Biển Đông : Trung Quốc « bứng chốt » Philippines bằng đôla
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (T) bắt tay chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc, ngày 20/10/2016.WU HONG / POOL / AFP
Ngọn gió nổi dậy chống Donald Trump tại Hoa Kỳ, Pháp phát khởi chiến lược chống chiến tranh mạng đối đầu với Nga và thánh chiến Hồi giáo, châu Phi là địa bàn mới của Daech sau khi tan hàng tại Irak và Syria, Liên Hiệp Châu Âu thở phào vì phe bài ngoại tại Hà Lan bị chặn đứng. Trên đây là một số chủ đề chính của báo chí Pháp hôm nay.
Chiến thuật « vết dầu loang » của Bắc Kinh tại Biển Đông
Với tựa « Tiền Trung Quốc đổ bộ vào Philippines », Bắc Kinh muốn nhân kỷ niệm 50 năm ASEAN, thông báo sáng kiến « liên vùng » số một : lập một khu vực bảo tồn thiên nhiên ở Biển Đông sau khi đưa Manila vào vòng kim cô. Trên đây là nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos.
Theo nhà báo Michel De Grandi, từ sau chuyến công du của tổng thống Rodrigo Duterte hồi tháng 10/2016, doanh nghiệp Trung Quốc cam kết nhập khẩu ít nhất 1,7 tỷ đôla hàng hóa Philippines trong năm nay 2017, theo thông báo của sứ quán Trung Quốc ở Manila. Thỏa thuận ký kết hôm thứ Tư bao gồm những mặt hàng mà Philippines sản xuất từ trái cây cho đến hải sản và hóa chất. Trừ phi có thay đổi đột ngột, thỏa thuận thương mại trên đây là tầng thứ nhất của hỏa tiễn nhiều tầng. Bước tiếp nối là Trung Quốc đầu tư xây dựng hạ tầng kiến trúc cũng như cung cấp vũ khí cho hải đảo vốn từ trước đến nay vẫn kình chống Bắc Kinh lấn chiếm Biển Đông.
Từ khi đắc cử tổng thống Philippines, luật sư hay gây tranh cãi Duterte không ngừng « xoay trục », thẳng thừng tuyên bố « giã biệt ông bạn Obama », bỏ đồng minh Washington để chọn Trung Quốc. Nhưng để kết thân với Bắc Kinh, tổng thống Duterte tỏ ra bớt xác quyết trên hồ sơ tranh chấp biển đảo cho dù phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye nghiêng về Philippines.
Thật ra, thời trước tổng thống Duterte, Trung Quốc đã là bạn hàng thứ hai của Philippines. Theo nhận định của Les Echos, khi kéo được Philippines vào vòng ảnh hưởng, Trung Quốc đã đánh được một mẻ lưới to trong lĩnh vực ngoại giao. Sau Philippines, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn mở rộng địa bàn kiểm soát đến các thành viên khác của ASEAN. Bắc Kinh, muốn nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (08/08/1967), thông báo sáng kiến « liên vùng » tại Biển Đông, nơi Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên 90% diện tích. Theo giải thích của Trung Quốc, sáng kiến đó là lập « khu bảo tồn thiên nhiên » để các bên (?) đều có lợi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170317-bien-dong-trung-quoc-%C2%AB-bung-chot-%C2%BB-philippines-bang-dola
Với tựa « Tiền Trung Quốc đổ bộ vào Philippines », Bắc Kinh muốn nhân kỷ niệm 50 năm ASEAN, thông báo sáng kiến « liên vùng » số một : lập một khu vực bảo tồn thiên nhiên ở Biển Đông sau khi đưa Manila vào vòng kim cô. Trên đây là nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos.
Theo nhà báo Michel De Grandi, từ sau chuyến công du của tổng thống Rodrigo Duterte hồi tháng 10/2016, doanh nghiệp Trung Quốc cam kết nhập khẩu ít nhất 1,7 tỷ đôla hàng hóa Philippines trong năm nay 2017, theo thông báo của sứ quán Trung Quốc ở Manila. Thỏa thuận ký kết hôm thứ Tư bao gồm những mặt hàng mà Philippines sản xuất từ trái cây cho đến hải sản và hóa chất. Trừ phi có thay đổi đột ngột, thỏa thuận thương mại trên đây là tầng thứ nhất của hỏa tiễn nhiều tầng. Bước tiếp nối là Trung Quốc đầu tư xây dựng hạ tầng kiến trúc cũng như cung cấp vũ khí cho hải đảo vốn từ trước đến nay vẫn kình chống Bắc Kinh lấn chiếm Biển Đông.
Từ khi đắc cử tổng thống Philippines, luật sư hay gây tranh cãi Duterte không ngừng « xoay trục », thẳng thừng tuyên bố « giã biệt ông bạn Obama », bỏ đồng minh Washington để chọn Trung Quốc. Nhưng để kết thân với Bắc Kinh, tổng thống Duterte tỏ ra bớt xác quyết trên hồ sơ tranh chấp biển đảo cho dù phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye nghiêng về Philippines.
Thật ra, thời trước tổng thống Duterte, Trung Quốc đã là bạn hàng thứ hai của Philippines. Theo nhận định của Les Echos, khi kéo được Philippines vào vòng ảnh hưởng, Trung Quốc đã đánh được một mẻ lưới to trong lĩnh vực ngoại giao. Sau Philippines, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn mở rộng địa bàn kiểm soát đến các thành viên khác của ASEAN. Bắc Kinh, muốn nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (08/08/1967), thông báo sáng kiến « liên vùng » tại Biển Đông, nơi Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên 90% diện tích. Theo giải thích của Trung Quốc, sáng kiến đó là lập « khu bảo tồn thiên nhiên » để các bên (?) đều có lợi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170317-bien-dong-trung-quoc-%C2%AB-bung-chot-%C2%BB-philippines-bang-dola
Biển Đông : Tổng thống Philippines tuyên bố « không cản » Trung Quốc
Tổng thống Philippines Duterte (P) đón tiếp phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương (Wang Yang) tại Davao, ngày 17/03/2017.Reuters
Tổng thống Philippines cho rằng ông không đủ sức ngăn cản Trung Quốc xây dựng trên bãi đá ngầm Scarborough bởi vì Bắc Kinh quá mạnh về quân sự. Ông Rodrigo Duterte đã tuyên bố như trên ngày 19/03/2017 khi bị báo chí đặt câu hỏi về tin Trung Quốc loan báo sẽ thiết lập « cơ sở theo dõi môi trường » trên Scarborough mà họ đặt tên là Hoàng Nham, chiếm của Philippines năm 2012.
Theo giải thích của tổng thống Rodrigo Duterte thì Manila không có cách nào ngăn chận Trung Quốc. Nếu động binh thì « toàn bộ quân đội và cảnh sát Philippines sẽ bị tiêu diệt, đất nước sẽ tan nát ».
Nhà lãnh đạo từng tuyên bố đích thân « cắm cờ trên đảo » đã phát biểu như trên trước khi lên máy bay công du Miến Điện. Ông sẽ nói với Trung Quốc cứ giữ Scaborough miễn là đừng phong tỏa vùng duyên hải biển Tây Philippines.
Đối với tổng thống Duterte thì không có gì phải lo ngại cho dù có tin tàu Trung Quốc xuất hiện gần khu vực Benham Rise, có khi trụ lại cả tháng, theo báo động của bộ trưởng quốc phòng Delffin Lorenzana. Tổng thống Philippines hỏi ngược lại báo chí : Trung Quốc nhìn nhận đây là lãnh thổ của Philippines, quý vị chưa hài lòng hay sao ? Kinh tế Philippines được cải thiện nhờ Trung Quốc tại sao quý vị cảm thấy nhục vì tàu Trung Quốc xuất hiện trong lãnh hải của chúng ta ?
Trái với các chính phủ tiền nhiệm tích cực tranh đấu bảo vệ chủ quyền, ông Duterte đảo ngược chính sách, để tìm đô la đầu tư và viện trợ của Trung Quốc. Ông còn xem vụ thắng kiện Trung Quốc là chuyện « mất mùa ».
Nhưng theo AFP, giới phân tích cảnh báo Manila, nếu để quân đội Trung Quốc « cắm dùi » ở Scarborough, tình thế sẽ thay đổi tận cơ bản. Vì khác với Hoàng Sa và Trường Sa, bãi đá Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Philippines có 230 km. Tiền đồn của Trung Quốc tại đây sẽ cho phép tên lửa và chiến đấu cơ Trung Quốc tấn công dễ dàng các căn cứ quân sự Phiilipines và Mỹ tại Luzon.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170319-bien-dong-tong-thong-philippines-tuyen-bo-«-khong-can-»-trung-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten