Chuyên gia Mỹ báo động về nguy cơ Bắc Triều Tiên sụp đổ
Kim Jong Un : Ảnh chụp tại Bình Nhưỡng và công bố ngày 21/01/2015Reuters
Khả năng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ là điều không thể tránh khỏi, và Hoa Kỳ nên nắm lấy cơ hội quan hệ ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Seoul để cùng nhau chuẩn bị đối phó với công việc thống nhất bán đảo cực kỳ gian nan. Trên đây là lời báo động hôm 04/03/2015 của ông Christopher Hill, cựu đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc đồng thời là một chuyên gia hàng đầu về Bắc Triều Tiên.
Trong tham luận tại một hội nghị về an ninh tổ chức ở Seoul, ông Christopher Hill công nhận rằng ông không thể biết trước là chế độ của Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng sẽ sụp đổ khi nào và như thế nào, nhưng đối với ông, đó là điều không thể tránh khỏi. Do đó, theo ông, « Cần phải chắc chắn rằng Trung Quốc, [Hàn Quốc] và Mỹ đều hiểu rõ những gì cần làm ».
Từng là cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, ông Hill hiện được coi là một chuyên gia hàng đầu về Bắc Triều Tiên, từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng liên quan đến Châu Á, từ Trưởng đoàn đàm phán Mỹ tại Vòng thương thuyết 6 bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên, cho đến Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á - Thái Bình Dương.
Vào lúc chính quyền Hàn Quốc đang cố gắng khởi động một vài bước nhỏ nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước Triều Tiên đã trở nên tồi tệ kể từ năm 2012, khi Kim Jong Un lên kế vị người cha Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng, ông Christopher Hill cho rằng Seoul và Washington phải tìm cách tương tác một cách tích cực với Bắc Triều Tiên.
Để làm điều này, hai đồng minh Mỹ-Hàn phải nhờ đến Trung Quốc, nước từ lâu được coi là có ảnh hưởng lớn nhất trên Bắc Triều Tiên. Ông Hill xác định : « Tôi không thể nghĩ ra cách nào tốt hơn để làm điều này, ngoại trừ việc tiếp tục tăng cường các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Hàn Quốc, [và] đối thoại với Trung Quốc ».
Đối với chuyên gia Mỹ, tiến trình đối thoại đó có thể được thực hiện theo hình thức ba bên Mỹ-Trung-Hàn, hoặc theo phương thức song phương Trung-Hàn hay Mỹ-Trung. Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Seoul thì bối cảnh hiện nay đang thuận lợi, đặc biệt là từ sau chuyến công du Hàn Quốc vào tháng Bảy năm 2014 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là một chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng vì lần đầu tiên một lãnh đạo mới tại Bắc Kinh lại ghé thăm Hàn Quốc trước khi đến Bắc Triều Tiên.
http://vi.rfi.fr/20150305-my-btt//
Từng là cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, ông Hill hiện được coi là một chuyên gia hàng đầu về Bắc Triều Tiên, từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng liên quan đến Châu Á, từ Trưởng đoàn đàm phán Mỹ tại Vòng thương thuyết 6 bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên, cho đến Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á - Thái Bình Dương.
Vào lúc chính quyền Hàn Quốc đang cố gắng khởi động một vài bước nhỏ nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước Triều Tiên đã trở nên tồi tệ kể từ năm 2012, khi Kim Jong Un lên kế vị người cha Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng, ông Christopher Hill cho rằng Seoul và Washington phải tìm cách tương tác một cách tích cực với Bắc Triều Tiên.
Để làm điều này, hai đồng minh Mỹ-Hàn phải nhờ đến Trung Quốc, nước từ lâu được coi là có ảnh hưởng lớn nhất trên Bắc Triều Tiên. Ông Hill xác định : « Tôi không thể nghĩ ra cách nào tốt hơn để làm điều này, ngoại trừ việc tiếp tục tăng cường các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Hàn Quốc, [và] đối thoại với Trung Quốc ».
Đối với chuyên gia Mỹ, tiến trình đối thoại đó có thể được thực hiện theo hình thức ba bên Mỹ-Trung-Hàn, hoặc theo phương thức song phương Trung-Hàn hay Mỹ-Trung. Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Seoul thì bối cảnh hiện nay đang thuận lợi, đặc biệt là từ sau chuyến công du Hàn Quốc vào tháng Bảy năm 2014 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là một chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng vì lần đầu tiên một lãnh đạo mới tại Bắc Kinh lại ghé thăm Hàn Quốc trước khi đến Bắc Triều Tiên.
http://vi.rfi.fr/20150305-my-btt//
Obama : Bắc Triều Tiên rồi sẽ sụp đổ
Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc thông điệp tình hình Liên bang, Washington, ngày 20/01/2015REUTERS/Mandel Ngan/Pool
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn được phát trên Youtube ngày 22/01/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama tin tưởng rằng chế độ Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ. Sự tan rã đó không đến từ một giải pháp quân sự. Nhưng Internet sẽ là một công cụ góp phần làm thay đổi số phận của quốc gia khép kín nhất thế giới này.
Tổngt hống Hoa Kỳ nhấn mạnh Internet cuối cùng cũng sẽ tìm được một chỗ đứng tại quốc gia cộng sản độc tài này, phổ biến thông tin là cách để đánh vào quyền lực của chế độ hiện tại.
Ông Barack Obama lưu ý : « Một chế độ độc tài như Bắc Triều Tiên không thể có ở bất cứ nơi nào khác. Đó là một chế độ tàn bạo, cai trị bằng sức mạnh đàn áp. Hậu quả là không đủ sức để nuôi sống người dân (…) Với thời gian, rồi các bạn sẽ thấy, chế độ đó phải tan rã ».
Về khả năng can thiệp của Mỹ để làm thay đổi vận mệnh của Bắc Triều Tiên, Tổng thống Hoa Kỳ lưu ý : Vai trò của Mỹ chỉ có giới hạn, do Bắc Triều Tiên là một quốc gia với một triệu quân, Bình Nhưỡng lại có trong tay những kỹ thuật về tên lửa và hạt nhân. Hơn nữa, can thiệp quân sự vào Bắc Triều Tiên sẽ làm phương hại trực tiếp đến Hàn Quốc, đồng minh cốt lõi của Washington tại Châu Á.
Chủ nhân Nhà Trắng kết luận : Giải pháp đối với Bắc Triều Tiên không thể là một giải pháp quân sự. Nhưng Internet sẽ đóng một vài trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, và đó là điều mà Hoa Kỳ đang hướng tới.
Bản tin của Yonhp lưu ý, Tổng thống Mỹ không trực tiếp nêu đích danh Bắc Triều Tiên trong bài diễn văn về tình trạng Liên bang vừa qua. Nhưng ông Obama cam kết sẽ không để cho bất kỳ một quốc gia nào làm nhiễu mạng tin học của Hoa Kỳ. Cam kết nói trên ám chỉ vụ hãng phim Sony Pictures bị tấn công tin học hồi cuối năm 2014. Tới nay, Washington vẫn coi Bình Nhưỡng là tác giả của vụ tin tặc quy mô nói trên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150125-obama-bac-trieu-tien-roi-se-sup-do/
Ông Barack Obama lưu ý : « Một chế độ độc tài như Bắc Triều Tiên không thể có ở bất cứ nơi nào khác. Đó là một chế độ tàn bạo, cai trị bằng sức mạnh đàn áp. Hậu quả là không đủ sức để nuôi sống người dân (…) Với thời gian, rồi các bạn sẽ thấy, chế độ đó phải tan rã ».
Về khả năng can thiệp của Mỹ để làm thay đổi vận mệnh của Bắc Triều Tiên, Tổng thống Hoa Kỳ lưu ý : Vai trò của Mỹ chỉ có giới hạn, do Bắc Triều Tiên là một quốc gia với một triệu quân, Bình Nhưỡng lại có trong tay những kỹ thuật về tên lửa và hạt nhân. Hơn nữa, can thiệp quân sự vào Bắc Triều Tiên sẽ làm phương hại trực tiếp đến Hàn Quốc, đồng minh cốt lõi của Washington tại Châu Á.
Chủ nhân Nhà Trắng kết luận : Giải pháp đối với Bắc Triều Tiên không thể là một giải pháp quân sự. Nhưng Internet sẽ đóng một vài trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, và đó là điều mà Hoa Kỳ đang hướng tới.
Bản tin của Yonhp lưu ý, Tổng thống Mỹ không trực tiếp nêu đích danh Bắc Triều Tiên trong bài diễn văn về tình trạng Liên bang vừa qua. Nhưng ông Obama cam kết sẽ không để cho bất kỳ một quốc gia nào làm nhiễu mạng tin học của Hoa Kỳ. Cam kết nói trên ám chỉ vụ hãng phim Sony Pictures bị tấn công tin học hồi cuối năm 2014. Tới nay, Washington vẫn coi Bình Nhưỡng là tác giả của vụ tin tặc quy mô nói trên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150125-obama-bac-trieu-tien-roi-se-sup-do/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten