậy, thức gần như suốt đêm trong 4 ngày đi bộ. Bởi đó là dịp để cho lớp trẻ tha hồ,…uống bia. Vã lại, giờ này cũng là lúc nghỉ hè, thi cử xong xuôi, giả từ,…sách vở…thôi thì chơi cho thỏa thích…
Đoạn đường ngày thứ nhất của nhóm người 40 km qua các xóm, phường , làng, thị xã,…như đã được ấn định.
Từ trung tâm thành phố Nijmegen hàng ngàn người trong đoàn chúng tôi hướng về  cầu sông Waalbrug ( Waal là tên của một trong 2 con sông lớn chảy qua Hòa Lan rồi đổ ra  Bắc Hải;  brug là chiếc cầu ); sau đó qua làng Lent, Doornik, Bummel, Huissen, Elden rồi đến ELST.
Dân làng ELST chịu trách nhiệm tổ chức đón tiếp khi chúng tôi đi qua.
Trước năm 2001, ELST là một thị xã độc lập, với dân số chừng 21.000 người. Vì nhu cầu hành chánh cũng như tài chánh, thị Xã Elst đã cùng với 2 thị xã lận cận khác thành lập một thị xã lớn . Đó là thị xã  Overbetuwe.
nijmegen ngay 1b
nijmegen ngay 1c
nijmgen ngay 1d
nijmegen ngay 1f
Elst là một làng cổ xưa, được biết đến với một cái tên khác – Elistha – dưới thời La Mã, – 200- 300 trước Tây Lịch. Dấu vết của thời này còn để lại đời sau. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dưới nền đất của vùng Elst có nhiều di tích của các ngôi đền thờ thời La Mã. Và hiện nay hầu như dân trong làng theo đạo Thiên Chúa Giáo La Mã và Tin Lành.
nijmegen 2013 q     Một mô hình mẫu đền thờ thời La Mã.
-
Ngôi thánh đường uy nghi và cổ kính Grote Kerk hay Sint-Maartenkerk là một trong những di tích đã trở thành di sản quốc gia.
nijmegen 2013 p  Thánh đường Grote Kerk – Sint-MaartenKerk
-
Theo kinh nghiệm, nhiệt độ lý tưởng để đi bộ đường dài 30 – 50 km là 15 – 18 độ Celcius.
Nhưng tháng 7 là thời điểm của mùa hè. Mặt trời lên cao, tỏa nhiệt, cho dù ở vùng đất cận Bắc Âu, nhiệt độ vẫn lên khỏi mức lý tưởng của người đi bộ. Năm nay, theo như đài khí tượng cho biết, nhiệt độ trong suốt 4 ngày đi bộ lên xuống giữa 24 – 28 độ Celcius. Trời nắng, ít mây và không mưa.  Nhiệt độ này không phải là nhiệt độ lý tưởng cho người đi bộ nhưng quả thực tuyệt vời cho người đi ủng hộ.
Sáng sớm ra đi  ở khoảng chừng 15, 16, nhưng đến trưa, lên đến 25, 27 độ Celcius.
Hôm ghi danh, BTC nhận 46.000 người.
Nhưng sáng nay, ngày đi bộ đầu tiên chỉ có 42.493 người xuất phát từ điểm khởi hành.
Đến 17.00 giờ chiều, BTC tổng kết chỉ có 41.576 người về đến mức đúng giờ trong số đó có 2  thành viên của Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng Hòa Lan.
Như vậy ngay trong ngày đi bộ thứ nhất đã có 917 đi không đến đích đúng giờ. Có thể họ bỏ cuộc dọc đường vì tình hình sức khỏe; mà cũng có thể họ đi chậm về trễ hơn quy định.
Trời vẫn còn sáng, người đi và người đưa đón vẫn còn tràn ngập đầy đường phố,…nhưng sau 40 km của ngày đầu tiên, đôi chân của chúng tôi  bắt đầu nặng trịch; các ngón chân bắt đầu rang rát.…Chúng tôi vội vã  tìm xe buýt để về đến bãi đậu xe; lấy xe ra về, chuẩn bị cho ngày mai.
Ngày mai, thứ tư 17 tháng 7, trên quảng đường dài 40 km, chúng tôi sẽ qua thị trấn Groesbeek, và mong gặp lại quý vị tại nơi này…
 
Nhóm Vinh Danh Cờ vàng/Hòa lan tường thuật.

http://vinhdanhcovang.wordpress.com/2013/07/17/4-ngay-di-bo-ngay-thu-1/

 

4 ngày đi bộ – năm 2013: ngày thứ 2

1

   4 Ngày Đi Bộ Quốc Tế: Ngày thứ nhì

 
2
-
-
Hòa Lan thứ tư, 17 tháng 7 năm 2013
Sau ngày đầu vượt qua  40 km dưới ánh nắng mặt trời gay gắt của tháng 7, tối hôm qua về nhà,  hai chúng tôi đánh một giấc,…gần như quên cả đất trời. Nếu không có chiếc đồng hồ báo thức, có lẽ chúng tôi làm một giấc đến trưa.
Nhưng không, chỉ có mới một ngày mà! Chỉ mới đi được có 40 km thôi kia mà! Còn 3 ngày nữa, còn phải vượt qua 120 km.
Phải thức dậy!  Chúng tôi hối thúc nhau.
Mình mẩy đau nhức, chân nặng như chì, mắt nhá nhem,.. nhưng phải bước xuống giường.
Vội vàng làm thủ tục vệ sinh, thay quần áo, giầy vớ, đem Cờ Vàng ra xe, nhanh chóng “dọt” (Đoạn đường từ nhà đến bãi đậu xe 54 km).
Chúng tôi dặn dò nhau, phải thận trọng bước đi khi có đoạn đường lồi lỏm ,té trặc chân thì đi đời.
Chân trời ở Phương Đông tỏa lên một vừng  đỏ ối báo hiệu một ngày nóng… nóng…
Gần một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đến địa điểm quen thuộc .
3
Trước khi khởi hành chúng tôi đến bên cạnh Bản Tổng Kết ngày hôm qua ghi nhận con số tham dự, số người bỏ cuộc dọc đường và số người về đến mức đúng giờ, nhờ người chụp tấm hình lưu niệm.
Lúc này các bắp thịt chân đã “ tỉnh táo “ lại  và sẵn sàng..lên đường.
Ngày hôm nay đoàn người đi bộ chính thức được dân của Thị trấn Wijchen đón tiếp bằng các sinh hoạt văn hóa của dân trong thị xã.
-
Vài nét về thị trấn Wijchen.
Wijchen là thị trấn của Thị Xã có cùng tên Wijchen. Với dân số 41.000 người,  thị xã Wijchen chuyên sống về ngành trồng trọt. Theo các nhà khảo cổ, có nhiều dụng cụ đã được tìm thấy trong  vùng Wijchen , có tuổi  từ thời “ Đồ Đá “.
Trong Thế chiến lần thứ II, thị trấn Wijchen là một trong mục tiêu của đội quân Đức Quốc Xã chiếm đóng đầu tiên vì là đây địa thế để chiếm giữ chiếc cầu chiến lược bắt qua sông Waal, làm đầu cầu cho quân Đức tiến vào Hòa Lan.
Wijchen còn có nhiều Bảo Tàng Viện, di sản quốc gia, Chủng viện, Tòa Thánh  cổ kính, hàng năm lôi kéo rất nhiều du khách.
4Máy quạt gió xây cất vào năm 1799
5Lâu đài cổ  xây năm 1392
Ông Thị trưởng của Wijchen đã chuẩn bị chu đáo để đón tiếp người đi bộ. Ban nhạc, khán đài và các cửa hàng cung cấp nước uống và thực phẩm nhẹ như bánh mì, súp, trái cây được thiết lập ngay theo đường phố chính, cung cấp cho người đi bộ.
6Ông Thị Trưởng ( Tóc bạc , đứng giữa, ) trên khán đài đón chào người đi bộ
Tiếng trống tiếng kèn nhịp quân hành của ban quân nhạc Hoàng Gia Hòa Lan ở phía trước  đã làm cho chúng tôi hứng thú, sải nhanh, bước đều chân.
Tiếng trống nhịp hai theo nhạc khúc di hành đã làm cho anh Xương hồi tưởng lại cái thời còn là Sinh Viên Sĩ Quan trường Võ Bị Đà Lạt. Vừa đi anh vừa nhắc lại thời gian huấn nhục của tân khóa sinh. Anh vào Đà Lạt khóa 26 giữa lúc tình hình chiến sự lên cao. Cái mộng của chàng thanh niên, “ xếp bút nghiên ” giả từ  miền đất thân yêu Đà Nẵng về Đà Lạt theo việc “ kiếm cung”.. đã làm cho Xương  háo hức ngay khi chiếc xe đò vượt qua ngọn đèo quanh co dài gần 10 km và bất chợt thấy người lạnh mát ra bởi cái không khí của vùng ở cao độ trên 1500 m so với mặt nước biển.
7Nguyễn Hữu Xương – Cựu SVSQ/VB/ĐL/K26
Cũng chính nơi này, Xương thì thầm,  mới biết “ tình yêu “ là gì. …
Nhờ kể và nghe kể chuyện, chúng tôi xem lại đồng hồ,.mới biết rằng, đã đi gần 4 tiếng đồng hồ rồi. Cứ lấy trung bình 5 km một giờ, chúng tôi nghĩ rằng đã vượt gần một nửa đoạn đường 40 km.
Dưới ức bàn chân trái của anh Tấn bắt đầu thấy rát. Hai chúng tôi dừng lại vừa để dưỡng sức, vừa để xoa dầu, băng bó bàn chân, vừa để ăn uống và làm thủ tục vệ  sinh cá nhân.
8
Theo kinh nghiệm, dừng chân sau một thời gian đi bộ ,…là một điều cực hình. Mới thoạt nghe, câu chuyện có vẻ nghịch lý.  Đi lâu, nghỉ chân mà sao lại gọi là cực hình? Thưa rằng,  trong lúc đi, các bắp cơ theo lệnh của “ não bộ “, liên tục được đốt cháy để cung cấp năng lượng. Nếu dừng lại trong một thời gian lâu, số năng lượng này không được dùng để biến thành “ công “ như  “ bắp thịt” yêu cầu…, thì một số năng lượng đó sẽ ngưng tụ thành chất chua của sửa. Chất này làm cho bắp thịt cứng ra và rất đau.  Sau khi nghỉ , nhất là nghỉ qua 10 phút,  rồi bắt đầu đi trở lại,… khó khăn vô cùng.
Thế nên hai chúng tôi chỉ nghỉ 5 – đến 7 phút là phải,…”dọt”  liền.
Gió lặng êm, không gian trong vắt, mặt trời lên đến gần đỉnh đầu. Nắng gay gắt bao trùm đoạn đường dài.
Mồ hôi đã thắm ướt.
Mặc dù trời nắng gắt và đường dài thẳm thẳm , nhưng  không làm chùn bước người đi. Không phải chỉ có những người trẻ, khỏe mạnh mới đi. Không, không phải vậy.  Ban Tổ Chức (BTC)  4 ngày đi bộ cho biết người trẻ nhất  12 tuổi ( phải có người lớn đi theo ) và người già nhất 93 tuổi.
9Ông già 73 tuổi, bước thấp bước cao, đã tham dự 32 lần đi bộ 4 Ngày 160 km.
Dọc hai bên đường, một số người cư ngụ sát bên đường,   nối dây dẫn nước  từ trong nhà ra, đứng chờ sẵn. Khi đoàn người đi bộ tiến đến, họ phun vòi nước lên đầu, lên quần áo để làm dịu bớt sức nóng của ngày hè.
Nước uống, kẹo và các loại trái cây như Lê, Táo, Dưa leo, Củ cải đỏ,…. được bà con, các em bé,.. đứng bên bên đường, mời người đi bộ lấy ăn, giống như  những quày bán hàng  ở quê nhà ,…khi xe ngừng bên bến phà…
10Em bé trai 3-4 tuổi mời người đi bộ ăn kẹo, dưa leo,…
Chỉ khác ở chỗ, món ăn tươi, hợp vệ sinh và khỏi trả tiền…
Cao điểm lúc 15 giờ nóng lên 29 có khi 30 độ.
Đoạn đường cuối chỉ còn có 5 cây số mà sao thấy nó dài quá. Đi mãi mà chưa đến đích.  Bàn chân đã đau trở lại nhưng chúng tôi vẫn cứ vác Cờ Vàng hiên ngang  mà đi. Rồi cũng phải đến. Nhìn đồng hồ 16.10 giờ. Về sớm hơn 50 phút theo quy định.
-
Tổng kết qua hai ngày đi bộ:
Hôm nay ngày đi bộ thứ hai , khởi hành 41576 người; về đến đích đúng giờ ( 17.00 giờ ): 40719 người, trong đó có hai thành viên của Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng Hòa Lan.
957 người bỏ cuộc dọc đường hay về không đúng giờ quy định.
Trước khi ra về, chúng tôi không quên đến văn phòng của BTC để đổi thẻ mới cho ngày mai, Ngày Đi Bộ Thứ Ba.
Ngày đi bộ thứ ba được biết như là ngày khó khăn nhất.  Đó là chặn đường có nhiều đồi dốc. Thị Trấn Groesbeek sẽ đón chúng tôi.
Thị trấn ơi, hãy chờ chúng tôi với Lá Cờ Vàng trên vai.
-
Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng/ Hòa Lan tường thuật.
http://vinhdanhcovang.wordpress.com/

http://vinhdanhcovang.wordpress.com/2013/07/18/4-ngay-di-bo-nam-2013-ngay-thu-2/

6. PHIM ẢNH TÀI LIỆU
  
  
o  Bringing down a dictator    
o  Cải Cách Ruộng Đất 1949-1956o  Chúng tôi muốn sống
Cửu bình
o  Đứng lên vì Việt Nam
o  Daughter From Danang 
o  Đại họa mất nướco  Hoàng Sa-Việt Nam: Nỗi đau mất mát

Hồn Việt: Quốc ca – Quốc kỳ Việt Nam

Lửa trong vùng đất của Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng
o  Mao’s bloody revolution 
o  Mùa hè đỏ lửa 1972

o  Tháng 4 thương đau 
o  The Bloody History of Communism

o  The Nobel Peace Prize Award Ceremony 2010
o  The Soviet Story  

o  The Tiananmen Massacre 1989 
o  Trận hải chiến Hoàng Sa 19.01.1974


http://vinhdanhcovang.wordpress.com/


Geen opmerkingen:

Een reactie posten