Nga dọa tấn công nếu Đan Mạch tham gia lá chắn chống tên lửa
Một chiến hạm trong hệ thống lá chắn tên lửa của Hoa Kỳ.Ảnh : Wikipedia
Hải quân Đan Mạch nếu tham gia vào chiến lược "lá chắn" của Nato sẽ biến thành mục tiêu tấn công của tên lửa hạt nhân của Nga. Trên đây là tuyên bố của đại sứ Nga tại Đan Mạch. Lời lẽ hù dọa của ông Mikhail Vanin đã bị Copenhagen lên án là "hung hăng", nhưng "không đáng quan tâm".
Trong một bài báo đăng trong mục "Ý kiến" của nhật báo Đan Mạch Jyllands Posten, đại sứ Nga Mikhail Vanin đã nhận định như sau : Tôi không tin rằng Đan Mạch hiểu rõ những hậu quả xảy ra (cho nước này) nếu họ gia nhập hệ thống lá chắn chống tên lửa do Hoa Kỳ chủ xướng. Nếu việc này xảy đến, thì các chiến hạm của Đan Mạch sẽ biến thành mục tiêu của hỏa tiễn hạt nhân của Nga.
Trong kế hoạch phòng thủ chung của Liên Minh Nato chống tên lửa hạt nhân bằng một hệ thống ra-đa và tên lửa ngăn chận, Đan Mạch sẽ cung cấp nhiều tàu chiến trang bị ra-đa tối tân.
Hệ thống này dự trù sẽ hoàn chỉnh vào năm 2025, với việc bố trí hàng loạt ra-đa và tên lửa chống tên lửa tại vùng biển Địa Trung Hải, Ba Lan và Rumani.
Matxcơva xem đây là chiến lược của Nato bao vây nước Nga.
Đáp lại lời đe dọa của đại sứ Nga, Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Liddergaard đánh giá những lời tuyên bố đó là "đao to búa lớn vừa không thể chấp nhận được, vừa vô ích, nhưng cũng không đáng quan tâm". Theo Ngoại trưởng Đan Mạch, hệ thống phòng thủ này chỉ là "phương tiện báo động khi bị xâm hại không phận".
Chủ tịch Ủy ban ngoại giao của quốc hội Đan Mạch, bà Mette Gjerskow cũng có cùng nhận định : Đây chỉ là một cách gây căng thẳng thêm trong quan hệ giữa Nga và Nato. Đan Mạch không sợ Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150322-nga-doa-tan-cong-neu-dan-mach-tham-gia-la-chan-chong-ten-lua/
Trong kế hoạch phòng thủ chung của Liên Minh Nato chống tên lửa hạt nhân bằng một hệ thống ra-đa và tên lửa ngăn chận, Đan Mạch sẽ cung cấp nhiều tàu chiến trang bị ra-đa tối tân.
Hệ thống này dự trù sẽ hoàn chỉnh vào năm 2025, với việc bố trí hàng loạt ra-đa và tên lửa chống tên lửa tại vùng biển Địa Trung Hải, Ba Lan và Rumani.
Matxcơva xem đây là chiến lược của Nato bao vây nước Nga.
Đáp lại lời đe dọa của đại sứ Nga, Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Liddergaard đánh giá những lời tuyên bố đó là "đao to búa lớn vừa không thể chấp nhận được, vừa vô ích, nhưng cũng không đáng quan tâm". Theo Ngoại trưởng Đan Mạch, hệ thống phòng thủ này chỉ là "phương tiện báo động khi bị xâm hại không phận".
Chủ tịch Ủy ban ngoại giao của quốc hội Đan Mạch, bà Mette Gjerskow cũng có cùng nhận định : Đây chỉ là một cách gây căng thẳng thêm trong quan hệ giữa Nga và Nato. Đan Mạch không sợ Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150322-nga-doa-tan-cong-neu-dan-mach-tham-gia-la-chan-chong-ten-lua/
Mỹ tố cáo Nga thử tên lửa hành trình trái phép
Tên lửa đạn đạo Nga Topol - M, trong một cuộc diễu hành ở Matxcơva
Hoa Kỳ vừa tố cáo Nga là đã vi phạm một hiệp ước kiểm soát vũ khí ký kết năm 1987 khi cho thử nghiệm một tên lửa hành trình phóng đi từ trên đất liền. Theo hãng tin Pháp AFP, một quan chức Mỹ cao cấp vào hôm qua đã xác nhận nguồn tin trên và đánh giá đấy là một vấn đề « rất nghiêm trọng ».
Theo viên chức xin giấu tên kể trên, Washington đã nhiều lần lưu ý Mátxcơva về các vụ vi phạm kể trên, và yêu cầu Nga tuân thủ Hiệp ước năm 1987, và loại trừ mọi loại vũ khí bị nghiêm cấm một cách minh bạch, sao cho có thể kiểm tra được.
Trả lời AFP, viên chức Mỹ xác định : « Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm tính khả thi của Hiệp ước về Lực lượng Hạt nhân Tầm trung INF (Intermediary-range Nuclear Forces). Chúng tôi khuyến khích Nga tuân thủ trở lại các cam kết của họ trong khuôn khổ Hiệp ước đó và loại bỏ mọi vũ khí bị cấm một cách có thể kiểm chứng được ».
Hiệp ước INF đã được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký kết vào năm 1987 và có hiệu lực từ ngày 01/06/1988. Theo văn kiện này, hai nước cam kết hủy bỏ mọi loại tên lửa đạn đạo và hành trình tầm trung (từ 500 km đến 5.500 km) trong thời hạn tối đa là ba năm từ ngày hiệp ước có hiệu lực. Việc sở hữu, sản xuất và thủ nghiệm các loại tên lửa này cũng bị nghiêm cấm.
Tuy nhiên, trong một báo cáo năm 2014, Mỹ kết luận rằng Nga đã vi phạm Hiệp ước về Lực lượng Hạt nhân Tầm trung. Nhật báo Mỹ New York Times còn tiết lộ rằng Nga đã bắt đầu tái lập việc thử nghiệm loại tên lửa bị cấm ngay từ năm 2008. Riêng vụ thử gần đây nhất đã được thực hiện cách nay vài tháng.
Như để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của tình hình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi một bức thư cho đồng nhiệm Vladimir Putin về vấn đề này.
Quan hệ Mỹ-Nga quả là tiếp tục xấu đi, vào lúc mà Washington và Mátxcơva đang đặc biệt căng thẳng về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140729-my-to-cao-nga-thu-ten-lua-hanh-trinh-trai-phep/
Trả lời AFP, viên chức Mỹ xác định : « Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm tính khả thi của Hiệp ước về Lực lượng Hạt nhân Tầm trung INF (Intermediary-range Nuclear Forces). Chúng tôi khuyến khích Nga tuân thủ trở lại các cam kết của họ trong khuôn khổ Hiệp ước đó và loại bỏ mọi vũ khí bị cấm một cách có thể kiểm chứng được ».
Hiệp ước INF đã được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký kết vào năm 1987 và có hiệu lực từ ngày 01/06/1988. Theo văn kiện này, hai nước cam kết hủy bỏ mọi loại tên lửa đạn đạo và hành trình tầm trung (từ 500 km đến 5.500 km) trong thời hạn tối đa là ba năm từ ngày hiệp ước có hiệu lực. Việc sở hữu, sản xuất và thủ nghiệm các loại tên lửa này cũng bị nghiêm cấm.
Tuy nhiên, trong một báo cáo năm 2014, Mỹ kết luận rằng Nga đã vi phạm Hiệp ước về Lực lượng Hạt nhân Tầm trung. Nhật báo Mỹ New York Times còn tiết lộ rằng Nga đã bắt đầu tái lập việc thử nghiệm loại tên lửa bị cấm ngay từ năm 2008. Riêng vụ thử gần đây nhất đã được thực hiện cách nay vài tháng.
Như để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của tình hình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi một bức thư cho đồng nhiệm Vladimir Putin về vấn đề này.
Quan hệ Mỹ-Nga quả là tiếp tục xấu đi, vào lúc mà Washington và Mátxcơva đang đặc biệt căng thẳng về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140729-my-to-cao-nga-thu-ten-lua-hanh-trinh-trai-phep/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten