maandag 14 mei 2012

Lần đầu tiên phát hiện bức xạ từ 'siêu trái đất'

12/5/2012

Một kính thiên văn không gian của Mỹ vừa phát hiện ánh sáng hồng ngoại từ một hành tinh đá ngoài hệ Mặt Trời và các nhà khoa học gọi đây là một thành tựu lịch sử.
> Cặp hành tinh to bằng trái đất


Hình minh họa hành tinh 55 Cancri 2 xoay quanh ngôi sao riêng. Đồ họa: Space.
Hình minh họa hành tinh 55 Cancri 2 xoay quanh ngôi sao riêng. Ảnh: Space.

Kính thiên văn không gian Spitzer của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ánh sáng hồng ngoại từ 55 Cancri e, hành tinh đá xoay quanh một ngôi sao cách địa cầu 41 năm ánh sáng. Giới thiên văn thường gọi những hành tinh đá là "siêu trái đất". Một năm trên hành tinh này chỉ kéo dài 18 giờ, Space cho hay.

Các nhà thiên văn phát hiện 55 Cancri e vào năm 2004. Nó không hỗ trợ sự sống và có khối lượng gấp khoảng 8 lần địa cầu. Từ năm 2004 tới nay các nhà khoa học chưa bao giờ có ý định tìm kiếm ánh sáng hồng ngoại từ 55 Cancri e.

"Spitzer lại khiến chúng tôi ngạc nhiên. Nó là công cụ tiên phong trong hoạt động nghiên cứu bầu khí quyển của các hành tinh xa", Bill Danch, một nhà khoa học làm việc cho chương trình Spitzer, phát biểu.

Dữ liệu từ Spitzer cho thấy 55 Cancri e luôn hướng một mặt về phía ngôi sao riêng của nó. Vì thế mặt hướng về ngôi sao được chiếu sáng liên tục, còn mặt kia chìm trong bóng tối vĩnh cửu. Nhiệt độ ở bề mặt hành tinh lên tới 1.726 độ C. Các nhà nghiên cứu cho rằng nửa tối của nó có nhiệt độ rất thấp do nó không có bầu khí quyển để giữ nhiệt.

Minh Long




Geen opmerkingen:

Een reactie posten