Tương lai đen tối cho thương mại toàn cầu ?
Người biểu tình chống toàn cầu hóa tại Baden-Baden Đức nhân hội nghị các bộ trưởng Tài Chính nhóm nước G20, ngày 18/03/2017.REUTERS/Kai Pfaffenbach
Lần đầu tiên từ 2005, mục tiêu « Chống chính sách bảo hộ » bị xóa sổ trong thông cáo chung kết thúc cuộc họp trong hai ngày 18 và 19/03/2017 của các bộ trưởng Tài Chính nhóm G20 tại Baden-Baden. Đây là một tín hiệu xấu cho thương mại của toàn cầu, báo trước những bất đồng sâu rộng giữa 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới tại thượng đỉnh Hamburg- Đức vào đầu tháng 7/2017.
Sau hai ngày làm việc tại Baden-Baden, miền tây nam nước Đức, bộ trưởng Tài Chính nhóm G20- với sự tham dự lần đầu tiên của đại diện Hoa Kỳ Steven Mnuchin, đã phá thông lệ. 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới không hứa hẹn thúc đẩy tự do mậu dịch, mà chỉ kêu gọi các nước hãy đóng góp để các hoạt động giao thương được « công bằng ».
Trong bản tuyên bố chung kết thúc cuộc họp, các bên đã thay thế cam kết « chống bảo hộ » bằng cụm từ G20 đồng ý « đẩy mạnh vai trò của trao đổi mậu dịch trong các hoạt động kinh tế tại mỗi nước ». Lý do là tân bộ trưởng Tài Chính Mỹ, Steven Mnuchin quan niệm, mục tiêu « chống bảo hộ không hoàn toàn thích hợp ». Giới quan sát cho rằng, tranh cãi về từ ngữ chỉ là vỏ bọc bề ngoài. Thực chất của vấn đề là cuộc họp ở Baden-Baden vừa qua thể hiện rõ chủ đích của chính quyền Trump muốn áp đặt lại một trật tự thương mại mới, xóa bỏ mô hình toàn cầu hóa hiện nay.
Bộ trưởng Thương Mại Mỹ tuyên bố không có ý định lao vào một cuộc đọ sức trên địa hạt thương mại, nhưng Washington quyết tâm « xét lại » một số điều khoản trong hồ sơ này, sao cho « công bằng hơn với người lao động Mỹ ». Tuy ít nói hơn các đồng nhiệm, nhưng ông Mnuchin đã gây chú ý khi khẳng định không loại trừ khả năng « xét lại thỏa thuận với Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ». Thỏa thuận từ năm 1995 này tới nay vẫn được xem là nền tàng của chính sách tự do mậu dịch toàn cầu.
Trong mắt bộ trưởng Tài Chính Pháp, Michel Sapin, « tình hình hoàn toàn bế tắc » và các bên đã bày tỏ bất đồng với Hoa Kỳ. Paris thất vọng khi thấy hai hồ sơ lớn là chống bảo hộ và chống biến đổi khí hậu đều không được thông cáo chung của ở Baden-Baden nhắc tới. Về phần bộ trưởng tài chính Đức, Wolfang Schauble, trong cương vị nước chủ nhà, ông đã phải tìm cách giảm thiểu thất bại vừa qua khi cho rằng, « không hẳn là các bên bất đồng », có điều một số nước có một cái nhìn khác về khái niệm « bảo hộ mậu dịch ».
Với giới phân tích, đọ sức thương mại đang diễn ra giữa một bên là Hoa Kỳ và bên kia là phần còn lại của 19 thành viên trong G20, đứng đầu là Trung Quốc, Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu. Cụm từ thúc đẩy các hoạt động giao thương « công bằng » là một khái niệm không mấy khách quan. Đáng lo ngại hơn là khái niệm đó mở đường cho chính quyền Mỹ áp đặt luật chơi với các đối tác thương mại, mỗi khi Hoa Kỳ bị nhập siêu.
Trước khi sang Washington hội kiến tổng thống Donald Trump vào tuần trước, thủ tướng Merkel trong một cuộc điện đàm với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định ưu tiên thúc đẩy mậu dịch đa phương. Bà Merkel cũng đã tiếp thủ tướng Nhật tại Berlin ngày 19/03/2017, trước khi ông Abe đến dự Hội Chợ Công Nghệ Cao ở Hanovre. Lãnh đạo hai nước cùng bảo vệ chung một quan điểm về « tự do mậu dịch về các thị trường tự do và mở cửa ».
Giới quan sát chờ đợi, thượng đỉnh G20 mở ra trong hai ngày mồng 7 và 08/07/2017 tại Hamburg tới đây một lần nữa hồ sơ thương mại sẽ là cái gai giữa nhiều nước thành viên và tân tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump. Thủ tướng Merkel và bộ trưởng Tài Chính Schauble trong thế khó xử bởi vì Đức là bạn hàng quan trọng của Mỹ và Washington bị nhập siêu so với Berlin.
Một chuyên gia kinh tế Đức thuộc viện nghiên cứu IFO trụ sở tại Munich chỉ trích Berlin đã để cho Washington lấn lướt, và điều này có thể phương hại đến các hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế số 1 của Liên Hiệp Châu Âu. Tổng kim ngạch xuất khẩu đem về đến 45 % GDP cho nước Đức. Một đại diện của Phòng Thương Mại Đức đặt câu hỏi, liệu chính phủ Đức và kinh tế nước này có phải thích nghi với chính sách « America First- Nước Mỹ là trên hết » của tổng thống Trump hay không?
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170320-tuong-lai-den-toi-cho-thuong-mai-toan-cau
Toàn cảnh hội nghị các bộ trưởng Tài Chính G-20 ngày 17/03 tại Baden-Baden, Đức.REUTERS/Kai Pfaffenbach
Trong bản tuyên bố chung kết thúc cuộc họp, các bên đã thay thế cam kết « chống bảo hộ » bằng cụm từ G20 đồng ý « đẩy mạnh vai trò của trao đổi mậu dịch trong các hoạt động kinh tế tại mỗi nước ». Lý do là tân bộ trưởng Tài Chính Mỹ, Steven Mnuchin quan niệm, mục tiêu « chống bảo hộ không hoàn toàn thích hợp ». Giới quan sát cho rằng, tranh cãi về từ ngữ chỉ là vỏ bọc bề ngoài. Thực chất của vấn đề là cuộc họp ở Baden-Baden vừa qua thể hiện rõ chủ đích của chính quyền Trump muốn áp đặt lại một trật tự thương mại mới, xóa bỏ mô hình toàn cầu hóa hiện nay.
Bộ trưởng Thương Mại Mỹ tuyên bố không có ý định lao vào một cuộc đọ sức trên địa hạt thương mại, nhưng Washington quyết tâm « xét lại » một số điều khoản trong hồ sơ này, sao cho « công bằng hơn với người lao động Mỹ ». Tuy ít nói hơn các đồng nhiệm, nhưng ông Mnuchin đã gây chú ý khi khẳng định không loại trừ khả năng « xét lại thỏa thuận với Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ». Thỏa thuận từ năm 1995 này tới nay vẫn được xem là nền tàng của chính sách tự do mậu dịch toàn cầu.
Trong mắt bộ trưởng Tài Chính Pháp, Michel Sapin, « tình hình hoàn toàn bế tắc » và các bên đã bày tỏ bất đồng với Hoa Kỳ. Paris thất vọng khi thấy hai hồ sơ lớn là chống bảo hộ và chống biến đổi khí hậu đều không được thông cáo chung của ở Baden-Baden nhắc tới. Về phần bộ trưởng tài chính Đức, Wolfang Schauble, trong cương vị nước chủ nhà, ông đã phải tìm cách giảm thiểu thất bại vừa qua khi cho rằng, « không hẳn là các bên bất đồng », có điều một số nước có một cái nhìn khác về khái niệm « bảo hộ mậu dịch ».
Với giới phân tích, đọ sức thương mại đang diễn ra giữa một bên là Hoa Kỳ và bên kia là phần còn lại của 19 thành viên trong G20, đứng đầu là Trung Quốc, Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu. Cụm từ thúc đẩy các hoạt động giao thương « công bằng » là một khái niệm không mấy khách quan. Đáng lo ngại hơn là khái niệm đó mở đường cho chính quyền Mỹ áp đặt luật chơi với các đối tác thương mại, mỗi khi Hoa Kỳ bị nhập siêu.
Trước khi sang Washington hội kiến tổng thống Donald Trump vào tuần trước, thủ tướng Merkel trong một cuộc điện đàm với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định ưu tiên thúc đẩy mậu dịch đa phương. Bà Merkel cũng đã tiếp thủ tướng Nhật tại Berlin ngày 19/03/2017, trước khi ông Abe đến dự Hội Chợ Công Nghệ Cao ở Hanovre. Lãnh đạo hai nước cùng bảo vệ chung một quan điểm về « tự do mậu dịch về các thị trường tự do và mở cửa ».
Giới quan sát chờ đợi, thượng đỉnh G20 mở ra trong hai ngày mồng 7 và 08/07/2017 tại Hamburg tới đây một lần nữa hồ sơ thương mại sẽ là cái gai giữa nhiều nước thành viên và tân tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump. Thủ tướng Merkel và bộ trưởng Tài Chính Schauble trong thế khó xử bởi vì Đức là bạn hàng quan trọng của Mỹ và Washington bị nhập siêu so với Berlin.
Một chuyên gia kinh tế Đức thuộc viện nghiên cứu IFO trụ sở tại Munich chỉ trích Berlin đã để cho Washington lấn lướt, và điều này có thể phương hại đến các hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế số 1 của Liên Hiệp Châu Âu. Tổng kim ngạch xuất khẩu đem về đến 45 % GDP cho nước Đức. Một đại diện của Phòng Thương Mại Đức đặt câu hỏi, liệu chính phủ Đức và kinh tế nước này có phải thích nghi với chính sách « America First- Nước Mỹ là trên hết » của tổng thống Trump hay không?
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170320-tuong-lai-den-toi-cho-thuong-mai-toan-cau
G20 bất đồng với Mỹ về thương mại và khí hậu
Toàn cảnh hội nghị các bộ trưởng Tài Chính G-20 ngày 17/03 tại Baden-Baden, Đức.REUTERS/Kai Pfaffenbach
Bộ trưởng Tài Chính các nước G20 họp tại Baden-Baden (Đức) sáng nay 18/03/2017 tiếp tục đấu tranh nhằm ngăn trở Hoa Kỳ quay lui trước chính sách tự do mậu dịch toàn cầu và chống biến đổi khí hậu.
Hai chủ đề nhạy cảm được đề cập đến vì tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ mà G20 vẫn phản đối, và liên tục đưa ra những phát biểu hoài nghi về hồ sơ môi trường. Vấn đề tôn trọng các quy định trong thương mại quốc tế là bất đồng căn bản giữa Hoa Kỳ và các nước chủ trương đa phương, bên cạnh đó, chính quyền mới của Mỹ cũng không muốn nhắc đến hiệp định khí hậu COP 21, Paris 2015.
Về các chủ đề khác như chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố, chống trốn thuế, các bộ trưởng Tài Chính của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tỏ ra đồng thuận.
Một nguồn tin châu Âu cho AFP biết phái đoàn Mỹ « có thiện chí thương lượng », không thẳng thừng quay lưng với G20. Các cuộc tranh luận không mang tính đấu đá nhưng nhuộm màu chính trị. Nếu không thỏa thuận được với nhau, có thể các bộ trưởng Tài Chính sẽ nhường lại các chủ đề gai góc cho các vị nguyên thủ, sẽ họp thượng đỉnh vào tháng Bảy tới tại Hambourg (Đức).
Bộ trưởng Tài Chính Pháp Michel Sapin khằng định : « Sẽ không có nhượng bộ trên các chủ đề căn bản », còn Đức, chủ tịch luân phiên G20 trong năm nay muốn tránh mọi xung khắc công khai. Bộ trưởng Tài Chính Đức Wolfgang Schäuble cho biết ông tin vào khả năng đạt được « kết quả tốt ».
Tuy nhiên hố ngăn cách giữa Mỹ và châu Âu vẫn thấy rõ, qua cuộc gặp gỡ giữa ông Donald Trump và thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua, cũng như dự thảo ngân sách của chính phủ Trump hôm thứ Năm 16/3 cắt giảm thẳng tay ngân quỹ dành cho công cuộc chống biến đổi khí hậu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170318-g20-bat-dong-voi-my-ve-thuong-mai-va-khi-hau
Về các chủ đề khác như chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố, chống trốn thuế, các bộ trưởng Tài Chính của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tỏ ra đồng thuận.
Một nguồn tin châu Âu cho AFP biết phái đoàn Mỹ « có thiện chí thương lượng », không thẳng thừng quay lưng với G20. Các cuộc tranh luận không mang tính đấu đá nhưng nhuộm màu chính trị. Nếu không thỏa thuận được với nhau, có thể các bộ trưởng Tài Chính sẽ nhường lại các chủ đề gai góc cho các vị nguyên thủ, sẽ họp thượng đỉnh vào tháng Bảy tới tại Hambourg (Đức).
Bộ trưởng Tài Chính Pháp Michel Sapin khằng định : « Sẽ không có nhượng bộ trên các chủ đề căn bản », còn Đức, chủ tịch luân phiên G20 trong năm nay muốn tránh mọi xung khắc công khai. Bộ trưởng Tài Chính Đức Wolfgang Schäuble cho biết ông tin vào khả năng đạt được « kết quả tốt ».
Tuy nhiên hố ngăn cách giữa Mỹ và châu Âu vẫn thấy rõ, qua cuộc gặp gỡ giữa ông Donald Trump và thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua, cũng như dự thảo ngân sách của chính phủ Trump hôm thứ Năm 16/3 cắt giảm thẳng tay ngân quỹ dành cho công cuộc chống biến đổi khí hậu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170318-g20-bat-dong-voi-my-ve-thuong-mai-va-khi-hau
Geen opmerkingen:
Een reactie posten