vrijdag 27 maart 2020

Thủ tướng Anh Boris Johnson nhiễm Covid-19 (Britse premier Boris Johnson test positief op coronavirus) + Chết ngày càng trẻ?








Thời gian tính bằng giờ Anh

Thủ tướng Anh Boris Johnson nhiễm Covid-19



  1. Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona.
    Văn phòng thủ tướng Anh tuyên bố ông chỉ đang trải qua các triệu chứng nhẹ.
    Ông Boris Johnson cũng đăng trên Twitter: “Trong 24 giờ qua tôi đã có triệu chứng nhẹ, và đã xét nghiệm dương tính với virus corona.”
    “Tôi đang tự cách ly, nhưng sẽ tiếp tục lãnh đạo phản ứng của chính phủ thông qua hội nghị trực tuyến video.”
    Tin sốc này có thể làm tăng lo ngại là khủng hoảng Covid-19 đang gia tăng ở Anh.
    Cũng sẽ có lo ngại liệu có quan chức cao cấp nào bị lây.
    Đầu tuần này Thái tử Charles được xác nhận dương tính với virus.
    Lần cuối ông Johnson xuất hiện là tối thứ Năm 26/3, khi ông vỗ tay bên ngoài phủ thủ tướng, trong một phần sự kiện cả nước cảm ơn nhân viên y tế công.
    Mấy hôm trước, chính phủ Anh nói trong trường hợp ông Johnson ốm, Ngoại trưởng Dominic Raab sẽ thay ông tạm thời.
    Nếu ông Raab cũng ốm, Thủ tướng có quyền giao nhiệm vụ điều hành cho bất kỳ bộ trưởng nào.
    Hôn thê của ông Johnson, Carrie Symonds, đang mang thai, cũng đang tự cách ly từ hôm nay.
    Bà Symonds, 32 tuổi, được cho là đang mang thai đã 6 tháng.

    Đăng ở 12:13

Cần bao dung, kiên nhẫn khi phải cách ly



  1. Anh Trần Thống Nhất nói với BBC News Tiếng Việt từ khu cách ly KTX ĐH Quốc gia TPHCM:
    "Mỗi giường được trang bị một tấm chiếu nhỏ, mùng nhỏ để tránh muỗi và một cái mền. Đa số không có gối. Khi nhận phòng vệ sinh xong khoảng 2 tiếng sau được phát mỗi người một chai nước rửa tay và phần ăn tối nhẹ".
    Theo anh Nhất, tâm lý của mọi người khi nhận phòng mà thấy hụt hẫng là điều dễ hiểu:
    "Tôi thấy có nhiều bạn trẻ phàn nàn về vấn đề vệ sinh. Theo tôi có phần đúng, có phần sai. Vì bạn nghĩ xem, từ lúc thực hiện các thủ tục để lên máy bay ở nước ngoài, rồi khi về tới Việt Nam trải qua bao quy trình thực sự rất mệt mỏi", anh Nhất lý giải.
    "Tâm lý người trẻ khi mệt mỏi mà nhận phòng điều kiện không tốt thì sẽ thấy mệt, không kìm nén được nên than thở là điều bình thường. Bản thân tôi cảm thấy hơi hụt hẫng vì lúc đó khá mệt và phải dọn dẹp nhiều. Nhưng khi qua cái cảm giác tiêu cực ban đầu thì tôi hiểu được rằng hệ thống cách ly đang quá tải, nhà nước đâu thể nào kịp hỗ trợ hết nên phải kiên nhẫn một tí".

    TPHCM
    Image caption: KTX ĐH Quốc gia TPHCM là khu cách ly virus corona

Việt Nam 'sẽ không có 1000 ca nhiễm' đến hết tháng 3



  1. Phó thủ tướng VN, ông Vũ Đức Đam khẳng định nước này "sẽ không có 1.000 ca nhiễm tới thời điểm hết ngày 31/03/2020.
    Nhà lãnh đạo chủ trì công tác chống dịch virus corona tự tin rằng Việt Nam "có các giải pháp rất hiệu quả".

Việt Nam: Ba bệnh nhân xuất viện hôm 27/3



  1. Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, đến 19h ngày 26/3, đã có 37 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế được xét nghiệm âm tính với Covid-19, trong đó 3 người dự kiến xuất viện trong ngày 27-3.
    Trong số 37 bệnh nhân này, 27 người có kết quả âm tính lần 1; 2 người âm tính lần 2; 4 người âm tính lần 3; 4 người âm tính 4 gồm bệnh nhân thứ 29, 45, 53 và 66.
    Trong số 153 ca bệnh mắc COVID-19, đã có 17 ca khỏi bệnh hoàn toàn và xuất viện. 136 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 21 cơ sở y tế trong cả nước. Đa số đều có sức khỏe ổn định.
    Ngoài ra còn có 3 bệnh nhân đang trong tình trạng rất nặng hiện được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh (Hà Nội)
    coronavirus

Mỹ vượt Trung Quốc về số ca nhiễm



  1. Mỹ hiện có số ca nhiễm Covid-19 cao hơn bất cứ nước nào trên thế giới, với 85.500 người dương tính.
    Theo số liệu mới nhất mà Đại học Johns Hopkins thu thập được, Mỹ hiện đã vượt Trung Quốc (81.782) và Ý (80.589) về số ca nhiễm.
    Nhưng số ca tử vong ở Mỹ, 1.200, hiện vẫn thấp hơn Trung Quốc (3.291) và Ý (8.215).
    Cột mốc nghiệt ngã này xảy ra vào lúc Tổng thống Trump dự đoán nước Mỹ sẽ hoạt động trở lại 'nhanh chóng'.
    Khi được hỏi về con số tăng vọt này trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng trưa thứ Năm 26/3, ông Trump nói đó là do "số lượng các xét nghiệm mà chúng ta đang làm".
    Phó Tổng thống Mike Pence nói hiện các bộ xét nghiệm đã được cung cấp cho 50 bang của Mỹ và đã có 552.000 xét nghiệm được thực hiện.
    Ông Trump cũng tỏ ra nghi ngờ số liệu của Trung Quốc. Ông nói với các phóng viên: "Quý vị không biết số liệu thực tế ở Trung Quốc là bao nhiêu."
    Coronavirus
  2. Đăng ở 0:51

Nhạc sĩ khiếm thị ‘muốn Việt Nam cười lên’



  1. Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Bình tri ân những người trên tuyến đầu chống Covid-19 ở Việt Nam bằng ca khúc ‘Cười lên Việt Nam’.
    Trong phỏng vấn với BBC Tiếng Việt, nhạc sĩ khiếm thị nói ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Hà Nội một phần thôi thúc anh có ý tưởng sáng tác và thu âm bài hát với nhiều ca sĩ tại những thành phố khách nhau ở Việt Nam.
    “Sau tất cả nỗ lực của mọi người thì chúng tôi đã cho ra được ca khúc. Và đây là mong muốn to lớn của cá nhân tôi và anh em nghệ sĩ nói chung những người tham gia dự án này cùng với mình.
    “Đây cũng là món quà cũng như một thông điệp của chúng tôi muốn gửi tới những người anh hùng thầm lặng ngày ngày chống dịch, những người trên tuyến đầu ví dụ như bác sĩ, những người bộ đội cũng như hình ảnh những ngày gần đây mà quý vị đã thấy trên kênh truyền thông thì những người như vậy họ thực sự đáng được trân trọng.
    “Và đây cũng là lời tri ân của chúng tôi những người nghệ sĩ đối với họ,” nhạc sĩ Nguyễn Thanh Bình nói với phóng viên Nguyễn Hoàng.
    Nguyễn Thanh Bình sinh năm 1989 ở Quảng Ninh. Anh từng giành giải "Nhạc sĩ ấn tượng" và "Nhạc sĩ trẻ triển vọng" cho sáng tác Những giấc mơ tại chung kết Bài hát Việt 2009. Nguyễn Thanh Bình cũng là cái tên ấn tượng tại Vietnam’s Got Talent 2013 khi có thể chơi 15 loại nhạc cụ. Hiện anh hoạt động với tư cách nhà sản xuất âm nhạc, hợp tác nhiều ca sĩ.





  1. Video caption: Nhạc sĩ khiếm thị tri ân những người trên tuyến đầu chống Covid-19 ở Việt Nam bằng một caĐăng ở 12:38 26 tháng 3 2020

Ngoại trưởng G7 phản đối Mỹ dùng chữ ‘virus Vũ Hán’?



  1. Cuộc họp 4 tiếng qua mạng của ngoại trưởng nhóm G7 đã kết thúc mà không ra tuyên bố chung.
    Báo Đức Der Spiegel dẫn nguồn giấu tên nói Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo yêu cầu phải dùng chữ “virus Vũ Hán” trong tuyên bố chung.
    Nhưng các thành viên khác của G7 muốn dùng chữ Covid-19 như WHO chỉ định.
    Khối G7 gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Nhật.

Hà Nội, TPHCM sẽ đóng cửa ‘dịch vụ không cần thiết’



  1. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ngày 26/3 yêu cầu thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng cần đóng cửa toàn bộ các hoạt động dịch vụ không cần thiết trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh.
    "Ngoài bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân, những dịch vụ không cần thiết trong lúc này thì tạm thời đóng cửa", Thủ tướng nói.
    Hạn chế bay từ 2 thành phố lớn đến các thành phố, địa phương khác. Người dân được yêu cầu ở trong nhà trừ trường hợp thật cần thiết mới ra ngoài.
    Thời gian thực hiện các chủ trương này từ 0 giờ ngày 28/3 và được triển khai trong một vài tuần và có thể xem xét kéo dài thêm sau đó,

    Hà Nội 26/3
    Image caption: Hà Nội 26/3

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo về buồng khử khuẩn và phòng áp lực âm



  1. Chiều 26/3, Bộ Y tế Việt Nam đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân và phòng áp lực âm để phòng chống COVID-19.
    Bộ này nói đề xuất về buồng khử khuẩn toàn thân di động chưa được hội đồng khoa học cấp Bộ thông qua do chưa đủ tài liệu minh chứng.
    Trong thời gian chờ Bộ Y tế xem xét, đánh giá, các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng để đảm bảo an toàn.
    Theo Bộ Y tế Việt Nam, buồng khử khuẩn toàn thân đang được đề xuất hiện nay về cấu tạo thường gồm 1 buồng (phun sương dung dịch clo hoạt tính) hoặc gồm 2 buồng nối tiếp nhau; buồng 1 phun khí ozone nồng độ 0,12ppm trong 30 giây, tiếp đến buồng 2 có phun sương (hạt sương 5µm) nước điện hóa (là dung dịch anolyte hay nước Javen, khử khuẩn bằng clo hoạt tính) trong 30 giây.
    Ozone là chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với người già, trẻ em và những người có bệnh đường hô hấp.
    Bộ này cũng nói chưa có nghiên cứu nào được công bố chỉ ra dung dịch clo hoạt tính dạng phun sương có tác dụng khử khuẩn quần áo, da người trong vòng 30 giây.
    Clo hoạt tính dạng phun sương dễ xâm nhập vào đường hô hấp và phổi gây hại cho con người khi hít phải.
    Bộ Y tế khẳng định phòng áp lực âm là một phương pháp cách ly được sử dụng trong các bệnh viện để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo, không phải dùng để điều trị bệnh.
    Phòng áp lực âm có cấu tạo gồm 2 phòng là phòng đệm và phòng điều trị. Không khí từ bên ngoài sẽ đi qua phòng đệm vào phòng điều trị.
    Trong phòng điều trị có hệ thống đẩy không khí qua bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA), sau đó bơm ra ngoài. Không khí bơm ra ngoài không chứa virus vì virus đã được giữ lại tại bộ lọc.
    Vì vậy, phòng áp lực âm chỉ làm giảm lượng virus có trong không khí mà không có khả năng diệt virus.
    Ngoài ra, khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán các giọt bắn có chứa virus và vẫn còn một lượng virus này bám trên các bề mặt trong phòng mà không bị hút theo luồng không khí.
    Do vậy, phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân nếu không thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ.

Chính phủ Anh đặt hàng 10.000 máy trợ thở



  1. Chính phủ Anh vừa đặt hàng 10.000 máy trợ thở từ hãng Dyson để đối phó dịch virus corona.
    Công ty của nhà sáng chế người Anh Sir James Dyson, nói họ đã thiết kế một loại máy mới.
    Đơn đặt hàng vẫn cần phải được qua kiểm tra chất lượng y khoa, nhưng dự kiến sẽ diễn ra nhanh chóng.
    Máy trợ thở

Hàn Quốc tăng kiểm soát với khách từ nước ngoài nhập cảnh



  1. Hàn Quốc tăng kiểm soát với khách từ nước ngoài nhập cảnh, yêu cầu họ download một app vào phone để theo dõi triệu chứng virus corona.
    Người nước ngoài nhập cảnh cũng phải tuân thủ quy định 14 ngày cách ly.
    Hơn một nửa trong 100 ca nhiễm mới được phát hiện ngày 26/3 là từ khách nước ngoài.
    Toàn bộ khách từ châu Âu, khi tới phi trường quốc tế Incheon, sẽ được xét nghiệm virus.
    Ngay cả nếu âm tính, khách cũng phải cách ly trong 14 ngày.

IMF cảnh báo về suy thoái toàn cầu, GDP Singapore sụt giảm



  1. Tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo về suy thoái toàn cầu, tệ hơn khủng khoảng kinh tế 2008.
    Singapore nói GDP sụt giảm 2,2% so với năm ngoái, tính theo số liệu so sánh với Quý trước thì GDP giảm 10,6%.
https://www.bbc.com/vietnamese/live/world-52047965

Anh Quốc sẽ sử dụng 3,5 triệu bộ xét nghiệm kháng thể sau khi nhiễm Covid-19


Xét nghiệm máu để tìm kháng thể cho virus corona Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Xét nghiệm máu để tìm kháng thể cho virus corona
Cách làm của Anh Quốc hiện là vẫn xét nghiệm tìm virus nhưng sẽ chuyển sang loại test kháng thể để biết ai đã nhiễm virus, đã khỏi và nay miễn nhiễm.
Mục tiêu, như Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nói, là để "nhanh chóng ̣đưa người đã hết bệnh trở lại làm việc bình thường".
Ông Hancock nêu ví dụ của nghị sĩ, thứ trưởng Y tế, bà Nadine Dorries, đã khỏi sau khi bị dính virus corona, và đã trở lại làm việc hôm 23/03.

Bao giờ đem ra áp dụng?

Trang SkyNews hôm 25/03 cho hay trên 3 triệu bộ xét nghiệm kháng thể (antibodies test) trong những người "đã mắc virus" sẽ được tung ra ở Anh trong vài ngày tới.
Giáo sư Sharon Peacok, giám đốc National Infection Service ở Anh nói "vài triệu bộ xét nghiệm đã được đặt hàng".
Các tiệm dược phẩm như Boots, và trang bán lẻ Amazon sẽ cung cấp loại test này trên toàn nước Anh, và cách thử "đơn giản như que thử thai", bà Peacock cho biết.
Theo trang Independent, xét nghiệm này chỉ cần 15 phút là làm xong và ai cũng có thể tự làm tại nhà.
Thế nhưng ban đầu xét nghiệm này sẽ được ưu tiên cho y bác sĩ, nhân viên ngành y tế, rồi mới đến các nhóm nghề nghiệp thiết yếu khác và công chúng.
Xét nghiệm sẽ tìm xem trong máu của bạn có kháng thể IGM, loại xuất hiện ở thời kỳ mới nhiễm bệnh, và IGG vốn có số lượng tăng lên khi cơ thể người phản ứng trước virus corona.
Test này không cho biết người ta hiện có bị mắc virus corona hay không mà chỉ cho viết người thử "có phải đã từng mắc virus Covid-19".
Thế như, quan chức y tế hàng đầu của xứ Anh (England) nói các bộ test chưa thể áp dụng ngay tuần sau.
Ông Chris Whitty trả lời họp báo qua mạng cùng thủ tướng Boris Johnson chiều 25/03 xác nhận quan điểm của Anh Quốc là "việc xét nghiệm virus tìm người dương tính chỉ có ý nghĩa lớn giai đoạn đầu, khi Anh cần ngăn chặn nguồn dịch xâm nhập".
Nay, ông nói cách làm đó "ngày càng không còn là đề nghị có lý".
Việc chuyển sang test diện rộng loại tìm kháng thể tuy vậy, cần làm cẩn thận và chưa thể đem ra thực hành ngay.
Ông Whitty nói "xét nghiệm mà sai thì sẽ tạo tình huống người ta tưởng đã khỏi bệnh nhưng không phải".
Các nước Anh, Đức chấp nhận sự thật là một số đông dân chúng đã mắc virus corona và tìm cách hạn chế lây lan.
Mục đích là để hệ thống y tế không bị quá tải nhằm tập trung nguồn lực điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thuộc nhóm rủi ro cao.
Thế nhưng các nước này không tổ chức cưỡng bức cách ly như ở Việt Nam mà chỉ yêu cầu người dân cách ly tại nhà, không đến bệnh viện nếu không có triệu chứng nặng.

Chết ngày càng trẻ?

Trong mấy ngày qua, Anh cũng nghi nhận các ca tử vong trẻ hơn nhiều so với độ tuổi rủi ro.
Phó Đại sứ Steven Dick, 37 tuổi, qua đời ở Hungary hôm thứ Ba sau khi có xét nghiệm virus corona dương tính.
Đại sứ Iain Lindsay chia sẻ lời ca ngợi ông Dick, người "tạo ấn tượng tuyệt vời" ngay từ khi sang Hungary bắt đầu nhiệm kỳ tháng 10/2019, "và nói thạo tiếng Hung".
Cho ̣đến 24/03, Hungary có 226 ca Covid-19 và 10 trường hợp tử vong.
Còn số tử vong ở Anh tính đến 19:00 tối thứ Tư là 440 nhưng có tin một cô gái 21 tuổi không có bệnh nền, đã chết vì virus corona.
Chloe Middleton ở High Wycombe, Buckinghamshire chết hôm 21/03 theo tin từ gia đình.Virus corona: Cô gái ở Anh 21 tuổi, không có vấn đề sức khỏe, qua đời
Mẹ cô lên mạng Facebook chia buồn và cảnh báo những người trẻ khác "về thực tế là virus corona đang giết người, cả thanh niên, không nên coi nhẹ nó".
Một phụ nữ 36 tuổi ở London, Kayla William, cũng tử vong vì Covid-19.
Cùng thời gian, chừng 403 nghìn người ở Anh đã đăng ký làm việc thiện nguyện chống dịch virus corona sau khi chính phủ ra lời kêu gọi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52046197


Britse premier Boris Johnson test positief op coronavirus

Londen - De Britse premier Boris Johnson is positief getest op het coronavirus. Hij zei dat hij milde symptomen heeft en zichzelf isoleert, maar wel aan het werk blijft.



Op Twitter schrijft de 55-jarige premier van Engeland: „De laatste 24 uur heb ik milde symptonen ontwikkeld en ben positief getest op corona.” Johnson werd getest in zijn ambtswoning in Downing Street in Londen. De premier is in zelfisolatie gegaan, zo zegt hij. „Maar ik blijf de regering leiden.”
Dat doet de Britse premier vanuit huis. Dat is volgens de premier mogelijk dankzij de „betoverende moderne technologie.”

’Ik heb verhoging’

In een video zegt Johnson dat hij ’verhoging’ heeft, zonder de temperatuur te noemen en dat hij met een aanhoudend hoestje kampt.
„Samen gaan we dit verslaan”, besluit hij op Twitter met de hashtag #StayHomeSaveLives.

Zwangere vriendin

De Daily Mail vraagt zich af of ook niet andere kabinetsleden of zijn zwangere vriendin Carrie Symonds besmet zijn.
Britse media melden dat ministers die veel met de premier overleggen zichzelf ook in quarantaine zouden moeten plaatsen, met name de ministers van Gezondheid en van Financiën. Bronnen in het ministerie van Financiën hebben laten weten dat minister Rishi Sunak zichzelf niet isoleert.
Eerder deze week bleek de Britse kroonprins Charles (71) besmet met het coronavirus. Koningin Elizabeth verkeert in goede gezondheid, ondanks dat ze haar zoon onlangs nog zag. De 93-jarige vorstin heeft geen klachten.
De Duitse regeringsleider Angela Merkel zit thuis in quarantaine sinds ze in contact is geweest met een besmette arts. Ze is negatief, blijkt uit twee tests.
Het dodental in Engeland is donderdag met 113 gestegen naar 578. De sterkste stijging sinds het begin.
Opening Site Daily Mail
Opening Site Daily Mail
Het coronanieuws is nauwelijks bij te benen en dus brengen thuiswerkers Pim Sedee en Kamran Ullah elke dag een overzicht van de belangrijkste verhalen uit binnen- en buitenland. Luister de podcast hier, hieronder of via je eigen podcast app.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten