Malaysia hủy dự án đường sắt Trung Quốc 'vì tốn kém'
Chính phủ Malaysia quyết định hủy dự án đường sắt 20 tỉ đôla do Trung Quốc xây và cấp vốn, sau khi không thể hạ giá, một bộ trưởng tuyên bố hôm thứ Bảy.
Nepal muốn xây Hành lang Kinh tế với TQ
Cảng Sri Lanka: TQ bác bỏ cáo buộc từ báo Mỹ
Phát ngôn của bộ trưởng kinh tế Azmin Ali đã chấm dứt nhiều tháng đồn đoán về tương lai dự án tranh cãi này.
Ông Ali nói chính phủ Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ra quyết định chấm dứt dự án East Coast Rail Link (ECRL) trong cuộc họp tuần này.
Dự án lẽ ra do công ty Trung Quốc CCCC xây, và 85% vốn là của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China EximBank).
Cựu thủ tướng Najib Rajak dành dự án này cho CCCC năm 2016, và khi đó nó được xem là một trong những điểm nhấn của đại dự án Vành đai Con đường của Trung Quốc.
Nhưng Malaysia nay nói dự án này quá đắt tiền.
Bộ trưởng Azmin Ali nói hôm 26/1: "Chúng tôi hiện nay không có khả năng tài chính."
"Nếu không hủy dự án, lãi suất mỗi năm mà chính phủ phải trả sẽ gần nửa tỉ ringgit (121 triệu đôla)."
Ông Ali nói: "Chúng tôi vẫn hoan nghênh mọi hình thức đầu tư từ Trung Quốc nhưng sẽ xem xét tùy trường hợp."
Theo ông Ali, Malaysia vẫn còn đang tính toán mức phí hủy dự án sẽ phải trả cho công ty Trung Quốc CCCC.
Trước khi thắng cử tháng Năm 2018, ông Mahathir Mohamad, 93 tuổi, đã nói dự án ECRL là một trong nhiều dự án liên quan Trung Quốc mà ông muốn hủy vì quá đắt.
Mới đầu tháng Giêng, ông Mahathir nói dự án vẫn có thể diễn ra với quy mô nhỏ đi.
Năm ngoái, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung (USCC) ra báo cáo cho rằng dự án ECRL tốn kém thứ hai trong Vành đai Con đường, chỉ sau dự án đường sắt Moscow-Kazan 21,4 tỉ đôla xây tại Nga.
Xem thêm về đầu tư:
Đặc khu kinh tế: 'Cần tránh bị lợi dụng'
Con đường dẫn tới 'đặc khu Vân Đồn'
Sri Lanka: Viên ngọc sắp vào tay Trung Quốc
Vị trí đặc khu 'xứng đáng có tương lai khác'
Vanuatu và 'bẫy nợ' của Trung Quốc
Tin liên quan
- Ông Mahathir sẽ nêu với ông Tập về ba dự án của TQ
- Malaysia cấm dự án TQ bán nhà cho người nước ngoài
- Malaysia ngưng dự án tàu điện TQ thầu
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47013334
Ông Mahathir lỏng báo chí sau khi thắng cử
Việt Nam: Bất động sản cao cấp ‘hấp dẫn ở châu Á’
Người Trung Quốc 'ồ ạt mua nhà giá rẻ ở VN'
NZ cấm người nước ngoài mua nhà
Được khởi động từ 2014, dự án trị giá 100 tỷ đô la Mỹ được quản lý, điều hành bởi Country Garden Pacific View Sdn Bhd (BGPV), một liên doanh giữa tập đoàn của Trung Quốc, Country Garden Group đóng tại Quảng Đông và được niêm yết trên thị trường Hong Kong, với đối tác địa phương Esplanade Danga 88 Sdn Bhd.
Dự án nhằm tạo ra một thành phố mới nằm trên các đảo nhân tạo gần với Singapore, phục vụ được 700 ngàn người.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Mahathir Mohamad lên tiếng phản đối kế hoạch của nhà phát triển Trung Quốc, mà có lẽ là lần ông gây thiệt hại lớn nhất cho họ.
Dự án từ trước tới nay đã luôn nhắm đến người nước ngoài như khách hàng tiềm năng.
Trên trang web của dự án, chủ đầu tư tự giới thiệu Country Garden là một "thương hiệu nổi tiếng của Trung Quốc" và là một trong những hãng phát triển bất động sản lớn nhất thế giới.
Forest City được phát triển với tham vọng bốn hòn đảo nhân tạo vươn lên từ vùng nước thuộc Eo biển Tebrau, trải dài trên diện tích 14 cây số vuông và sẽ khiến đường bờ biển của Malaysia trở nên gần với Singapore hơn bao giờ hết, theo bài đăng trên The Diplomat hồi 8/2017 của hai tác giả Sylvain Ourbis và Albert Shaw.
Ông thủ tướng tuyên bố phản đối dự án "bởi nó được thực hiện cho người nước ngoài, không phải cho người Malaysia. Hầu hết người dân Malaysia không có khả năng mua những căn hộ đó."
Country Garden Pacificview nói rằng những bình luận của bác sỹ Mahathir có lẽ đã đưa ra không đúng với bối cảnh.
Trong tuyên bố đưa ra chiều hôm thứ Hai, công ty nói rằng họ "đang liên hệ với Văn phòng Thủ tướng để làm rõ" vấn đề trên.
"Những bình luận ngày hôm nay không phản ánh đúng nội dung cuộc họp giữa Thủ tướng Mahathir và nhà sáng lập, đồng thời là chủ tịch của Country Garden Holdings, ngài Yeung Kwok Keung," tuyên bố nói.
Tuyên bố cũng nói rằng dự án tuân thủ mọi luật lệ, quy định, và có đủ các chấp thuận cần thiết để bán nhà cho người nước ngoài, và nói dự án "không bán Thẻ thường trú (Permanent Residency - PR) cho người nước ngoài mua nhà ở Forest City".
Các khách hàng Trung Quốc sở hữu khoảng hai phần ba các căn hộ đã được bán ra ở Forest City cho đến nay; 20% thuộc sở hữu của các khách hàng Malaysia, và phần còn lại là các khách hàng từ 22 nước khác, trong đó có Indonesia, Việt Nam và Nam Hàn.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Mohamad đã 'hãm phanh' một số dự án do Trung Quốc hậu thuẫn, trong đó có dự án xe lửa East Coast Rail Link và một dự án đường ống khí đốt tự nhiên.
Các kế hoạch nhằm xây dựng đường xe lửa cao tốc nối Kuala Lumpur với Singapore, được cho là đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy giá trị của dự án Forest City, cũng đã bị ngưng lại.
Việc phản đối dự án Forest City đã góp phần tích cực trong chiến dịch vận động tranh cử của bác sỹ Mahathir, là chiến dịch mà ông gọi dự án này cùng các dự án khác do Trung Quốc hậu thuẫn là bằng chứng cho thấy vị thủ tướng tiền nhiệm đang bán Malaysia cho Trung Quốc.
Malaysia cấm dự án TQ bán nhà cho người nước ngoài
Thủ tướng Malaysia hôm thứ Hai tuyên bố các bất động sản thuộc dự án phát triển khổng lồ ở miền nam nước này không được phép bán cho người nước ngoài.
Ông Mahathir Mohamad nói người nước ngoài sẽ không được cấp visa để sống tại dự án Forest City nằm ở cực nam đất nước.
Tuyên bố được coi là lời đe dọa nghiêm trọng tới chiến lược marketing của dự án, Reuters bình luận.Ông Mahathir lỏng báo chí sau khi thắng cử
Việt Nam: Bất động sản cao cấp ‘hấp dẫn ở châu Á’
Người Trung Quốc 'ồ ạt mua nhà giá rẻ ở VN'
NZ cấm người nước ngoài mua nhà
Được khởi động từ 2014, dự án trị giá 100 tỷ đô la Mỹ được quản lý, điều hành bởi Country Garden Pacific View Sdn Bhd (BGPV), một liên doanh giữa tập đoàn của Trung Quốc, Country Garden Group đóng tại Quảng Đông và được niêm yết trên thị trường Hong Kong, với đối tác địa phương Esplanade Danga 88 Sdn Bhd.
Dự án nhằm tạo ra một thành phố mới nằm trên các đảo nhân tạo gần với Singapore, phục vụ được 700 ngàn người.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Mahathir Mohamad lên tiếng phản đối kế hoạch của nhà phát triển Trung Quốc, mà có lẽ là lần ông gây thiệt hại lớn nhất cho họ.
Dự án từ trước tới nay đã luôn nhắm đến người nước ngoài như khách hàng tiềm năng.
Trên trang web của dự án, chủ đầu tư tự giới thiệu Country Garden là một "thương hiệu nổi tiếng của Trung Quốc" và là một trong những hãng phát triển bất động sản lớn nhất thế giới.
Forest City được phát triển với tham vọng bốn hòn đảo nhân tạo vươn lên từ vùng nước thuộc Eo biển Tebrau, trải dài trên diện tích 14 cây số vuông và sẽ khiến đường bờ biển của Malaysia trở nên gần với Singapore hơn bao giờ hết, theo bài đăng trên The Diplomat hồi 8/2017 của hai tác giả Sylvain Ourbis và Albert Shaw.
'Không bán Malaysia cho Trung Quốc'
Một quan chức cao cấp của dự án nói hồi tuần trước rằng ngay trong tuần lễ đầu tiên sau khi vị thủ tướng 93 tuổi thắng cử hồi tháng Năm, nhu cầu hỏi mua căn hộ ở nơi đây đã suy giảm và tâm trạng bất an vẫn kéo dài từ đó tới nay, Reuter nói.Ông thủ tướng tuyên bố phản đối dự án "bởi nó được thực hiện cho người nước ngoài, không phải cho người Malaysia. Hầu hết người dân Malaysia không có khả năng mua những căn hộ đó."
Country Garden Pacificview nói rằng những bình luận của bác sỹ Mahathir có lẽ đã đưa ra không đúng với bối cảnh.
Trong tuyên bố đưa ra chiều hôm thứ Hai, công ty nói rằng họ "đang liên hệ với Văn phòng Thủ tướng để làm rõ" vấn đề trên.
"Những bình luận ngày hôm nay không phản ánh đúng nội dung cuộc họp giữa Thủ tướng Mahathir và nhà sáng lập, đồng thời là chủ tịch của Country Garden Holdings, ngài Yeung Kwok Keung," tuyên bố nói.
Tuyên bố cũng nói rằng dự án tuân thủ mọi luật lệ, quy định, và có đủ các chấp thuận cần thiết để bán nhà cho người nước ngoài, và nói dự án "không bán Thẻ thường trú (Permanent Residency - PR) cho người nước ngoài mua nhà ở Forest City".
Các khách hàng Trung Quốc sở hữu khoảng hai phần ba các căn hộ đã được bán ra ở Forest City cho đến nay; 20% thuộc sở hữu của các khách hàng Malaysia, và phần còn lại là các khách hàng từ 22 nước khác, trong đó có Indonesia, Việt Nam và Nam Hàn.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Mohamad đã 'hãm phanh' một số dự án do Trung Quốc hậu thuẫn, trong đó có dự án xe lửa East Coast Rail Link và một dự án đường ống khí đốt tự nhiên.
Các kế hoạch nhằm xây dựng đường xe lửa cao tốc nối Kuala Lumpur với Singapore, được cho là đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy giá trị của dự án Forest City, cũng đã bị ngưng lại.
Việc phản đối dự án Forest City đã góp phần tích cực trong chiến dịch vận động tranh cử của bác sỹ Mahathir, là chiến dịch mà ông gọi dự án này cùng các dự án khác do Trung Quốc hậu thuẫn là bằng chứng cho thấy vị thủ tướng tiền nhiệm đang bán Malaysia cho Trung Quốc.
Tin liên quan
https://www.bbc.com/vietnamese/business-45320942
Geen opmerkingen:
Een reactie posten