Nhìn sang Cận Đông, hôm thứ Năm 26/02/2015 vừa qua, phe thánh chiến Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tung lên mạng một đoạn video dài 5 phút cho thấy cảnh đang đập phá bảo tàng Mossoul tại Irak. Sự việc tạo ra làn sóng bất bình trên thế giới.
Thế nhưng, Libération trong bài viết đề tựa « Tổ chức Nhà nước Hồi giáo trút nỗi căm hận lên các cổ vật tại Mossoul » cho rằng hành động phá hoại đó là cả một ý đồ chiến thuật lên án thái độ nhất bên trọng, nhất bên khinh của phương Tây đối với cộng đồng người Hồi giáo.
Tờ báo cho rằng, cũng giống như vụ phe Taliban cho nổ mìn các tượng Phật tại Bamyan, Afghanistan, quân thánh chiến Hồi giáo lên tiếng nhận đã phá hủy các cổ vật Mossoul với danh nghĩa từ bỏ sự tôn thờ thần tượng.
Theo các nhà quan sát, hành động đập phá đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng chú ý là cách dàn dựng : đó là tự họ ghi lại hình ảnh. So với các cuộc hành quyết, theo ông Mathieu Guidère, chuyên gia về Hồi giáo, chiến thuật đều giống nhau, vì « mục tiêu chính là để nói về chúng nhiều hơn và với một cách ngoạn mục hơn ».
Về phần mình, giáo sư Jean-Pierre Filiu, thuộc Đại học Khoa học Chính trị Paris cho rằng thông qua hành động đập phá được ghi hình đó, Tổ chức Hồi giáo còn muốn truyền đạt một thông điệp và phản ảnh một thực tế rõ ràng « khi những người Hồi giáo bị sát hại, không ai động tĩnh gì cả, cũng chẳng có một phản ứng nào. Nhưng ngay khi chúng ta giết các con tin phương Tây hay chúng ta phá các bức tượng, tức thì cả thế giới nổi giận ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150228-trung-quoc-buon-tre/
Nghệ thuật cũng là nạn nhân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo
Một nhóm quân thánh chiến tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang phá hủy các tượng cổ tại Bảo tàng Mossoul, Irak.Ảnh chụp màn hình.
Báo chí Pháp hôm nay 02/03/2015 tiếp tục bình luận vụ tổ chức Nhà nước Hồi giáo đập phá bảo tàng Mossoul, nơi lưu trữ nhiều cổ vật quý hiếm vô giá có từ thời văn minh Lưỡng Hà và Hy Lạp cổ đại (khoảng thế kỷ thứ IV trước Công nguyên). La Croix nhận thấy là thế giới « Nổi cơn giận sau vụ phá hoại các kho báu tại Mossoul ».
Tờ báo trích dẫn bình phẩm của nhiều chuyên gia về Syria, Hồi giáo và một số nhà văn, cho rằng hành động đập phá thô bạo của quân thánh chiến tại bảo tàng Mossoul là một « sự hủy diệt lịch sử nhân loại, xóa đi bản sắc của cả nhiều dân tộc trong khu vực ».
Một quan điểm cũng được Le Monde đồng chia sẻ qua hàng tựa « Tại Mossoul, nạn nhân nghệ thuật của hành động bạo tàn ». Bởi vì, tại đó, « Hành động tẩy văn hóa đang đi từ các bảo tàng thư cho đến cả các lăng tẩm » theo như quan sát của nhật báo. Vụ phá hoại này một lần nữa cho thấy tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang tiến hành một cuộc chiến toàn diện trên những vùng lãnh thổ họ đang kiểm soát và quản lý.
Cũng giống như vùng Rakka của Syria, Mossoul - vùng đô thị lớn thứ hai của Irak được xây dựng từ những tàn tích của thành cổ Ninive, trung tâm vương quốc Assyria, một đế chế trải dài từ Địa Trung Hải cho đến Iran ngày nay, vào thời điểm vàng son nhất. Vậy mà vài tuần sau khi tiến vào Mossoul, quân thánh chiến Daesh đã cho nổ tung nhiều lăng tẩm cùng với nhiều thánh đường được xây dựng bên cạnh. Tổ chức khủng bố này quan niệm rằng những lăng tẩm biểu trưng cho sự tôn thờ thần tượng, do đó cần phải phá hủy.
Việc nhổ tận gốc văn hóa cũng chạm tới những chốn hiểu biết như đại học hay thư viện. Theo các nguồn tin lọt được ra ngoài, cho đến cuối tháng Giêng năm nay, hàng chục ngàn thư sách đã bị thiêu hủy. Phần lớn trong số đó là các tác phẩm thơ ca, triết học, khoa học. Nhiều tàng thư có từ thế kỷ XVII và XVIII. Duy chỉ có những tác phẩm thần học đạo Hồi nào phù hợp với quan điểm Hồi giáo đang được tổ chức khủng bố này tuyên truyền là được giữ lại.
Vụ đập phá bảo tàng Mossoul lần nữa cho thấy « Daesh đánh thẳng vào nền văn hóa ». Sự việc còn làm nổi rõ một vấn đề khác tại Irak hiện nay « những năm tháng chiến tranh và bị phong tỏa đã làm cho mối liên hệ xã hội bị tan rã », theo như phân tích của Tổng thư ký Hội đồng các bảo tàng Quốc tế, ông Samir Abdulac. Ông nói : « Xã hội không còn khả năng kháng cự lại, thảm kịch chỉ có ngày càng tệ hơn. Người ta chỉ có một mối bận tâm duy nhất, sự sống còn. Chỉ có một số ít đã chấp nhận hy sinh tánh mạng để bảo vệ các di sản ». Và cảnh dàn dựng đoạn video đó cũng nhằm hai mục tiêu chính : Gây sốc phương Tây và tuyển dụng những người trẻ mất phương hướng.
Về phần mình, bài xã luận « Những con người và những viên đá » của nhật báo công giáo La Croix cho rằng động cơ sâu thẳm của hành động phá hoại các di sản là muốn xóa mọi dấu tích của một nền văn minh không « Hồi giáo ». Do đó, cần phải xóa sạch nhẵn những gì tồn tại trước khi đạo Hồi khai sáng vào thế kỷ VII sau Công nguyên. Và ý đồ cực quyền đó cũng chính là lý do mà Daesh dành cho số phận các thiểu số tín ngưỡng khác, nhất là với những người công giáo. Những người này không còn lựa chọn nào khác hoặc buộc phải cải đạo, hoặc phải bỏ trốn.
Quân thánh chiến : Muôn vàn vẻ mặt
Cũng liên quan đến đề tài khủng bố, nhật báo Le Monde có bài điều tra khá hay đề tựa « Ngàn lẻ một gương mặt quân thánh chiến ». Vụ tấn công khủng bố nhắm vào tuần san trào phúng Charlie hồi đầu tuần tháng Giêng năm nay đã đặt ra cho giới chức an ninh Pháp một câu hỏi hóc búa : Làm thế nào giám sát, dự báo hay chí ít ngăn chặn các ứng viên tham gia phong trào thánh chiến trong khi những người xin tham gia lại không có cùng một mẫu số chung ?
Theo giải thích của ông William Mc Cants, chuyên gia tại Brookings Institution, Washington, khó có thể đưa ra được chân dung rõ nét về quân thánh chiến. Tuy nhiên giới chức an ninh có thể tập trung trên các mạng tuyển dụng những đặc điểm sau : Đó là phái nam, người Hồi giáo theo hệ phái Sunni, và là dân nhập cư thuộc thế hệ thứ hai trở đi.
Giáo sư Philippe Migaux, viện nghiên cứu chính trị Paris và chuyên gia về khủng bố, chia quân thánh chiến ra làm ba hạng. Hạng thứ nhất chiếm khoảng 10% là những kẻ kỳ cựu, dày dạn kinh nghiệm chiến trường. Những kẻ này chịu trách nhiệm công tác chiêu dụ giới trẻ.
Hạng thứ hai, phần lớn là những tân binh thánh chiến (chiếm đến 60% trong hàng ngũ Daesh), còn được xem là những kẻ « tự cực đoan hóa ». Trong số này, có đến 40% có quá khứ phạm tội. Ông Migaux còn cho rằng nhiều người trong số « tự cực đoan hóa » đó có hoàn cảnh gia đình phức tạp, cha mẹ ly hôn, gia đình đông anh em, hay bị lưu ban …
Điều đáng chú ý, chính sự xuất hiện ứng viên thuộc thành phần trung lưu trong số « tự cực đoan hóa » đã làm chao đảo thành phần mẫu. Trong số những người cải đạo, chiếm đa số là các ứng viên từ tầng lớp trung lưu chứ không phải là những người thuộc tầng lớp nghèo. Theo chẩn đoán của các chuyên gia, nguyên nhân có lẽ hoặc là do một nỗi « bất an » nào đó, hoặc do « khủng hoảng bản sắc ».
Hạng cuối cùng là các hộ gia đình và phụ nữ. Số này chiếm đến 30% trong hàng ngũ IS. Những hộ gia đình theo thánh chiến phần đông là những tín đồ trung thành rất nghiêm khắc. Còn hành trình đi đến thánh chiến của phụ nữ thì hơi khác một chút. Thường diễn ra sau khi đã cải đạo hoặc sau một cuộc “trao đổi” trên mạng.
Nói tóm lại, các nhà điều tra cũng như các nhà nghiên cứu cho đến giờ vẫn chưa định hình được diện mạo thật của một kẻ thánh chiến mới. Một kẻ muôn hình vạn trạng, chồng chất nhiều thế hệ, đan xen nhiều thành phần xã hội, nhiều hạng người, từ nhiều vùng địa lý khác nhau, thậm chí từ nhiều tôn giáo khác. Đặc điểm về tâm lý của tân binh thánh chiến cũng đa dạng: từ phản đối một hệ thống xã hội, đi tìm các giá trị mới, thù ghét xã hội, cho đến căm hận chính bản thân mình…
Nhưng có điều chắc chắn là sự đa dạng đó chính là thành quả chiến thuật của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Tổ chức này cần đến những binh đoàn chiến binh lớn để có thể ngự trị trên những vùng lãnh thổ mới, nằm chồng lên giữa Irak và Syria.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150302-nghe-thuat-cung-la-nan-nhan-cua-to-chuc-nha-nuoc-hoi-giao/
Một quan điểm cũng được Le Monde đồng chia sẻ qua hàng tựa « Tại Mossoul, nạn nhân nghệ thuật của hành động bạo tàn ». Bởi vì, tại đó, « Hành động tẩy văn hóa đang đi từ các bảo tàng thư cho đến cả các lăng tẩm » theo như quan sát của nhật báo. Vụ phá hoại này một lần nữa cho thấy tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang tiến hành một cuộc chiến toàn diện trên những vùng lãnh thổ họ đang kiểm soát và quản lý.
Cũng giống như vùng Rakka của Syria, Mossoul - vùng đô thị lớn thứ hai của Irak được xây dựng từ những tàn tích của thành cổ Ninive, trung tâm vương quốc Assyria, một đế chế trải dài từ Địa Trung Hải cho đến Iran ngày nay, vào thời điểm vàng son nhất. Vậy mà vài tuần sau khi tiến vào Mossoul, quân thánh chiến Daesh đã cho nổ tung nhiều lăng tẩm cùng với nhiều thánh đường được xây dựng bên cạnh. Tổ chức khủng bố này quan niệm rằng những lăng tẩm biểu trưng cho sự tôn thờ thần tượng, do đó cần phải phá hủy.
Việc nhổ tận gốc văn hóa cũng chạm tới những chốn hiểu biết như đại học hay thư viện. Theo các nguồn tin lọt được ra ngoài, cho đến cuối tháng Giêng năm nay, hàng chục ngàn thư sách đã bị thiêu hủy. Phần lớn trong số đó là các tác phẩm thơ ca, triết học, khoa học. Nhiều tàng thư có từ thế kỷ XVII và XVIII. Duy chỉ có những tác phẩm thần học đạo Hồi nào phù hợp với quan điểm Hồi giáo đang được tổ chức khủng bố này tuyên truyền là được giữ lại.
Vụ đập phá bảo tàng Mossoul lần nữa cho thấy « Daesh đánh thẳng vào nền văn hóa ». Sự việc còn làm nổi rõ một vấn đề khác tại Irak hiện nay « những năm tháng chiến tranh và bị phong tỏa đã làm cho mối liên hệ xã hội bị tan rã », theo như phân tích của Tổng thư ký Hội đồng các bảo tàng Quốc tế, ông Samir Abdulac. Ông nói : « Xã hội không còn khả năng kháng cự lại, thảm kịch chỉ có ngày càng tệ hơn. Người ta chỉ có một mối bận tâm duy nhất, sự sống còn. Chỉ có một số ít đã chấp nhận hy sinh tánh mạng để bảo vệ các di sản ». Và cảnh dàn dựng đoạn video đó cũng nhằm hai mục tiêu chính : Gây sốc phương Tây và tuyển dụng những người trẻ mất phương hướng.
Về phần mình, bài xã luận « Những con người và những viên đá » của nhật báo công giáo La Croix cho rằng động cơ sâu thẳm của hành động phá hoại các di sản là muốn xóa mọi dấu tích của một nền văn minh không « Hồi giáo ». Do đó, cần phải xóa sạch nhẵn những gì tồn tại trước khi đạo Hồi khai sáng vào thế kỷ VII sau Công nguyên. Và ý đồ cực quyền đó cũng chính là lý do mà Daesh dành cho số phận các thiểu số tín ngưỡng khác, nhất là với những người công giáo. Những người này không còn lựa chọn nào khác hoặc buộc phải cải đạo, hoặc phải bỏ trốn.
Quân thánh chiến : Muôn vàn vẻ mặt
Cũng liên quan đến đề tài khủng bố, nhật báo Le Monde có bài điều tra khá hay đề tựa « Ngàn lẻ một gương mặt quân thánh chiến ». Vụ tấn công khủng bố nhắm vào tuần san trào phúng Charlie hồi đầu tuần tháng Giêng năm nay đã đặt ra cho giới chức an ninh Pháp một câu hỏi hóc búa : Làm thế nào giám sát, dự báo hay chí ít ngăn chặn các ứng viên tham gia phong trào thánh chiến trong khi những người xin tham gia lại không có cùng một mẫu số chung ?
Theo giải thích của ông William Mc Cants, chuyên gia tại Brookings Institution, Washington, khó có thể đưa ra được chân dung rõ nét về quân thánh chiến. Tuy nhiên giới chức an ninh có thể tập trung trên các mạng tuyển dụng những đặc điểm sau : Đó là phái nam, người Hồi giáo theo hệ phái Sunni, và là dân nhập cư thuộc thế hệ thứ hai trở đi.
Giáo sư Philippe Migaux, viện nghiên cứu chính trị Paris và chuyên gia về khủng bố, chia quân thánh chiến ra làm ba hạng. Hạng thứ nhất chiếm khoảng 10% là những kẻ kỳ cựu, dày dạn kinh nghiệm chiến trường. Những kẻ này chịu trách nhiệm công tác chiêu dụ giới trẻ.
Hạng thứ hai, phần lớn là những tân binh thánh chiến (chiếm đến 60% trong hàng ngũ Daesh), còn được xem là những kẻ « tự cực đoan hóa ». Trong số này, có đến 40% có quá khứ phạm tội. Ông Migaux còn cho rằng nhiều người trong số « tự cực đoan hóa » đó có hoàn cảnh gia đình phức tạp, cha mẹ ly hôn, gia đình đông anh em, hay bị lưu ban …
Điều đáng chú ý, chính sự xuất hiện ứng viên thuộc thành phần trung lưu trong số « tự cực đoan hóa » đã làm chao đảo thành phần mẫu. Trong số những người cải đạo, chiếm đa số là các ứng viên từ tầng lớp trung lưu chứ không phải là những người thuộc tầng lớp nghèo. Theo chẩn đoán của các chuyên gia, nguyên nhân có lẽ hoặc là do một nỗi « bất an » nào đó, hoặc do « khủng hoảng bản sắc ».
Hạng cuối cùng là các hộ gia đình và phụ nữ. Số này chiếm đến 30% trong hàng ngũ IS. Những hộ gia đình theo thánh chiến phần đông là những tín đồ trung thành rất nghiêm khắc. Còn hành trình đi đến thánh chiến của phụ nữ thì hơi khác một chút. Thường diễn ra sau khi đã cải đạo hoặc sau một cuộc “trao đổi” trên mạng.
Nói tóm lại, các nhà điều tra cũng như các nhà nghiên cứu cho đến giờ vẫn chưa định hình được diện mạo thật của một kẻ thánh chiến mới. Một kẻ muôn hình vạn trạng, chồng chất nhiều thế hệ, đan xen nhiều thành phần xã hội, nhiều hạng người, từ nhiều vùng địa lý khác nhau, thậm chí từ nhiều tôn giáo khác. Đặc điểm về tâm lý của tân binh thánh chiến cũng đa dạng: từ phản đối một hệ thống xã hội, đi tìm các giá trị mới, thù ghét xã hội, cho đến căm hận chính bản thân mình…
Nhưng có điều chắc chắn là sự đa dạng đó chính là thành quả chiến thuật của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Tổ chức này cần đến những binh đoàn chiến binh lớn để có thể ngự trị trên những vùng lãnh thổ mới, nằm chồng lên giữa Irak và Syria.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150302-nghe-thuat-cung-la-nan-nhan-cua-to-chuc-nha-nuoc-hoi-giao/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten