dinsdag 7 maart 2017

8 người giàu nhất thế giới có tài sản bằng 3,6 tỷ người + 1% người giàu nhất thế giới nắm số tài sản nhiều hơn 99% còn lại

Thứ hai, 16/1/2017 | 10:09 GMT+7

8 người giàu nhất thế giới có tài sản bằng 3,6 tỷ người

Báo cáo mới nhất của tổ chức Oxfam International cho thấy 8 tỷ phú đang nắm một nửa tài sản thế giới và tương đương 3,6 tỷ người nghèo nhất.

Bill Gates, Warren Buffett, Carlos Slim, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg, Amancio Ortega, Larry Ellison và Michael Bloomberg sở hữu tổng cộng 426 tỷ USD. "Sự bất bình đẳng rất lớn này đang khiến hàng triệu người mắc kẹt trong cảnh nghèo khó, gây phân hóa xã hội và hủy hoại nền chính trị của chúng ta", Paul O'Brien - Phó giám đốc Chính sách và Chiến dịch tại Oxfam Mỹ nhận xét.
Đây là báo cáo thường niên về chênh lệch giàu nghèo của Oxfam, được công bố vào thời điểm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức tại Davos (Thụy Sĩ). WEF là nơi quy tụ các chính trị gia, lãnh đạo tài chính và những người giàu nhất thế giới.
Báo cáo của Oxfam ước tính 1% người giàu nhất thế giới nắm số tài sản nhiều hơn 99% còn lại. Tình trạng này đã tồn tại từ năm 2015. Tại Mỹ, nhóm 1% này cũng kiểm soát 42% tài sản trong nước. Nghiên cứu trên lấy số liệu từ danh sách tỷ phú thường niên của Forbes và Global Wealth Databook của Credit Suisse.
8-nguoi-giau-nhat-the-gioi-co-tai-san-bang-3-6-ty-nguoi
Tài sản 8 tỷ phú cộng lại bằng nửa tài sản toàn cầu. Ảnh: CNN
Cách đây 4 năm, WEF đã nhận định bất bình đẳng kinh tế gia tăng là mối đe dọa lớn với ổn định xã hội. Tuy nhiên, Oxfam cho biết vấn đề này đang ngày càng nghiêm trọng.
"Bất chấp việc các lãnh đạo toàn cầu đã đồng ý với mục tiêu giảm bất bình đẳng, khoảng cách giữa người giàu và phần còn lại của thế giới vẫn ngày càng rộng ra", báo cáo cho biết.
Theo Oxfam, cứ 10 người trên thế giới, lại có 7 sống ở quốc gia có sự bất bình đẳng ngày càng lớn trong 3 thập kỷ qua. Trong 25 năm qua, 1% người giàu nhất có thu nhập nhiều hơn 50% người nghèo nhất cộng lại.
Ngoài cách biệt giàu nghèo, Oxfam cũng nhấn mạnh sự khác nhau về giới tính. Trong 1.810 tỷ phú đôla trên thế giới, 89% là đàn ông.
Báo cáo nhận xét Việt Nam đã có thành tích tốt trong việc giảm nghèo. Tuy nhiên, bất bình đẳng gia tăng đang đe dọa quá trình này. Oxfam đã phỏng vấn những phụ nữ làm việc tại một nhà máy dệt may tại Việt Nam. Họ đang làm việc 12 giờ một ngày, 6 ngày một tuần và vẫn gặp khó khăn trong cuộc sống với thu nhập một đôla mỗi giờ để sản xuất quần áo cho nhiều hãng thời trang lớn nhất thế giới.
Các quyền cơ bản như chăm sóc y tế và giáo dục cũng không được đảm bảo. Một phần tư dân số Việt Nam thiếu bảo hiểm y tế. Những người có bảo hiểm cũng chưa chắc được trả toàn bộ chi phí. Năm 2012, việc phải gom đủ tiền để chi trả cho nhu cầu y tế khẩn cấp đã đẩy hơn 580.000 gia đình Việt Nam vào cảnh nghèo khó.
Hà Thu

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/8-nguoi-giau-nhat-the-gioi-co-tai-san-bang-3-6-ty-nguoi-3528844.html

Số người siêu giàu ở Việt Nam tăng nhanh

  • 2 tháng 3 2017
Vietnamese fashion model Van Doll (L) hangs out with a fellow model in a new shopping mall February 24, 2011 in Ho Chi Minh City, VietnamBản quyền hình ảnh Paula Bronstein /Getty Images
Số người siêu giàu trên thế giới được dự báo sẽ tăng mạnh trong thập niên tới, theo báo cáo thường niên của Knight Frank Wealth Report, trong đó, mức tăng ở Việt Nam sẽ có tỷ lệ tăng cao nhất.
Bản báo cáo được Knight Frank, hãng chuyên tư vấn bất động sản có trụ sở tại Anh, thực hiện, nói rằng số những người có khối tài sản từ 30 triệu đô la trở lên trên toàn cầu sẽ tăng thêm 43% trong 10 năm tới, đạt 275.740 người, nhanh hơn nhiều so với mức tăng dân số trong cùng thời kỳ.
Ước tính tại Á châu tính đến 2026, số lượng người siêu giàu sẽ tăng gần gấp đôi, đạt hơn 88 ngàn người.
VN 'có 110 người siêu giàu'
Người giàu bị kỳ thị tại Việt Nam?
Theo bản báo cáo, lượng người siêu giàu ở Việt Nam, hiện mới chỉ là một cộng đồng nhỏ, được dự đoán là sẽ tăng lên 170% trong 10 năm tới, đạt 540 người, trong lúc tỷ lệ này ở Trung Quốc và Ấn Độ là 140% và 150%.
Nếu chỉ tính số người có tài sản trị giá hàng triệu đô la tại Việt Nam, tuy chưa đạt mức siêu giàu 30 triệu, thì con số được dự đoán sẽ tăng vọt, từ 14.300 lên 38.600 người trong cùng thời kỳ.
Tỷ lệ 170% chưa phải là mức tăng nhanh nhất Việt Nam từng đạt được.
Trong thời gian 2000-2006, giới siêu giàu đã tăng tới 320%, cũng là tỷ lệ cao nhất thế giới.
Cùng thời kỳ này, tỷ lệ tại Ấn Độ là 290%, và Trung Quốc là 281%, theo bản báo cáo của Knight Frank.
Tuy tăng cao về con số triệu phú, Việt Nam còn đứng sau Trung Quốc rất xa về con số tỷ phú.
Một báo cáo hồi tháng 10/2016 cho hay Trung Quốc có 594 tỷ phú - vượt trên cả Hoa Kỳ (535 người) - với ông Vương Kiện Lâm, đứng đầu danh sách khi đó nhờ khối tài sản 32,1 tỷ đôla.
Tuy nhiên chưa có người Trung Quốc nào lọt vào danh sách 20 người giàu nhất thế giới.
Trung Quốc vượt Mỹ về số tỷ phú
Nhà giàu Trung Quốc học làm người sang
Người giàu hà tiện hay hào phóng?
Một yếu tố quan trọng tác động tới việc thay đổi thu nhập trong năm 2016 là do kết quả hoạt động của các thị trường chứng khoán, tính trên giá trị tiền đô la Mỹ, theo Andrew Amoils, Giám đốc Nghiên cứu của New World Wealth, một hãng chuyên nghiên cứu thị trường toàn cầu.
"Tại nhiều quốc gia, hoạt động này trong năm 2016 mạnh hơn nhiều so với 2015," bản báo cáo của Knight Frank trích dẫn lời Amoils.
Việt Nam đã có một thị trường hàng hóa phục vụ người giàu và siêu giàuBản quyền hình ảnh Paula Bronstein /Getty Images
Image caption Việt Nam đã có một thị trường hàng hóa phục vụ người giàu và siêu giàu
Bản báo cáo cũng dẫn nguồn World Bank, theo đó đánh giá quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam trong thời gian 25 năm qua là "đáng kể", với việc các cải tổ kinh tế và chính trị đã được chuyển hóa thành mức thu nhập được nâng cao.
Tuy World Bank cảnh báo rằng Việt Nam có thể dễ bị tổn thương trước các cơn sốc kinh tế và môi trường, nhưng viễn cảnh kinh tế vẫn khá tốt, với mức tăng trưởng GDP trung bình đạt khoảng 6% từ nay cho tới 2020.
Lương Trump và Putin so với lãnh đạo VN và TQ
"Chúng tôi trông đợi là số lượng các triệu phú Việt Nam sẽ tăng mạnh nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các lĩnh vực chăm sóc y tế, trong ngành sản xuất và lĩnh vực dịch vụ tài chính," ông Amoils nói.
Các triệu phú đô la không chỉ giữ tiền trong ngân hàng, theo bản báo cáo, mà tính trung bình họ để 24% tài sản vào các khoản đầu tư bất động sản.
Tất nhiên, 'bất động sản' được nhắc tới ở đây không bao gồm một hoặc hai căn nhà họ dùng để ở.
Gần một phần ba có kế hoạch đầu tư vào các bất động sản ở nước ngoài trong thời gian hai năm tới.
Dòng tiền từ nước ngoài đổ vào trong những năm gần đây đã dẫn tới việc giá bất động sản tăng mạnh tại một số thành phố được giới nhà giàu ưa thích ở Canada, Australia, New Zealand và Anh Quốc.
Làm sao để có quốc tịch Malta- - BBC Tiếng Việt

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39142341

Geen opmerkingen:

Een reactie posten