zaterdag 2 februari 2019

Tại sao Mỹ phải mất hơn 1 thập kỷ mới truy tố Huawei ?

Tại sao Mỹ phải mất hơn 1 thập kỷ mới truy tố Huawei?

  • 1 tháng 2 2019

Mỹ mất hơn một thập kỷ mới truy tố Huawei Bản quyền hình ảnhAFP
Image caption Mỹ mất hơn một thập kỷ điều tra mới truy tố Huawei

Hoa Kỳ đã truy tố Huawei và bà Mạnh Vãn Chu với 23 bản cáo trạng, đồng thời gửi yêu cầu chính thức cho Canada về việc dẫn độ bà Mạnh ngày 29/1, nhưng cuộc điều tra về công ty này đã bắt đầu từ 2007.

Mối liên hệ với Iran

Theo bản cáo trạng đầu tiên, Huawei và bà Mạnh Vãn Chu bị buộc tội lừa dối các ngân hàng và chính phủ Hoa Kỳ về hoạt động kinh doanh của họ ở Iran.
Cáo buộc cho rằng trong giai đoạn 2009-2014, Huawei đã cố tình né tránh lệnh cấm vận của Mỹ với Iran bằng cách giao dịch thông qua công ty Skycom.
Cáo buộc cũng chỉ ra bà Mạnh và các giám đốc điều hành khác của Huawei - bao gồm "Cá nhân -1" - đã nhiều lần gọi Skycom là "đối tác địa phương."

Mạnh Vãn Chu là con gái của người sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi Bản quyền hình ảnhReuters
Image caption Mạnh Vãn Chu là con gái của người sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi
Tuy nhiên, các công tố viên cho biết Skycom thật chất do Huawei sở hữu thông qua một công ty con khác.
Trong suốt quá trình FBI điều tra, "Cá nhân -1" đã khai sai bản chất sự việc, nói rằng Huawei không tiến hành hoạt động nào vi phạm luật xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 7/2007 cho thấy Hoa Kỳ đã nghi ngờ Huawei hoạt động bất hợp pháp ở Iran kể từ khi George W. Bush đang là Tổng thống.
5 năm sau, vào năm 2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ công bố báo cáo cho rằng các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei và ZTE Corp có nguy cơ đe dọa cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Báo cáo cho rằng sản phẩm của 2 công ty này có thể được Trung Quốc sử dụng để đánh cắp dữ liệu, hoạt động gián điệp. Huawei đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc này.

Ăn cắp bí mật công nghệ của T-Mobile

Một con robot tên Tappy do T-Mobile phát triển được giữ an toàn trong phòng thí nghiệm ở Washington. Tappy có thể bắt chước cử động ngón tay của con người để kiểm tra độ bền điện thoại.
Công nghệ sử dụng cho Tappy là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ, nhưng T-Mobile vẫn cho phép một số nhà sản xuất điện thoại tiếp cận Tappy trong phòng thí nghiệm.
Năm 2012, các kỹ sư tại Mỹ của Huawei đã tiếp cận với Tappy sau khi hai công ty ký kết thỏa thuận. Các công tố viên Hoa Kỳ hiện cáo buộc Huawei đã vi phạm thỏa thuận này.
Các bằng chứng chỉ ra rằng kỹ sư của Huawei đã nhận lệnh từ các giám đốc điều hành ở Trung Quốc để chụp ảnh ghi chú thông số kỹ thuật của Tappy.

Huawei hiện là hãng sản xuất điện thoại lớn thứ 2 thế giới, sau Samsung Bản quyền hình ảnhReuters
Image caption Huawei hiện là hãng sản xuất điện thoại lớn thứ 2 thế giới, sau Samsung
Một kỹ sư của Huawei (cáo trạng gọi là AX) bị cáo buộc đã lấy cánh tay robot từ phòng thí nghiệm T-Mobile mà không được phép. Ban đầu, AX phủ nhận việc đánh cắp này nhưng "sau đó tuyên bố ông tìm thấy nó trong túi của mình".
Người này sau đó đã trả lại cánh tay nhưng trước đó đã gửi email hình ảnh và thông tin kỹ thuật cho các đồng nghiệp Trung Quốc.
Sau vụ việc, Huawei thông báo họ đã tiến hành điều tra nội bộ và tuyên bố các cá nhân liên quan "tự mình hành động".
Bất chấp nỗ lực tự tách mình khỏi vụ việc, các cáo trạng từ phía Mỹ cho biết phát hiện Huawei đã đưa ra "chương trình giải thưởng cho những nhân viên đánh cắp được thông tin bí mật từ các đối thủ cạnh tranh".
Nếu bị kết tội, Huawei đối mặt với án phạt 5 triệu đôla, hoặc ba lần giá trị của bí mật thương mại bị đánh cắp, tùy theo số tiền nào lớn hơn.
T-Mobile đã đưa Huawei ra tòa về việc này và đòi khoản bồi thường 500 triệu đôla, nhưng sau đó chấp nhận mức 4,8 triệu đôla vào năm 2017. Sự việc khi đó được xét xử như một án dân sự chứ không phải hình sự.
Trả lời BBC, T-Mobile BBC cho biết họ không có bình luận gì về các cáo trạng mới do Mỹ đưa ra.

Huawei đang đối mặt với áp lực từ nhiều nơi trên thế giới bao gồm Mỹ, Úc, New Zealand Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Huawei đang đối mặt với áp lực từ nhiều nơi trên thế giới bao gồm Mỹ, Úc, New Zealand

Chuyện gì sẽ xảy ra?

Một số chi tiết của cuộc điều tra vẫn được giữ kín, cáo trạng cũng chỉ được công bố một phần.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, một thẩm phán sẽ được chỉ định cho từng cáo buộc, và các thẩm phán sẽ ra thời hạn cho các quy trình pháp lý tiếp theo.
Không có khung thời gian nhất định và tranh chấp có thể có thể mất nhiều năm để được đưa ra tòa. Các tranh chấp cũng có thể được giải quyết nhờ các thỏa thuận, không cần đến tòa án.
Ngay sau khi công bố các bản cáo trạng, Hoa Kỳ đã gửi cho Canada một yêu cầu chính thức để dẫn độ "công chúa" Huawei. Bộ Tư pháp Canada có tổng cộng 29 ngày để quyết định có mở một phiên điều trần dẫn độ hay không.
Bà Mạnh Vãn Chu vẫn phủ nhận tất cả những lời buộc tội chống lại mình.
Trong một tuyên bố gửi tới BBC, Huawei cũng phủ nhận mọi hành vi sai trái và nói rằng họ "thất vọng" vì các cáo buộc.
Huawei nói sau khi bà Mạnh bị bắt, họ đã cố gắng gặp Bộ Tư pháp Hoa Kỳ để bàn về cuộc điều tra nhưng yêu cầu này "bị từ chối mà không có lý do".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã cân nhắc về các bản cáo trạng. Bắc Kinh cáo buộc Hoa Kỳ sử dụng "quyền lực nhà nước để làm mất uy tín và đàn áp các công ty Trung Quốc trong nỗ lực bóp nghẹt các hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp".

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47069793

Tại sao công ty Huawei của TQ gặp quá nhiều rắc rối?

Toàn cảnh những rắc rối mà Huawei đang phải đối mặt Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Toàn cảnh những rắc rối mà Huawei đang phải đối mặt
Rất nhiều người đang nói về Huawei - và không phải chỉ bởi vì hãng này tạo ra những chiếc điện thoại hàng đầu được đánh giá tốt.
Tập đoàn Trung Quốc đang phải đối mặt với sức nóng từ nhiều phía, vì nhiều người tin rằng Huawei đang sử dụng các sản phẩm để theo dõi người dùng, điều mà công ty này hoàn toàn phủ nhận.
Ngày 29/1, Mỹ đã gửi 23 cáo trạng truy tố Huawei và Mạnh Vãn Chu (Giám đốc tài chính của tập đoàn) về các hành vi như lừa đảo và đánh cắp bí mật thương mại.
Và nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang mất niềm tin vào gã khổng lồ công nghệ do các lo ngại về an ninh.
Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?
Trump có thể can thiệp vụ kiện Mạnh Vãn Chu
Huawei: Đại sứ Canada ở Trung Quốc mất chức vì phát ngôn
Nhưng dù không quá quan tâm đến những rắc rối mà công ty công nghệ ở phía bên kia của hành tinh đang gặp phải, nhiều người vẫn có thể sẽ lo lắng về chiếc điện thoại của mình, hoặc tự hỏi là có nên mua một chiếc điện thoại Huawei mới không.
Vì vậy, bài viết sẽ cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về những gì đang xảy ra với Huawei.

Huawei là gì?

Trước hết, tên công ty được phát âm là "Wah-way" và Huawei bán nhiều điện thoại di động trên toàn thế giới hơn cả Apple.
Samsung đứng đầu danh sách này, nhưng Huawei đang đứng vững ở vị trí thứ hai.
Tại Anh Quốc, Huawei đã có một bước nhảy vọt về số điện thoại bán ra trong năm 2018, năm mà tập đoàn cho ra mắt chiếc smartphone mang tên P20 Pro.
P20 Pro được đánh giá có tiềm năng cạnh tranh sòng phẳng với iPhone và các điện thoại cao cấp khác Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption P20 Pro được đánh giá có tiềm năng cạnh tranh sòng phẳng với iPhone và các điện thoại cao cấp khác
Theo nhiều người đánh giá P20 Pro của Huawei, phát hành vào năm 2018, là một đối thủ thực sự có thể cạnh tranh với iPhone và những chiếc điện thoại cao cấp của Samsung.
Ngoài sản xuất smartphone, Huawei còn cung cấp công nghệ cho nhiều hãng sản xuất điện thoại khác, phân phối các thiết bị liên quan đến hạ tầng internet và wi-fi.
Nói tóm lại, Huawei có mặt khắp mọi nơi.

Tại sao mọi người lại nói về Huawei?

Có nhiều lo ngại về những gì Huawei đã và đang làm với hàng triệu điện thoại di động cũng như những thiết bị công nghệ khác do tập đoàn này cung cấp.
Các quốc gia nghi ngờ Huawei bị chính phủ Trung Quốc sử dụng trong các hoạt động gián điệp.
Người sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi, từng là một kỹ sư trong lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đầu những năm 1980. Đây là một thông tin khiến các doanh nghiệp và quốc gia trên thế giới lo lắng.
Nhậm Chính Phi từng là kỹ sư của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Nhậm Chính Phi từng là kỹ sư của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cai trị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kể từ năm 1921.
Trước những cáo buộc nhằm vào Huawei, ông Nhậm nói với báo chí: "Tôi yêu đất nước của tôi, tôi ủng hộ Đảng Cộng sản. Tuy nhiên tôi sẽ không làm gì ảnh hưởng tới thế giới."
Nhà sáng lập Huawei nói không có mối liên kết nào với chính phủ, khẳng định đây là một công ty độc lập và cho biết Bắc Kinh chưa bao giờ đề nghị tập đoàn chia sẻ "thông tin không thích hợp."
"Cá nhân tôi sẽ không bao giờ làm điều tổn hại đến quyền lợi khách hàng, bản thân tôi và tập đoàn (Huawei) sẽ không bao giờ đáp ứng những yêu cầu như vậy."
Nhưng từ năm 2012, Mỹ đã có những cảnh báo rằng Huawei có thể gây ra các mối đe dọa về bảo mật.
Tại Anh Quốc, một báo cáo năm 2018 cho biết có rất ít khả năng Huawei không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Các bên nào có liên quan?

Không chỉ Mỹ và Anh mới lo ngại về vấn đề này.
Năm 2018, cả Úc và New Zealand đã loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm của Huawei trong việc xây dựng hạ tầng mạng 5G vì e ngại có thể xảy ra các hoạt động gián điệp.
Đầu năm 2019, Vodafone cũng "tạm ngừng" việc sử dụng các thiết bị của Huawei ở châu Âu (cụ thể là Tây Ban Nha) vì lý do tương tự.

Chuyện gì đang xảy ra?

Mỹ đã bắt đầu truy tố Huawei các tội danh như lừa đảo ngân hàng, cản trở công lý và đánh cắp công nghệ từ công ty đối thủ T-Mobile. Tất cả các tội danh đều không liên quan đến hoạt động gián điệp.
Một số cáo buộc nói các thỏa thuận giữa Huawei và Iran vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với quốc gia này. Donald Trump đã từng nói vào tháng 8/2018 rằng các công ty giao dịch với Iran sẽ không được phép giao dịch với Mỹ.
Mạnh Vãn Chu, con gái Nhậm Chính Phi và Giám đốc tài chính của Huawei, đã bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ vì các cáo buộc trên.
Huawei đã bác bỏ tất cả cáo buộc từ Hoa Kỳ.
Huawei nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân Trung Quốc Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Huawei nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân Trung Quốc

Nếu bạn đang sử dụng điện thoại Huawei thì sao?

Hầu hết những lo ngại và cáo buộc nhằm về phía Huawei đều liên quan đến các thiết bị xây dựng hạ tầng internet, không phải thu tập thông tin cá nhân khách hàng sử dụng điện thoại của hãng này như P20 Pro.
Cho đến nay vẫn chưa có cáo buộc chính thức tội hoạt động gián điệp nào nhằm vào Huawei, kể cả khi Mỹ đã truy tố Huawei với 23 bản cáo trạng khác nhau. Và chưa ai bị kết án tội gì.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten