Tin tức / Thể thao
Bắc Kinh quyết tâm đưa bóng đá Trung Quốc lên tầm cao thế giới
Đội tuyển bóng đá Trung Quốc hồi tháng Giêng tại Cúp vô địch châu Á AFC diễn ra ở Australia đã bất ngờ vượt qua được vòng 'nốc ao', để tiếp đến bị Australia loại ở trận tứ kết với tỉ số 2-0.
20.03.2015
Bóng đá mới đây đã bất ngờ trở thành một đề tài quan trọng trong phiên họp của Quốc hội Trung Quốc. Các nhà quan sát quốc tế nói rằng bóng đá được đưa vào Đại hội Đại biểu Nhân dân là do Chủ tịch Nước Tập Cận Bình là một "fan" lớn của "môn thể thao vua," và ông đang cố dùng ảnh hưởng của mình để đưa bóng đá Trung Quốc lên sân cỏ quốc tế. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang nỗ lực gỡ thế diện cho fan bóng đá nước ông, khi mà đội tuyển quốc gia của cường thể thao thế giới này hồi tháng Giêng tại Cúp vô địch châu Á AFC đã bất ngờ vượt qua được vòng "nốc ao," để tiếp đến bị Australia loại ở trận tứ kết với tỉ số 2-0.
Ngay cả trước phiên họp Quốc hội, ông Tập hồi tháng 2 đã chỉ thị cho Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước – cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của Bắc Kinh – lập kế hoạch tạo một nhịp sống mới cho bóng đá Trung Quốc. Với những quyết tâm thay đổi, nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng sẽ tạo được một lực đẩy chưa từng có cho môn thể thao vua tại đất nước giàu có với gần một tỉ rưởi dân của ông.
Quốc vụ viện hồi đấu tuần này đã phổ biến một kế hoạch 10 năm phát triển bóng đá, theo đó 6.000 trường phổ thông và cao đẳng, đại học sẽ được chọn làm "trường điểm bóng đá" nội trong năm nay, và con số này sẽ tăng lên thành 20.000 trường sau 3 năm, và đến năm 2025 sẽ có 50.000 trường điểm bóng đá. Tài liệu sư phạm bóng đá đặc biệt sẽ được soạn thảo cho những người giảng dạy, đào tạo, bằng cả hai hình thức – sách giáo khoa và tài liệu trên mạng, kể cả các hình ảnh ba chiều của các bài học về kỹ thuật, chiến thuật bóng đá. Học sinh tham gia môn học bóng đá sẽ được huấn luyện ít nhất một giờ mỗi tuần, có thể là thực tập trên sân bóng, hoặc học tập các tài liệu trên bàn học.
Bắc Kinh đã thành công trong việc đưa Trung Quốc lên thành một cường thể thao thế giới với dấu mốc đứng đầu bảng tổng sắp huy chương vàng lẫn huy chương các loại tại Olympic 2008. Nhưng bóng đá nam của cường quốc thể thao này chưa bao giờ vươn lên tới tầm thế giới mà người hâm mộ của Trung Quốc mong chờ.
Bóng đá nam của cường quốc thể thao này đứng thứ 83 trên bảng sắp hạng toàn cầu của FIFA, sau Guatemala và Honduras. Bóng đá nữ của Trung Quốc trong quá khứ đã cất được tiếng nói lớn, với dấu mốc cao nhất là hạng nhì World Cup 1999, nhưng cách đây hơn một thập niên đã rớt khỏi nhóm 10 đội hàng đầu thế giới, và nay xếp thứ 13 trên toàn cầu.
Thành tích kém của bóng đá nam Trung Quốc được quy cho tình trạng tham nhũng, bán độ, thiếu tổ chức trong các giải bóng đá chuyên nghiệp, hệ thống quản lý thể thao nặng nề của nhà nước, và số thanh thiếu niên tham gia bóng đá hạn chế.
Kế hoạch phát triển bóng đá của Trung Quốc bao gồm việc tách hiệp hội bóng đá của nước này ra khỏi cơ quan quản lý thể thao của nhà nước, và để cho bóng đá có "quyền tự quyết" nhiều hơn.
Mục tiêu trung hạng là mở rộng sự tham gia của giới trẻ vào môn thể thao này, đưa các "tổ chức và giải đấu lên mức chuyên nghiệp. Quốc vụ viện bày tỏ quyết tâm đưa bóng đá nam lên tầm châu lục, và đưa bóng đá nữ lên hàng đầu thế giới trở lại.
Mục tiêu dài hạn sẽ là đăng cai World Cup và đưa bóng đá nam lên sân cỏ quốc tế. World Cup được tổ chức ở Á châu mới chỉ có một lần vào năm 2002 tại Nam Triều Tiên và Nhật Bản, khi đó Trung Quốc cũng tranh được suất dự vòng chung kết, và đã bị loại sau vòng bảng và không thắng trận nào. Qatar sẽ đăng cai World Cup vào năm 2022.
Một số nhà bình luận quốc tế nói rằng sự thành công của kế hoạch phát triển bóng đá đầy tham vọng này của Trung Quốc trông xa vời thực tế, nhưng số khác nói rằng Trung Quốc đã thành công trên nhiều lãnh vực dưới sự chỉ đạo và quản lý của chính phủ Cộng sản trung ương, nếu khoan xét đến hậu quả, chẳng hạn như chính sách mỗi gia đình chỉ có một con đã thành công; nỗ lực vươn lên thành cường quốc thể thao hàng đầu thế giới nay vẫn tiếp tục duy trì hiệu lực. Giới quan sát cũng đang trông chờ liệu Trung Quốc sẽ tranh được quyền đăng cai Olympic mùa Đông 2022. Và mục tiêu tiến lên sân cỏ quốc tế, và đăng cai World Cup của Trung Quốc không phải quá xa vời.
(Nguồn: Forbes, New York Times)
http://www.voatiengviet.com/content/bac-kinh-quyet-tam-dua-bong-da-trung-quoc-len-tam-cao-the-gioi/2688436.html
Ngay cả trước phiên họp Quốc hội, ông Tập hồi tháng 2 đã chỉ thị cho Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước – cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của Bắc Kinh – lập kế hoạch tạo một nhịp sống mới cho bóng đá Trung Quốc. Với những quyết tâm thay đổi, nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng sẽ tạo được một lực đẩy chưa từng có cho môn thể thao vua tại đất nước giàu có với gần một tỉ rưởi dân của ông.
Quốc vụ viện hồi đấu tuần này đã phổ biến một kế hoạch 10 năm phát triển bóng đá, theo đó 6.000 trường phổ thông và cao đẳng, đại học sẽ được chọn làm "trường điểm bóng đá" nội trong năm nay, và con số này sẽ tăng lên thành 20.000 trường sau 3 năm, và đến năm 2025 sẽ có 50.000 trường điểm bóng đá. Tài liệu sư phạm bóng đá đặc biệt sẽ được soạn thảo cho những người giảng dạy, đào tạo, bằng cả hai hình thức – sách giáo khoa và tài liệu trên mạng, kể cả các hình ảnh ba chiều của các bài học về kỹ thuật, chiến thuật bóng đá. Học sinh tham gia môn học bóng đá sẽ được huấn luyện ít nhất một giờ mỗi tuần, có thể là thực tập trên sân bóng, hoặc học tập các tài liệu trên bàn học.
Bắc Kinh đã thành công trong việc đưa Trung Quốc lên thành một cường thể thao thế giới với dấu mốc đứng đầu bảng tổng sắp huy chương vàng lẫn huy chương các loại tại Olympic 2008. Nhưng bóng đá nam của cường quốc thể thao này chưa bao giờ vươn lên tới tầm thế giới mà người hâm mộ của Trung Quốc mong chờ.
Bóng đá nam của cường quốc thể thao này đứng thứ 83 trên bảng sắp hạng toàn cầu của FIFA, sau Guatemala và Honduras. Bóng đá nữ của Trung Quốc trong quá khứ đã cất được tiếng nói lớn, với dấu mốc cao nhất là hạng nhì World Cup 1999, nhưng cách đây hơn một thập niên đã rớt khỏi nhóm 10 đội hàng đầu thế giới, và nay xếp thứ 13 trên toàn cầu.
Thành tích kém của bóng đá nam Trung Quốc được quy cho tình trạng tham nhũng, bán độ, thiếu tổ chức trong các giải bóng đá chuyên nghiệp, hệ thống quản lý thể thao nặng nề của nhà nước, và số thanh thiếu niên tham gia bóng đá hạn chế.
Kế hoạch phát triển bóng đá của Trung Quốc bao gồm việc tách hiệp hội bóng đá của nước này ra khỏi cơ quan quản lý thể thao của nhà nước, và để cho bóng đá có "quyền tự quyết" nhiều hơn.
Mục tiêu trung hạng là mở rộng sự tham gia của giới trẻ vào môn thể thao này, đưa các "tổ chức và giải đấu lên mức chuyên nghiệp. Quốc vụ viện bày tỏ quyết tâm đưa bóng đá nam lên tầm châu lục, và đưa bóng đá nữ lên hàng đầu thế giới trở lại.
Mục tiêu dài hạn sẽ là đăng cai World Cup và đưa bóng đá nam lên sân cỏ quốc tế. World Cup được tổ chức ở Á châu mới chỉ có một lần vào năm 2002 tại Nam Triều Tiên và Nhật Bản, khi đó Trung Quốc cũng tranh được suất dự vòng chung kết, và đã bị loại sau vòng bảng và không thắng trận nào. Qatar sẽ đăng cai World Cup vào năm 2022.
Một số nhà bình luận quốc tế nói rằng sự thành công của kế hoạch phát triển bóng đá đầy tham vọng này của Trung Quốc trông xa vời thực tế, nhưng số khác nói rằng Trung Quốc đã thành công trên nhiều lãnh vực dưới sự chỉ đạo và quản lý của chính phủ Cộng sản trung ương, nếu khoan xét đến hậu quả, chẳng hạn như chính sách mỗi gia đình chỉ có một con đã thành công; nỗ lực vươn lên thành cường quốc thể thao hàng đầu thế giới nay vẫn tiếp tục duy trì hiệu lực. Giới quan sát cũng đang trông chờ liệu Trung Quốc sẽ tranh được quyền đăng cai Olympic mùa Đông 2022. Và mục tiêu tiến lên sân cỏ quốc tế, và đăng cai World Cup của Trung Quốc không phải quá xa vời.
(Nguồn: Forbes, New York Times)
http://www.voatiengviet.com/content/bac-kinh-quyet-tam-dua-bong-da-trung-quoc-len-tam-cao-the-gioi/2688436.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten