Trung Quốc gia tăng ngân sách quốc phòng chủ yếu để mua vũ khí mới
Thủ tướng Lý Khắc Cường đọc diễn văn khai mạc phiên họp Quốc hội 05/03/2015.REUTERS/Jason Lee
Tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm nay 05/03/2015, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chính thức thông báo ngân sách quân sự của Trung Quốc năm 2015 sẽ tăng 10,1%. Cụ thể, Bắc Kinh dự trù tổng chi tiêu quân sự năm nay sẽ là 886,9 tỷ nhân dân tệ ( tương đương 142 tỷ đôla ).
Mức tăng nói trên chậm lại thấy rõ so với mức tăng cao liên tục của ngân sách quốc phòng Trung Quốc trong nhiều năm trước ( 11,2% năm 2012, 10,7% năm 2013 và 12,2% năm 2014 ). Hôm qua (04/03/2015), khi thông báo trước mức tăng ngân sách quốc phòng 2015, phát ngôn viên của Quốc hội Trung Quốc, bà Phó Oánh đã khẳng định: “ Hiện vẫn còn sự cách biệt lớn giữa quân đội Trung Quốc với quân đội các nước đối tác về mặt thiết bị quân sự. Chúng tôi vẫn cần có thêm thời gian.” Bà Phó Oánh cũng tuyên bố: “Thua kém các nước khác sẽ khiến một quốc gia dễ bị tấn công. Đó là bài học mà chúng tôi đã rút ra từ lịch sử”.
Trong bài diễn văn hôm nay, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rõ hơn mục tiêu của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự: “ Chúng ta sẽ củng cố toàn diện hậu cần, đẩy mạnh nghiên cứu quốc quốc phòng, phát triển các vũ khí thiết bị công nghệ cao mới và phát triển các công nghệ và khoa học liên quan đến quốc phòng”. Nhưng cụ thể ngân sách quân sự của Trung Quốc được dùng vào những việc gì? Theo trang mạng Sina Military Network, có trụ sở tại Bắc Kinh, một phần quan trọng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ được dùng để trả lương và các chi phí sinh hoạt cho 23 triệu binh lính và sĩ quan của Quân đội Giải phóng Nhân dân, nhất là năm nay, mức lương trong quân đội tăng thêm.
Nhưng điều mà các nhà quan sát chú ý nhất là Bắc Kinh sẽ dành bao nhiêu tiền trong ngân sách quân sự năm nay để mua các vũ khí và thiết bị mới. Theo các chuyên gia, ngân sách tăng thêm trong năm nay rất có thể sẽ được dùng để trang bị cho hải quân Trung Quốc các chiến hạm diệt tàu ngầm và phát triển thêm hàng không mẫu hạm, ngoài chiếc Liêu Ninh, chiếc duy nhất đang được sử dụng.
Thật ra, do Bắc Kinh vẫn giữ bí mật về các chi tiết về chi tiêu quân sự, nên hiện nay chưa có thông tin thật sự chính xác và đầy đủ về những thiết bị quân sự mà Trung Quốc sẽ mua thêm. Nhưng người ta được biết là không quân và hải quân Trung Quốc muốn tu bổ khoảng 50 chiến đấu cơ phản lực J-10 và J-11, cũng như từ 20 đến 30 oanh tạc cơ và máy bay lớn. Mỗi năm, hải quân Trung Quốc cũng sẽ trang bị thêm một hoặc hai chiếc khu trục hạm Type 052C/DD, hai hoặc ba chiếc hộ tống hạm Type 54A và ba hoặc bốn chiếc hộ tống hạm nhỏ Type 056, cũng như một số không rõ là bao nhiêu tàu ngầm quy ước và tàu ngầm hạt nhân.
Theo Sina Military, điều hành các chiến đấu cơ và chiến hạm cũng rất tốn kém. Một chuyến bay của chiến đấu cơ J-10 tốn khoảng 300 ngàn nhân dân tệ ( 48 ngàn đôla ), chi phí một chuyến bay của chiếc J-11 còn cao hơn, vì chiến đấu cơ này nặng hơn J-10. Cũng theo Sina Military, hiện rất khó thẩm định chi phí của việc triển khai một chiến hạm của hải quân Trung Quốc, nhưng với con số các cuộc tập trận riêng và chung trên biển đang gia tăng, tổng chi phí điều hành các chiến hạm chắc chắn là rất lớn.
http://vi.rfi.fr/20150305-tq-quoc-phong//
Trong bài diễn văn hôm nay, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rõ hơn mục tiêu của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự: “ Chúng ta sẽ củng cố toàn diện hậu cần, đẩy mạnh nghiên cứu quốc quốc phòng, phát triển các vũ khí thiết bị công nghệ cao mới và phát triển các công nghệ và khoa học liên quan đến quốc phòng”. Nhưng cụ thể ngân sách quân sự của Trung Quốc được dùng vào những việc gì? Theo trang mạng Sina Military Network, có trụ sở tại Bắc Kinh, một phần quan trọng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ được dùng để trả lương và các chi phí sinh hoạt cho 23 triệu binh lính và sĩ quan của Quân đội Giải phóng Nhân dân, nhất là năm nay, mức lương trong quân đội tăng thêm.
Nhưng điều mà các nhà quan sát chú ý nhất là Bắc Kinh sẽ dành bao nhiêu tiền trong ngân sách quân sự năm nay để mua các vũ khí và thiết bị mới. Theo các chuyên gia, ngân sách tăng thêm trong năm nay rất có thể sẽ được dùng để trang bị cho hải quân Trung Quốc các chiến hạm diệt tàu ngầm và phát triển thêm hàng không mẫu hạm, ngoài chiếc Liêu Ninh, chiếc duy nhất đang được sử dụng.
Thật ra, do Bắc Kinh vẫn giữ bí mật về các chi tiết về chi tiêu quân sự, nên hiện nay chưa có thông tin thật sự chính xác và đầy đủ về những thiết bị quân sự mà Trung Quốc sẽ mua thêm. Nhưng người ta được biết là không quân và hải quân Trung Quốc muốn tu bổ khoảng 50 chiến đấu cơ phản lực J-10 và J-11, cũng như từ 20 đến 30 oanh tạc cơ và máy bay lớn. Mỗi năm, hải quân Trung Quốc cũng sẽ trang bị thêm một hoặc hai chiếc khu trục hạm Type 052C/DD, hai hoặc ba chiếc hộ tống hạm Type 54A và ba hoặc bốn chiếc hộ tống hạm nhỏ Type 056, cũng như một số không rõ là bao nhiêu tàu ngầm quy ước và tàu ngầm hạt nhân.
Theo Sina Military, điều hành các chiến đấu cơ và chiến hạm cũng rất tốn kém. Một chuyến bay của chiến đấu cơ J-10 tốn khoảng 300 ngàn nhân dân tệ ( 48 ngàn đôla ), chi phí một chuyến bay của chiếc J-11 còn cao hơn, vì chiến đấu cơ này nặng hơn J-10. Cũng theo Sina Military, hiện rất khó thẩm định chi phí của việc triển khai một chiến hạm của hải quân Trung Quốc, nhưng với con số các cuộc tập trận riêng và chung trên biển đang gia tăng, tổng chi phí điều hành các chiến hạm chắc chắn là rất lớn.
http://vi.rfi.fr/20150305-tq-quoc-phong//
Geen opmerkingen:
Een reactie posten