woensdag 4 september 2024

Khám phá uy lực bom nhiệt nhôm, thứ vũ khí Ukraine tố cáo Nga sử dụng

 

Khám phá uy lực bom nhiệt nhôm, thứ vũ khí Ukraine tố cáo Nga sử dụng

0:00/0:00
VietTimes – 8 tháng qua, cả Nga và Ukraine đều sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau trong cuộc chiến. Ngày 8/12, phía Ukraine công bố đoạn video cáo buộc Nga “sử dụng loại vũ khí vi phạm nguyên tắc nhân đạo” - bom nhiệt nhôm.
Nga dùng bom nhiệt nhôm tấn công Nhà máy thép Azovstal tháng 5/2022 (Ảnh: Toutiao).
Nga dùng bom nhiệt nhôm tấn công Nhà máy thép Azovstal tháng 5/2022 (Ảnh: Toutiao).

Bom nhiệt nhôm là một loại bom gây cháy. Hiện nay có nhiều loại bom cháy đang được quân đội các nước sử dụng trong chiến tranh như bom xăng đặc (Napan), bom phốt pho trắng…Trong số đó, bom cháy sử dụng phản ứng nhiệt nhôm khi cháy để tạo ra nhiệt năng là loại bom có uy lực mạnh nhất.

Phản ứng nhiệt nhôm được đề cập đến quá trình phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó nhôm và một số kim loại mạnh là chất khử ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên nhôm thường được sử dụng do nhiệt độ tỏa ra cao. Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxide sắt III và nhôm. Phản ứng nhiệt nhôm rất dữ dội, thời gian tác dụng cực ngắn, có thể giải phóng một lượng nhiệt rất lớn, nhiệt độ của phản ứng thậm chí có thể vượt quá 3.000 °C.

Hình ảnh đáng sợ khi bom nhiệt nhôm phát nổ trên không (Ảnh: Toutiao).

Hình ảnh đáng sợ khi bom nhiệt nhôm phát nổ trên không (Ảnh: Toutiao).

Nhờ đặc tính này, phản ứng nhiệt nhôm đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực công nghiệp như hàn nối đường ray, v.v. Nhưng dần dần, có người phát hiện ra mặt trái của phản ứng, có thể được áp dụng vào chiến trường. Nếu hỗn hợp bột nhôm và chất xúc tác được thả vào trận địa của kẻ thù, nó có thể gây ra sức phá hoại rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn do nhiệt độ cực cao.

Do phản ứng nhiệt nhôm đòi hỏi điều kiện nhiệt độ cao, nên chất nổ thông thường cũng được thêm vào bên trong quả bom, quá trình đốt cháy những chất này đáp ứng các điều kiện của phản ứng nhiệt nhôm, gây ra sức phá hoại và đám cháy càng trở nên khó dập tắt hơn.

Thử nghiệm bắn đạn nhiệt nhôm (Ảnh: Toutiao).

Thử nghiệm bắn đạn nhiệt nhôm (Ảnh: Toutiao).

Lần đầu tiên quân đội Nga sử dụng bom cháy 9M22S là phóng từ bệ phóng rocket 40 nòng BM-21 “Grad” để tấn công Nhà máy thép Azovstal. Vào ngày 15/5/2022, chỉ huy lực lượng vũ trang Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đã công bố một video trên mạng xã hội, trong đó quân đội Nga và lực lượng vũ trang địa phương Donetsk đã sử dụng bom nhiệt nhôm 9M22S để tấn công Nhà máy thép Azovstal ở Mariupol. Hình ảnh cho thấy những quả bom cháy nổ trên nhà máy thép, bao phủ một khu vực rộng lớn như pháo hoa. Mỗi đầu đạn nhỏ có thể đốt cháy một khu vực.

Các đơn nguyên gây cháy nhồi trong quả bom nhiệt nhôm (Ảnh: Sohu).

Các đơn nguyên gây cháy nhồi trong quả bom nhiệt nhôm (Ảnh: Sohu).

Bom nhiệt nhôm 9M22S quân đội Nga sử dụng thường được phóng bằng tổ hợp rocket phóng loạt BM-21 “Grad” 122 mm, tầm bắn tối đa 20 km, tổng chiều dài đạn 2.970 mm, tổng trọng lượng 65,615 kg, đầu đạn nặng 17,8 kg.. Mỗi quả bom cháy 9M22S này mang 180 đơn nguyên (cục) gây cháy độc lập, mỗi cục dài 40 mm, rộng 25 mm, có mặt cắt ngang hình lục giác đều, có thể cháy liên tục trong hơn 2 phút. Sau khi kích nổ, các cục này có thể được phóng đi, nằm rải rác trong phạm vi 80 mét x 80 mét (tức là 6.400 mét vuông) trong phạm vi rất rộng. Mặc dù trước đây đã có thông tin nói rằng những đơn nguyên này có chứa bom phốt pho trắng, nhưng có vẻ chúng chủ yếu chứa hỗn hợp bột nhôm nhiều hơn. Nhiệt lượng sinh ra sau vụ nổ và phản ứng của nó có thể lập tức xuyên thủng tấm thép dày vài centimet, nhiệt độ đốt cháy khoảng 2500-3000 độ C. Mỗi đầu đạn gây cháy của nó có thể tiếp tục cháy trong hai phút và có thể làm tan chảy mọi thứ mà nó tiếp xúc trong hai phút đó, gần như không thể dập tắt được.

Bom nhiệt nhôm được phóng bằng dàn phóng rocket BM-21 Grad (Ảnh: Toutiao).

Bom nhiệt nhôm được phóng bằng dàn phóng rocket BM-21 Grad

(Ảnh: Toutiao).

Bom nhiệt nhôm không chỉ có thể thiêu rụi các tòa nhà và thiết bị của đối phương mà còn ảnh hưởng đến binh lính và thậm chí cả dân thường. Dưới sức nóng khủng khiếp như vậy, nhiều người sẽ chết ngay lập tức, những người sống sót cũng phải trải qua quá trình điều trị y tế đau đớn, bị thương tật vĩnh viễn và sang chấn tâm lý lâu dài.

Trong chiến tranh, thương vong của binh lính là điều không thể tránh khỏi; nhưng trên tinh thần nhân đạo, mọi người đều phản đối việc gây thêm thương vong, đau đớn, kéo dài. Do đó, các trang bị như vũ khí sinh học và hóa học đều bị cộng đồng quốc tế cấm sử dụng. Vì vậy, bom nhiệt nhôm liệu có được cả thế giới nghiêm cấm hay cho phép sử dụng?

Một số đơn nguyên không nổ sót lại dưới mặt đất (Ảnh: Toutiao).

Một số đơn nguyên không nổ sót lại dưới mặt đất (Ảnh: Toutiao).

Bom nhiệt nhôm có vẻ đẹp chết người khi được sử dụng. Khi nó được dùng tấn công, nó được ví như một nữ thần rải hoa chết chóc. Xem xét những bức ảnh chụp quân đội Nga sử dụng bom nhiệt nhôm được chụp trên chiến trường Nga-Ukraine, khi bom nhiệt nhôm tấn công, chúng giống như tia chớp trên bầu trời và tạo thành những chùm hoa lửa rải xuống như nanh vuốt con quỷ hung dữ.

Trên thực tế, thái độ của các nước trên thế giới đối với bom nhiệt nhôm cũng không rõ ràng. Bản thân bom nhiệt nhôm không những có thể gây sát thương mà còn có thể dùng để xuyên kim loại, đánh dấu tín hiệu, tạo ra màn khói ngụy trang, v.v... Những ứng dụng này không vi phạm tinh thần nhân đạo, một số quốc gia cho rằng việc ứng dụng những thứ này không có vấn đề gì thì không thể cấm hoàn toàn bom nhiệt nhôm.

01:02/01:01

Hình ảnh quân Nga sử dụng bom nhiệt nhôm tấn công quân đội Ukraine do phía Ukraine công bố hôm 8/12 (Nguồn: Sohu, TQ).

Mặc dù vậy, mọi người đều không muốn thấy loại vũ khí này được sử dụng để chống lại cơ thể con người. Tuy nhiên, trong tình hình không có luật pháp quốc tế cụ thể nào để hạn chế nó, nếu bom nhiệt nhôm thực sự được sử dụng, những người phản đối cũng chỉ có thể chỉ trích bằng lời.

Đây không phải là lần đầu tiên Nga đối mặt với cáo buộc về vấn đề sử dụng bom nhiệt nhôm. Lần này phía Nga cho đến nay vẫn im lặng, không bình luận trước những cáo buộc của phía Ukraine. Có tin nói bom nhiệt nhôm có thể thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga-Ukraine. Nga gần đây tuyên bố, nếu Ukraine muốn đàm phán hòa bình, điều đó có thể được thực hiện ngay trong ngày mai. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Zelensky luôn từ chối đàm phán.


Khám phá uy lực bom nhiệt nhôm, thứ vũ khí Ukraine tố cáo Nga sử dụng (viettimes.vn)


Bom nhiệt áp “cha của các loại bom”

Thứ Năm, 25/04/2024, 09:01

Đầu tháng 4/2024, tiêm kích Su-34 của Nga đã dội bom nhiệt áp loại ODAB-500 xuống các cứ điểm của lực lượng Ukraine. Trước đó, vào hôm 16/3, Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố, lực lượng nước này đã thực hiện cuộc tấn công chính xác từ trên không nhằm vào địa điểm triển khai của nhóm Kraken (đơn vị đặc nhiệm của Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine) và tiêu diệt tới 300 binh sĩ.

Vũ khí nhiệt áp là gì?

 Hãng thông tấn TASS cho biết, loại vũ khí không quân Nga đã sử dụng trong cuộc tấn công này là bom nhiệt áp ODAB-1500. Hai vụ tấn công cho thấy tần suất và chủng loại bom nhiệt áp được quân đội Nga sử dụng tại chiến trường Ukraine đang tăng lên. Vậy loại vũ khí này có gì đặc biệt? Liệu nó có thể giúp quân đội xứ bạch dương đạt được mục tiêu trong cuộc xung đột tại Ukraine hay không?

Bom ODAB-500 hay ODAB-1500 là hai trong số những vũ khí nhiệt áp hiện có trong kho của quân đội Nga. Tuy nhiên, chúng chưa phải là loại mạnh nhất. Loại vũ khí nhiệt áp mạnh nhất mà quân đội Nga sở hữu là loại bom ATBIP (bom nhiệt áp hàng không tăng cường) hay được biết đến rộng rãi hơn với biệt danh FOAB (Father of All Bombs- cha của các loại bom). Có khối lượng chỉ khoảng 7,3 tấn nhưng FOAB sở hữu sức nổ tương đương 44 tấn TNT khiến nó trở thành loại vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới hiện nay.

Để so sánh thì loại bom thông thường lớn nhất của Mỹ là GBU-43/B với biệt danh là MOAB (Mother of All Bombs - mẹ của các loại bom) có khối lượng tới 9,8 tấn nhưng sức nổ chỉ tương đương khoảng 11 tấn TNT, tức bằng 1/4 sức mạnh sản phẩm của Nga. Điều này cho thấy sự khủng khiếp đến từ hiệu ứng nhiệt áp.

Bom nhiệt áp “cha của các loại bom” -0
Vụ thử bom nhiệt áp của Hải quân Mỹ ngoài khơi California vào tháng 11/1972. Con tàu mục tiêu trong ảnh là chiếc USS McNulty vốn đã ngừng sử dụng. Ảnh: Wiki.

Ngoài FOAB hay các loại bom ODAB kể trên, quân đội Nga còn sở hữu kho vũ khí nhiệt áp đa dạng từ pháo phản lực TOR-1A cho đến các tên lửa vác vai RPO-A Shmel… Dù khác nhau về chủng loại, kích cỡ, sức công phá nhưng chúng đều có nguyên lý hoạt động chung. Theo đó, mỗi vũ khí nhiệt áp đều hoạt động theo hai giai đoạn. Ở giai đoạn 1, vũ khí phát nổ nhằm giải phóng một “đám mây” gồm vật liệu dễ cháy, thường là nhiên liệu hoặc các hạt kim loại nhỏ như nhôm. Tiếp đến giai đoạn 2, một vụ nổ thứ cấp được kích hoạt để đốt cháy đám mây nhiên liệu, nhằm tạo ra một quả cầu lửa cực lớn kèm theo một làn sóng xung kích sẽ phá hủy mọi thứ trong tầm sát thương của vũ khí.

Thực tế, hiệu ứng này có thể bắt gặp một cách tương tự tại các vụ nổ tự nhiên ở các mỏ than hoặc nhà máy bột, nơi các hạt dễ cháy phân tán trong không khí, rồi bắt lửa. Nhờ sử dụng nguyên lý này, các loại vũ khí nhiệt áp sở hữu tỷ lệ sức công phá trên khối lượng ấn tượng hơn nhiều các loại vũ khí chỉ áp dụng nguyên lý nổ thông thường. Đơn cử như loại bom ODAB-500 của Nga có khối lượng tối đa 525 kg, chứa khoảng 193 kg chất nổ dễ bay hơi. Khi phát nổ, loại bom này có bán kính sát thương từ 25 m -30 m, ngoài việc sử dụng để nhắm vào binh sĩ hoặc công sự hay chiến hào, chúng cũng có thể được triển khai để nhanh chóng phá các bãi mìn chống tăng của đối phương.

Vào tháng 2/2000, báo cáo từ một nghiên cứu của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ - CIA cho biết, do có nhiệt độ lên tới 2.500 đến 3.000 độ C (tuỳ loại), những nạn nhân ở gần tâm vụ nổ do một vũ khí nhiệt áp cỡ lớn gây ra có thể bị bốc hơi hoàn toàn. Những người ở rìa vụ nổ có khả năng bị nhiều tổn thương bên trong (gọi là tổn thương không nhìn thấy được), bao gồm: vỡ màng nhĩ, dập nát cơ quan tai trong, dập phổi và mù lòa...  Đài NBC còn dẫn lời David Johnson, một Đại tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu đồng thời là nhà nghiên cứu chính tại Rand Corporation (Tổ chức tư vấn chính sách toàn cầu phi lợi nhuận của Mỹ) khẳng định, bom nhiệt áp là một vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp.

Bom nhiệt áp “cha của các loại bom” -0
Máy bay cường kích A-1E của Không quân Mỹ trang bị bom nhiệt áp BLU-72 trực chiến tại căn cứ Nakhon Phanom, Thái Lan năm 1968.

Vũ khí thay đổi cuộc chơi?

Hiện chưa có tài liệu chính xác về vũ khí nhiệt áp ra đời vào năm nào nhưng thời kỳ sơ khởi của loại vũ khí này có lẽ bắt đầu từ Thế chiến I khi quân Đức sử dụng một loại đạn pháo gây cháy chứa hỗn hợp nhựa đường và bụi thuốc súng. Loại đạn pháo này có thời gian cháy lâu hơn so với các loại đạn pháo cháy thông thường. Tới Thế chiến II, quân đội Đức Quốc xã cũng nỗ lực nghiên cứu vũ khí nhiệt áp song chưa có chứng cứ cho thấy chúng được sử dụng trên chiến trường.

Sau đó, nhiều quốc gia khác cũng bắt tay vào nghiên cứu hoàn thiện và đưa loại vũ khí này ra chiến trường sử dụng. Trong Chiến tranh Lạnh, hai siêu cường quân sự lúc đó là Mỹ và Liên Xô đều đã nghiên cứu thành công và đưa ra chiến trường các loại vũ khí nhiệt áp của riêng họ. Với Mỹ, công tác nghiên cứu các thiết bị nổ nhiên liệu - không khí (FAE) được tiến hành chủ yếu tại Trung tâm nghiên cứu vũ khí của Hải quân (US Naval Weapons Center) đặt tại China Lake, California và kết quả là quân đội xứ cờ hoa sau đó đã sở hữu một loạt vũ khí dạng này.

Một trong những vũ khí nhiệt áp nổi tiếng nhất mà quân đội Mỹ từng sở hữu là bom BLU-82. Có khối lượng lên tới 6.800 kg, quả bom này chứa 5.700 kg hỗn hợp bột nhôm, ammonium nitrate và polystyrene. Vì kích thước quá khổ như thế nên thường BLU-82 chỉ được mang bởi máy bay vận tải C-130. Khi tham chiến tại Việt Nam, quân đội Mỹ sử dụng BLU-82 cho các nhiệm vụ phát quang rừng rậm làm bãi đáp cho trực thăng nên những quả bom khổng lồ này thường được gọi là bom phát quang.

Bom nhiệt áp “cha của các loại bom” -0
Ống phóng và đạn tên lửa nhiệt áp RRPO-A Shmel (ong nghệ) của Liên Xô. Ảnh: Wiki.

Tại chiến trường Afghanistan, các loại vũ khí nhiệt áp cũng được quân Mỹ sử dụng nhằm chống lại những chiến binh Taliban vốn hay ẩn nấp trong các hang động ngầm. Không chỉ có các loại bom cỡ lớn, quân đội Mỹ cũng sở hữu nhiều vũ khí nhiệt áp cỡ nhỏ như đạn XM 1060 dùng cho súng phóng lựu cỡ nòng 40mm, đạn rocket cho súng chống tăng cá nhân MK 153 SMAW hoặc một phiên bản đặc biệt của tên lửa chống tăng trứ danh AGM-114N Hellfire.

Không chịu thua kém, Liên Xô cũng bắt tay nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí nhiệt áp cho riêng mình. Hoạt động này vẫn tiếp tục đến nay và quân đội Nga hiện được cho là đang sở hữu các loại vũ khí nhiệt áp thế hệ thứ 4 với chủng loại vô cùng đa dạng. Trong đó, độc đáo nhất phải kể đến RMG là biến thể của súng chống tăng RPG -26 sử dụng đầu đạn tích hợp với một đầu nổ lõm phát nổ tạo ra một khe  cho đạn nhiệt áp đi vào sâu bên trong. Theo số liệu, đầu đạn của RMG có thể xuyên qua 300mm bê tông hoặc 100mm giáp thép dạng cuộn. Ngoài ra một số nguồn tin thân cận với quân đội Nga cho biết, quốc gia này cũng có một biến thể nhiệt áp cho loại rocket hàng không 80mm là S-8DM và S-8DF.

Vũ khí nhiệt áp đã được quân đội Nga sử dụng trong chiến dịch tại Syria. Còn trong cuộc xung đột tại Ukraine, các phương tiện phóng đạn nhiệt áp như pháo phản lực TOR-1A hay BM-30 Smerch cũng đã tham chiến từ những ngày đầu tiên. Với loại bom ODAB-500 mới được quân đội Nga sử dụng tại chiến trường Ukraine, chúng được gắn mô-đun UMPK - một bộ chuyển đổi giúp biến các loại bom thông thường thành bom lượn được được dẫn đường bằng laser và vệ tinh. Theo ông Alexei Leonkov, một chuyên gia quân sự của Nga, những quả bom nhiệt áp ODAB-500 được nâng cấp này là một vũ khí cực mạnh khi nó có thể  xuyên qua những lớp bê tông cốt thép dày trước khi phát nổ trong một không gian kín đảm bảo khả năng tiêu diệt khí tài và nhân lực đối phương.

Bom nhiệt áp “cha của các loại bom” -0
Bom nhiệt áp ODAB-500. Ảnh:Sputnik.

Với uy lực mạnh, vũ khí nhiệt áp thực sự rất nguy hiểm, nhưng chúng cũng tồn tại điểm yếu cố hữu đó là dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Đây được coi là “gót chân Achilles” của vũ khí nhiệt áp. Nguyên nhân là do cần tạo ra một "đám mây" nhiên liệu dễ cháy nên trong điều kiện bên ngoại bất lợi (chẳng hạn có gió mạnh) khiến mật độ nhiên liệu không đủ dày để vụ nổ nhiệt áp xảy ra. Ngược lại, khi mật độ quá dày khiến lượng oxy trong không khí thời điểm đó không đủ cho phản ứng cháy xảy cũng khiến vũ khí nhiệt áp trở nên vô dụng. Nhiều thông số khác cũng góp phần vào khả năng phát nổ của đám mây nhiên liệu được tạo ra từ vũ khí nhiệt áp như độ ẩm không khí và loại nhiên liệu mà nó được tạo thành, sức mạnh của nguồn đánh lửa, điều kiện tự nhiên khi đám mây được tạo thành và cấu trúc của đám mây... Dù đã trải qua hàng chục năm phát triển, song điểm yếu trên của vũ khí nhiệt áp được cho là rất khó khắc phục.

Từ khi xung đột quy mô lớn bùng phát, chiến trường Ukraine đã chứng kiến những “màn chào sân” của hàng loạt loại vũ khí tiên tiến từ cả hai bên như pháo phản lực  M142 HIMARS, tên lửa hành trình Storm Shadow, hệ thống phòng không MIM-104 Patriot, hay các loại xe tăng chiến đấu chủ lực trứ danh của Phương Tây như Leopard II,  Challenger 2, M1 Abrams đến các loại mang tính năng đột phá như vũ khí siêu thanh như tên lửa KH-47 M2 Kinzhal, 3M22 Zircon của Nga.

Có rất nhiều loại đã được ca ngợi là “vũ khí thần thánh” khi giúp bên sử dụng đạt được thành công bước đầu song vẫn không thể thay đổi hoàn toàn cục diện chiến trường. Có lẽ cho đến cuối cùng, mọi loại vũ khí dù tinh vi đến đâu vẫn tồn tại những điểm yếu, chỉ có con người mới là yếu tố quyết định trong một cuộc chiến lâu dài, điều này chắc chắn cũng đúng với các bom nhiệt áp mà Nga mới đưa vào sử dụng tại chiến trường Ukraine gần đây.

Minh Thư

Geen opmerkingen:

Een reactie posten