zaterdag 2 februari 2019

Tranh biếm họa Việt Nam đón Xuân Kỷ Hợi 2019 + Phong bì 'chục nghìn đô' chưa phải là hối lộ?

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-47076504

Phong bì 'chục nghìn đô' chưa phải là hối lộ?

  • 7 tháng 1 2017
Phong bì mừng tuổi ở Việt Nam Bản quyền hình ảnhHoang Dinh Nam - Getty
Image caption Quà Tết bao nhiêu tiền thì 'đạt mức hối lộ'?
Lệnh cấm tặng quà, thăm và chúc Tết mà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ ban ra trước Năm mới Đinh Dậu 2017 đang thu hút nhiều bình luận của dư luận và báo chí Việt Nam.
Trong quan chức Việt Nam đã có người nói rằng tặng quà và chúc Tết có thể là dịp "hợp thức hóa hối lộ".
Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục QH khóa XIII được báo Giáo dục trích lời hôm 05/01/2017 nói:
"Tết chính là thời điểm thích hợp để người ta hợp thức hóa hành vi hối lộ trá hình.
Cứ gần Tết là người ta thấy nườm nượp từ xe to đến xe nhỏ đến nhà lãnh đạo chúc Tết, tặng quà."
Ông đặt câu hỏi:
"Có trường hợp người ta rồi bỏ cả chục nghìn đô, hàng trăm triệu trong một cái phong bì dày cộm thì đó có còn là chúc Tết nữa không? hay đó là hối lộ trá hình?"
Có vẻ như ở Việt Nam, căn cứ vào lời ông Lê Như Tiến, vẫn còn nỗi băn khoăn trong một phần dư luận, gồm cả quan chức về định nghĩa khi nào thì quà tặng chính là hối lộ.
Trái lại, điều này đã được làm khá rõ trên thế giới.
Nhiều nước quy định cả việc quan chức có được dự tiệc sang hay không để chống hối lộ Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Nhiều nước quy định cả việc quan chức có được dự tiệc sang hay không để chống hối lộ
Từ điển Oxford English Dictionary định nghĩa 'đưa hối lộ' (to bribe) là:
"Thuyết phục ai đó một cách bất chính để hành động có lợi cho mình bằng việc trao quà bằng tiền (gift of money) hoặc hình thức mua chuộc khác."
Ở nhiều quốc gia, trong quan hệ dân sự, quà tặng nếu có giá trị lớn, kể cả khi trong gia đình biếu nhau, cũng bị đánh thuế thu nhập.
Còn trao quà như một dạng hối lộ được định nghĩa khá cụ thể.
Lấy ví dụ Luật Hình sự Đan Mạch, điều 112 được Ngân hàng Thế giới giới thiệu như một tiêu chuẩn chống tội trao và nhận hối lộ.
Quy định này của Đan Mạch viết:
•Quà tặng không bao giờ được phép trao một cách bí mật.
•Tiền không bao giờ được dùng làm quà tặng...
•Không được trao quà cho quan chức nếu người tặng đang đấu thầu hợp đồng hoặc đang tham gia quá trình cung cấp dịch vụ công ở bất cứ thời điểm nào.
Về trao nhận quà, nguyên tắc chung cho quan chức chính quyền và các công ty, theo luật Đan Mạch là:
"Không được phép nhận quà với mục tiêu tạo tác động đến quá trình ra quyết định. Điều này áp dụng với mọi dịch vụ đặc thù, mọi hợp đồng của chính quyền giới giá thấp hơn nhiều so với giá trị ngoài thị trường..."
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

'Lũng đoạn chính sách' trong bất động sản Việt Nam

'Lũng đoạn chính sách' trong bất động sản Việt Nam
'Không quá 20 đô'
Điều thú vị là dù ở thuộc vùng văn hóa Bắc Âu ít có thói quà cáp, quy định của Đan Mạch thừa nhận nét văn hóa "không nhận là thiếu lịch sự" để ra quy định để giảm thiểu khả năng mua chuộc bằng mời mọc ăn uống:
"Trong trường hợp không nhận lời mời dự một bữa tiệc tối xa hoa mà bị coi là thiếu lịch sự, lời mời có thể được chấp nhận với điều kiện công ty nhận mời sẽ đáp lễ trong một dịp khác."
Hiển nhiên, điều luôn không rõ ràng là quà trị giá bao nhiêu thì vượt ngưỡng tình cảm để trở thành tội trao và nhận hối lộ.
Giống như nhiều nước Âu Mỹ, Đan Mạch cũng quy định rõ là quan chức không được nhận các khoản quà cáp vượt mức nhất định.
Khoản này tùy từng quốc gia và từng thời điểm.
Nhưng ví dụ của Mỹ quy định rõ quan chức Cơ quan Hàng không Không gia Hoa Kỳ (NASA) không được nhận quà mỗi lần có giá trị quá 20 đô la và trong cả năm không quá 50 đô la (The $20/$50 Exception).
Ở một số nước có thông lệ là quà tặng cho lãnh đạo (tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng...) phải được đưa vào công quỹ hoặc bảo tàng, phòng trưng bày chứ không được biến thành của riêng.
Tại Hoa Kỳ, điều khoản về quà từ nước ngoài (The Foreign Gifts Clause) do George Washington ghi rằng quan chức không được "nhận quà, tiền lệ phí, chức tước hoặc bất cứ thứ gì tương tự từ các vua chúa, chính phủ nước ngoài mà không có sự đồng ý của Quốc hội".
Luật Anh thì cũng quy định chi tiết về chế độ cấm nhận quà cáp và nếu công chức nhận những khoản nhỏ hoặc được chiêu đãi thì phải khai báo ra sao.
Các gói quà Tết Nguyên đán là một phần của phong tục và tập quán văn hóa ở Việt Nam Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Trao quà Tết Nguyên đán là một phần của phong tục và tập quán văn hóa ở Việt Nam
Nước châu Á như Singapore có quy định cấm mọi quan chức nhận quà, tiền mặt hoặc vật phẩm giá trị từ những khách hàng có quan hệ làm ăn công việc.
Quy định này được ghi rõ trên trang web của Văn phòng Điều tra Tham nhũng của Singapore (Corrupt Practices Investigation Bureau - CPIB).
Chỉ thị số 11-CT/TW của Đảng CS Việt Nam ghi rằng "lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; các địa phương không chúc Tết Trung ương. Thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức".

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten