woensdag 27 augustus 2014

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-08-27

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9834130-305.jpg
Hàng ngàn công nhân Trung Quốc được rút ra khỏi cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh, Việt Nam đã về đến cảng Tú Anh ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 20 tháng 5 năm 2014.
AFP PHOTO

Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.

Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự

Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.
Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài LOAN đầu tư xây dựng  được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.
Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:
Vungang-400.jpg
Một công trình xây dựng tại KCN Vũng Áng do nhà thầu Trung Quốc thi công. Courtesy photo.
“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.”
Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.

Rút đi 4.000 nhưng đưa qua 10.000

Nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.
-Bùi Kiến Thành
Bên cạnh câu chuyện Vũng Áng Hà Tĩnh, sự kiện Nhà thầu Trung Quốc, công nhân Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam đã và đang gây ra sự quan ngại trong dư luận. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định:
“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào.”
Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua  hơn 1 vạn thì chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/10000-cnese-workers-ll-arrive-ha-tinh-nn-08272014103641.html

Hồi mã thương của phe Tàu

Cánh Cò, viết từ Việt Nam
2014-05-29
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9841578-305.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á ở Manila, Philippines vào ngày 22 tháng 5 năm 2014.
AFP PHOTO / NOEL Celis
"Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
Câu trả lời cho Reuters của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines nhanh chóng tràn ngập mọi phương tiện truyền thông cả trong lẫn ngoài nước. Người ta vỗ tay, bàn tán, tranh luận và cũng không ít nghi ngờ. Vỗ tay vì tuyên bố này đã trực tiếp tẩy chay những gì mà Hà Nội và Bắc Kinh đã toa rập với nhau trong Hội nghị Thành Đô để hậu quả kéo dài cho tới ngày nay. Vỗ tay vì tại diễn đàn quốc tế một người đại diện quốc gia này nói về quốc gia khác là chính thức và không thể thay đổi, cho dù người đó là cộng sản hay phát xít.
Vỗ tay còn đến từ một nguyên nhân khác âm ỉ và mạnh mẽ vẫn trôi trong huyết quản của người dân Việt có học lịch sử từ hàng ngàn năm qua: ước vọng thoát Hán.
Tiếc một điều sau những tràng vỗ tay không ngớt ấy thì sân khấu chính trị Việt Nam lại chuyển sang một màn khác mà báo chí và những ai tinh tế nhất cũng khó đoán trước: đó là bạo động chống Trung Quốc tại Bình Dương và Vũng Áng.

Vì sao công an im lặng?

Người dân Kỳ Anh Vũng Áng có thể bạo động vì sống gần với công nhân Trung Quốc và thái độ quá đáng của những người này, cộng với áp bức của chính quyển đối với lợi ích của người địa phương đã nung nấu sự hiềm khích lên thành thù hận. Hai người Trung Quốc bị đánh chết là kết quả của một chính sách quỵ lụy để kiếm đầu tư bất kể nó để lại hậu quả như thế nào.
Nhưng ở Bình Dương thì lại khác. Đa số công nhân đến đây làm việc đều hiền lành và không hể có bức xúc nặng nề nào đối với các công ty do Trung Quốc làm chủ. Dĩ nhiên giai cấp công nhân và chủ là hai thế lực luôn xung đột với nhau, nếu nhẹ hai bên tiếp tục thỏa hiệp để kiếm miếng ăn, còn nặng hơn sẽ có đình công phản đối. Với Bình Dương và Đồng Nai chưa có một ghi nhận nào cho thấy mức căng thẳng do tranh chấp giữa công nhân và chủ có thể dẫn tới hành vi nổi loạn.
Qua điều tra xác minh công an Đồng Nai và Bình Dương cho biết công nhân các khu công nghiệp không tự họ nổi dậy mà có sự giật dây của một nhóm người. Dáng dấp và cách hành xử của chúng rõ ràng là côn đồ và hầu hết đều là người Thanh Hóa, Nghệ An hay Hà Tĩnh.
Mà ai cũng biết, hầu như côn đồ luôn được sự giám sát và chỉ đạo ngầm của công an.
Công nhân đã làm chứng và họ đặt câu hỏi tại sao sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng công an im lặng. Các lực lượng vũ trang khác cũng im lặng, thậm chí công an còn chạy theo đám ô hợp ấy chỉ để nhìn mà không có một thái độ nào.
Đám đông gần một ngàn người bị bắt, bị truy tố về nhiều tội và bọn cầm đầu dần dần lộ diện. Tuy nhiên tin từ công an đưa ra làm cho người dân hụt hẫng: kẻ cầm đầu tổ chức bạo loạn là ba thành viên của đảng Việt Tân!
Kết quả đầy bất ngờ này làm cho tuyên bố của Thủ tướng trở nên mất giá trị hay ít ra mất sức mạnh trước lòng tin của nhân dân. Đúng ra người ta lo ngại cho sự an nguy của ông vì sẽ gặp cú hồi mã thương nổi tiêng của người Tàu, hay đúng ra là bọn thân Tàu, lấy sự việc Bình Dương dập tắt chút hy vọng vừa le lói.
bieu-tinh-250
Công an, an ninh bắt người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 18 tháng 5 năm 2014.
Nếu nói bọn giật dây nổi loạn là do tình báo Hoa Nam làm thì người ta có thể tin: Trung Quốc muốn kích động hận thù trong nội bộ người Việt và Hoa để có cớ mang người của họ về và phát động cuộc chiến tranh bảo vệ kiều dân của họ.
Nếu đặt giả thiết côn đồ do công an ra lệnh thì cũng không ít người sẽ tin, bởi sự thật rành rành trước mắt là như vậy. Công an được người dân tin rằng đang được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Thủ tướng và việc làm này có thể giải thích: Do hưng phấn trước phát biểu của Thủ tướng tại ASEAN vào ngày 11 tháng 5, hai ngày sau 13 tháng 5 nhân viên an ninh tự tiện làm việc này như một cách đẩy tuyên bố của ông đi xa hơn, nhưng do đẩy quá đà thành ra hố nặng.
Và kết quả từ cán bộ điều tra cáo buộc Việt Tân là thủ phạm có tác dụng thế nào, ai đứng sau kết quả này là vấn đề đáng phải đặt ra.
Thứ nhất: mang Việt Tân như một chủ thể hoàn toàn không có khả năng tác động tới tình hình Việt Nam vào lúc này để ấn vào tay họ ngọn cờ đen của cướp biển là một việc làm dại dột. Không ai tin được sức mạnh của Việt Tân lại gây được biến động to lớn như vậy và lại càng khó tin hơn khi con số ba người với vài ngàn đô la trả cho người biểu tình lại có thể kéo hàng chục ngàn người ra ngoài tầm đối phó của công an Bình Dương và Đồng Nai.
Kết tội Việt Tân là hành động của phe Tàu, vốn đang tơi tả vì lá bài thoát Hán của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Họ là ai?

Là những tờ báo mà biến cố giàn khoan ở biển Đông không nằm trên trang nhất. Họ là những quan chức lên tiếng chống Tàu nhưng phía sau là những câu thòng đầy phản trắc. Họ là kẻ đứng giữa hội trường Quốc hội chống lại Luật biểu tình vì sợ nó sẽ là những Bình Dương, Vũng Áng thứ hai. Họ là những tập đoàn gắn liền với các dự án có yếu tố Trung Quốc và vì vậy chống Trung Quốc là chống lại nồi cơm của họ. Họ là sĩ quan cao cấp trong quân đội đã quá lâu chỉ biết chiến đấu trên mặt trận kinh tế bây giờ sắp phải ra chiến trường thật bỗng run tay, khuỵu gối. Họ là những quân sư, những trợ lý, những cán bộ cao cấp nói tiếng Hoa thông thạo, đi Bắc Kinh nhiều hơn đi chợ và phần vụ duy nhất của họ là làm sao nâng tình hữu nghị hai nước lên tầm cao mới.
Trong tất cả những mầm mống phe Tàu ấy ai là người đem Việt Tân ra làm vật tế thần?

Tại sao họ làm như vậy?

Phe Tàu đã thấm thía sự nguy hiểm nếu Việt Nam tiếp tục theo con đường của ông Nguyễn Tấn Dũng vừa tuyên bố. Ông Dũng không thể rút lại lời nói nếu ai đó tiếp tục hàn gắn vết thương hữu nghị này bằng một miếng mồi hữu nghị khác. Đặt Việt Tân vào tầm ngắm của dư luận người ta sẽ quên đi mức ảnh hưởng của câu nói thoát Hán và nâng sự nghi ngờ rằng chính ông Dũng đã ra lệnh cho công an thi hành vụ bạo loạn nhằm tạo một hình ảnh không đẹp đẽ gì của một ông Thủ tướng chống Tàu.
Phe Tàu đã và đang âm thầm hạ nhục hình ảnh công an khi liên tiếp đánh đập, giam giữ những người bất đồng chính kiến trong mấy ngày qua. Chị Trần Thị Nga bị đánh gãy tay, vỡ đầu gối phải chịu phẩu thuật, ít nhất hai người khác bị giam vào ngày hôm qua chưa kể hàng chục người bị bắt trước đó đã làm không ít người hỏi lại chính mình liệu tuyên bố thoát Hán có là sự thật?
Những câu hỏi này phải được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm rõ vì đối với Trung Quốc ông đã xác định rằng: “Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói".
Người dân rất lo nếu ông không buộc thuộc hạ chứng minh sự phá hoại của đảng Việt Tân một cách công khai, hợp lý và thuyết phục dư luận, cũng như tại sao lại đánh đập tàn nhẫn, nhốt người vô cớ thì câu nói trên sẽ vận vào ông như một bi kịch.
Bi kịch này không chỉ một mình ông lãnh nhận mà còn đổ lên đầu của hàng chục triệu con người trót đặt niền tin vào tuyên bố thoát Hán của ông.
Cánh Cò, Việt Nam 28/05/2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
http://www.rfa.org/vietnamese/blog/canh-co-blog-0529-05292014084745.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten