HRW : Nhân quyền phải ở hàng đầu trong thượng đỉnh Mỹ-Việt
Human Rights Watch (HRW)
© Reuters
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch ngày 23/07/2013 ra thông cáo nhấn mạnh, việc Việt Nam gia tăng đàn áp quyền tự do ngôn luận phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang từ ngày 24 đến 26/07/2013.
Human Rights Watch nhắc lại, trước đây nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từng đến thăm Washington vào tháng 6/2007 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 6/2008. Tuy nhiên số người bất đồng chính kiến, blogger và lãnh đạo tôn giáo bị bỏ tù đã gia tăng liên tiếp từ sau những chuyến thăm đó. Số người bị truy tố trong sáu tháng đầu năm 2013 đã vượt quá tổng số của cả năm 2012, vốn đã cao hơn hai năm trước đó.
Theo Human Rights Watch, « Chính quyền Việt Nam thường xuyên áp dụng bộ luật hình sự hà khắc để bắt giữ những người bất đồng chính kiến theo các tội danh như “tuyên truyền,” “lật đổ chính quyền nhân dân,” hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.” Họ thường bị giam giữ không cho liên hệ với bên ngoài trong một thời gian dài, bị kết các mức án tù ngày càng nặng nề hơn ».
Ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói : “Nếu phê phán chính quyền Việt Nam là một tội, thì Tổng thống Obama nên thể hiện tình đoàn kết với những người bất đồng chính kiến bằng cách tự mình phạm cái tội ấy,” “Chủ tịch Sang không thể biện minh cho chính sách đàn áp của chính phủ Việt Nam trước dư luận toàn thế giới và nên nhân cơ hội này chấm dứt việc đó.”
Human Rights Watch đề nghị chính quyền Obama phát biểu công khai về các trường hợp bất đồng chính kiến đặc biệt, như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), luật sư Lê Quốc Quân.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền này cũng nhắc lại các trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy… Human Rights Watch cho rằng chính phủ Hoa Kỳ nên hoãn các cuộc thương lượng về quốc phòng và thương mại với Việt Nam cho đến khi Hà Nội chấm dứt đàn áp bất đồng chính kiến.
Riêng trường hợp blogger Điếu Cày, từng được Tổng thống Obama nêu ra nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới tháng 5/2012, Human Rights Watch ghi nhận, ông Nguyễn Văn Hải đã bị liên tục chuyển đi 9 trại giam khác nhau. Mới đây ông đã tuyệt thực phản đối việc bị biệt giam. Tổ chức này nhắc lại, theo hệ thống hình sự Việt Nam, thường các tù nhân chính trị chỉ được xếp vào một trong hai loại “cải tạo tốt” hay “cải tạo khá” nếu họ nhận tội.
Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho toàn bộ các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, ít nhất cũng cân nhắc việc phóng thích các tù nhân cao tuổi hoặc bệnh tật - trong đó có Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải. Cuối cùng, do Việt Nam đang tìm kiếm một chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền, tổ chức này đòi hỏi Hoa Kỳ và các quốc gia khác gây sức ép với Hà Nội trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130723-human-rights-watch-nhan-quyen-phai-duoc-dat-len-hang-dau-trong-thuong-dinh-my-viet
Theo Human Rights Watch, « Chính quyền Việt Nam thường xuyên áp dụng bộ luật hình sự hà khắc để bắt giữ những người bất đồng chính kiến theo các tội danh như “tuyên truyền,” “lật đổ chính quyền nhân dân,” hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.” Họ thường bị giam giữ không cho liên hệ với bên ngoài trong một thời gian dài, bị kết các mức án tù ngày càng nặng nề hơn ».
Ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói : “Nếu phê phán chính quyền Việt Nam là một tội, thì Tổng thống Obama nên thể hiện tình đoàn kết với những người bất đồng chính kiến bằng cách tự mình phạm cái tội ấy,” “Chủ tịch Sang không thể biện minh cho chính sách đàn áp của chính phủ Việt Nam trước dư luận toàn thế giới và nên nhân cơ hội này chấm dứt việc đó.”
Human Rights Watch đề nghị chính quyền Obama phát biểu công khai về các trường hợp bất đồng chính kiến đặc biệt, như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), luật sư Lê Quốc Quân.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền này cũng nhắc lại các trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy… Human Rights Watch cho rằng chính phủ Hoa Kỳ nên hoãn các cuộc thương lượng về quốc phòng và thương mại với Việt Nam cho đến khi Hà Nội chấm dứt đàn áp bất đồng chính kiến.
Riêng trường hợp blogger Điếu Cày, từng được Tổng thống Obama nêu ra nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới tháng 5/2012, Human Rights Watch ghi nhận, ông Nguyễn Văn Hải đã bị liên tục chuyển đi 9 trại giam khác nhau. Mới đây ông đã tuyệt thực phản đối việc bị biệt giam. Tổ chức này nhắc lại, theo hệ thống hình sự Việt Nam, thường các tù nhân chính trị chỉ được xếp vào một trong hai loại “cải tạo tốt” hay “cải tạo khá” nếu họ nhận tội.
Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho toàn bộ các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, ít nhất cũng cân nhắc việc phóng thích các tù nhân cao tuổi hoặc bệnh tật - trong đó có Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải. Cuối cùng, do Việt Nam đang tìm kiếm một chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền, tổ chức này đòi hỏi Hoa Kỳ và các quốc gia khác gây sức ép với Hà Nội trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130723-human-rights-watch-nhan-quyen-phai-duoc-dat-len-hang-dau-trong-thuong-dinh-my-viet
Geen opmerkingen:
Een reactie posten