dinsdag 31 maart 2015

Trung Quốc xác nhận không có quyền phủ quyết với Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á đa quốc gia. AIIB.

Trung Quốc xác nhận không có quyền phủ quyết với ngân hàng mới

RFA-25-03-2015

Thứ trưởng tài chính Trung Quốc, ông Shi Yaobin hôm qua cho biết Trung Quốc chưa bao giờ muốn giành quyền phủ quyết trong định chế tài chính đang được hình thành là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á đa quốc gia. AIIB.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi tờ Wall Street Journal đưa tin Trung Quốc đang muốn mời các nước châu Âu tham gia vào ngân hàng mới bằng cách đưa ra lời đề nghị từ bỏ quyền điều khiển đối với các quyết định chính của ngân hàng.
Ông Shi Yaobin cho rằng nói Trung Quốc tìm kiếm hay từ bỏ quyền của phủ quyết của mình với ngân hàng mới là vô căn cứ. Ông cũng nói cổ phần của các nước thành viên sẽ giảm tương xứng với việc số lượng các thành viên tham gia vào ngân hàng tăng lên, và Trung Quốc hoan nghênh sự tham gia của các nước trong và ngoài khu vực châu Á.
Tháng 10 năm ngoái Trung Quốc và 20 nước đã ký một bản ghi nhớ thành lập ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á có trụ sở tại Bắc Kinh với số vốn lên đến 50 tỷ đô la.
Mới đây, Anh, Đức, Pháp và ý đã bày tỏ ý định tham gia ngân hàng này.
Thủ tướng Australia, Tony Abbott, hôm qua cũng cho biết nước này sẽ tham gia vào ngân hàng do Trung Quốc đề xướng nếu các điều kiện như điều hành đa quốc gia và tính minh bạch được đảm bảo.
Ông Abbot cho biết chính phủ Australia đã nói chuyện với Trung Quốc về cách thức ngân hàng sẽ được điều hành ra sao và sẽ sớm có tuyên bố chính thức. Ông cũng nói, trong những tình hình cụ thể, Australia sẽ chắc chắn chuẩn bị để tham gia ngân hàng.  Thủ tướng Australia cũng cho biết ông đã có những cuộc trao đổi với Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Nhật Shinzo Abe về ngân hàng AIIB.
Hiện cả Nhật bản, Nam hàn và Australia, ba nước đồng minh của Mỹ tại châu Á đều chưa chính thức tham gia ngân hàng AIIB. Hoa Kỳ đã lên tiếng quan ngại về cách thức ngân hàng sẽ được điều hành cũng như những tiêu chuẩn về môi trường và xã hội của ngân hàng.

Việt Nam : Chuyện bốc mộ tù cải tạo ở miền Bắc

Chuyện bốc mộ tù cải tạo ở miền Bắc

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-03-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
boc-mo-622.jpg
Bốc mộ Ông Hạnh ở Làng Đá.
VAF PHOTO
Sau 30 tháng Tư 1975, trong hàng ngàn quân dân cán chính miền Nam bị đưa ra các trại tập trung miền Bắc, một số chôn thây trong các nghĩa trang tạm bợ sơ sài tại những vùng sâu vùng xa đó.
Trong loạt bài ký ức 40 năm, Thanh Trúc thuật lại trình tự câu chuyện bốc mộ tù cải tạo ở miền Bắc như sau:

Trộm hài cốt mang về trong Nam

Đó là những nghĩa trang chôn tù tập trung là quân nhân miền Nam chết trong thời gian đi cải tạo, địa điểm là những vùng xa xôi hiểm trở như Làng Đá, Đồi Cây Khế, Kiên Thành, Dõng Hóc…
Đến thập niên 80 khi sự đi lại trong nước tương đối dễ dàng hơn, thân nhân trong Nam tìm cách ra tận nơi, thuê mướn người địa phương đào mộ lúc đêm rồi trộm hài cốt mang về trong Nam. Đó là lý do nhiều gia đình đã bốc lộn hài cốt người khác.
Lúc đó bốc đâu mười mấy cái, tạm bợ lấy cái quách rồi chuyển sang cái đồi bên kia, cứ đánh số thứ tự rồi chờ thử DNA. Mộ nhà tôi đánh số 21, may là nhờ thử DNA chứ không thì cũng không biết có phải hay không.
-Bà Nhung
Năm 2010 tại Hoa Kỳ, tổ chức VAF Sáng Hội Việt Mỹ, do cựu quân nhân Nguyễn Đạc Thành sáng lập, loan báo chương trình bốc mộ tù cải tạo Làng Đá:
“Năm 2007 chúng tôi về Việt Nam, được sự chấp thuận của thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Phú Bình và được đi tìm mộ tù cải tạo. Và 2010 do chính quyền địa phương làm khu du lịch Thác Bà để phát triển kinh tế cho xã Cẩm Nhân, phải mở con đường cho nên sẽ giải tỏa khu mộ Làng Đá nằm sát hồ Thác Bà chừng hai chục thước mà thôi. Đó là lý do mà chúng tôi xin được cải táng khu mộ Làng Đá.
Chúng tôi cũng đã hướng dẫn một số gia đình bốc mộ ở Đồi Cây Khế, ở xã Kiên Thành, ở Dõng Hóc và một số nơi khác nữa ở Sơn La. Sau đó chúng tôi lại dẫn một số gia đình anh em tù cải tạo đi bốc mộ ở Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh. Đã có 225 hài cốt về với gia đình, trong đó 80 hài cốt của anh em tử sĩ mất tích trong chiến tranh được đưa vào Chùa Nghệ Sĩ để thờ. Số còn lại thân nhân đưa về cải táng ở gia đình.”

boc-mo-2-400.jpg
Bốc mộ ông Lương Văn Hoa ở Làng Đá.

Một thành viên của VAF ở California, ông Nguyễn Quang, cựu tù chính trị 13 năm qua các trại lao động ngoài Bắc từ trại 1 đến trại 7 tình Yên Bái, từ trại Đầm Đùn ở Thanh Hóa đến trại Z30D ở Hàm Tân trong Nam, cho biết:
“Tù nhân chính trị chết thứ nhất là thiếu ăn, thứ hai là bệnh tật thiếu thuốc, thứ ba là quá nản chí mà nhiều người tự sát chết. Khi đồng đội nằm xuống thì chúng tôi có hứa sẽ đưa họ về miền Nam. Trong thời gian ra tù và khi được đi định cư tại Mỹ, chúng tôi mới có đủ sức khỏe và điều kiện để tham gia vào chương trình đi lấy hài cốt do ông Nguyễn Đạc Thành hướng dẫn. Trước đây gọi là tổng hội HO, sau này đổi thành Vietmanese American Foundation. Năm 2010 chúng tôi bắt đầu đi.
Chúng tôi đã tìm kiếm khoảng trên 500 ngôi mộ ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Những ngôi mộ đó chôn rất đơn sơ. Những trại có điều kiện thì người ta cho những tấm ván để chôn, có những trại bó bằng áo quần hoặc bó bằng vạt tre. Chẻ tre chẻ nứa ra, bện lại thành tấm sáo rồi bó lại chôn, thế thôi.
Khi tù nhân đi chôn tù nhân thì chúng tôi có làm mộ bia, một là bằng đá, hai là bằng ván rồi viết tên. Có điều kiện thì kiếm những cái chai nhỏ như chai Penicillin hay Streptomicin mà có nắp cao su đậy ở trên, viết tên vào giấy bỏ vào trong cái chai đó và liệm chung. Thành thử khi đào lên thì nhận diện được tên họ và quê quán rất dễ dàng. Khi biết được tên, quê quán thì chúng tôi đăng báo. Trường hợp gia đình muốn lấy hài cốt thì phối hợp đi theo chúng tôi ra địa phương đó để xin giấy phép cho họ bốc mộ về trong miền Nam. Cũng có một số bốc được mộ nhưng làm DNA không được là vì nó mục nát cả rồi, thành thử chính quyền địa phương không cho mang về Nam.”
Đường đi thì rất khó khăn, từ Yên Bái vượt qua hồ Thác Bà rồi đi vô, không thì phải vòng xuống tỉnh Lai Châu rồi đi vô. Đường xấu và hẹp, đi từ sáng đến chiều, ở lại nhà dân đến sáng hôm sau mới xác định vị trí nhờ cái sơ đồ mà chính quyền địa phương đưa cho.
-Ông Huỳnh Khương Ân
Cũng từ California, bà Nhung, vợ cố đại úy Lương Văn Hòa, cho biết sau ngày 30 tháng Tư 75 chồng bà được lệnh trình diện tại Cần Thơ. Đến 1978 bà nhận được giấy báo tử:
“Chưa thăm nuôi thì ông đã mất, nhận giấy báo tử mới biết mất ở ngoài Bắc, họ để là huyện Cẩm Nhân, Hoàng Liên Sơn.”
Năm 2010, bà Nhung đọc báo, biết việc làm của VAF nên liên lạc và nhở tổ chức này giúp tìm kiếm hài cốt người chồng xấu số:
“Hồi 2010 thì tôi về tới Sài Gòn, gặp ông Nguyễn Đạc Thành, ổng lo giấy tờ này kia sẵn sàng mới mua vé ra Hà Nội. Ở đó mới xin phép giấy tờ rồi mới đi ra ngoài Yên Bái, ra ngoài xã Cẩm Nhân. Ở đó một tuần được giấy phép rồi mới được bốc.
Lên cũng chẳng biết mộ ai với mộ ai thì cũng trăm sự nhờ ông Nguyễn Đạc Thành. Lúc đó bốc đâu mười mấy cái, tạm bợ lấy cái quách rồi chuyển sang cái đồi bên kia, cứ đánh số thứ tự rồi chờ thử DNA. Mộ nhà tôi đánh số 21, may là nhờ thử DNA chứ không thì cũng không biết có phải hay không. Chi phí thì hội của ông Nguyễn Đạc Thành lo phần giấy tờ bên đó, còn chi phí máy bay thì mình lo. Ông không có lấy của mình đồng bạc nào.”
Phải hai năm sau, kết quả thử nghiệm DNA xác nhận đó là hài cốt của cố đại úy Lương Văn Hòa, bà Nhung trở về và được người của VAF hướng dẫn ra Bắc làm thủ tục bốc hài cốt về Nam để hỏa táng. Hiện tro cốt người chết được ký gởi trong một ngôi chùa ở Hóc Môn.

Công việc nhiêu khê, phức tạp

Đi tìm kiếm để bốc mộ người thân chết trong trại cải tạo ngoài miền Bắc là một công việc nhiêu khê, phức tạp, chưa kể đến tâm trạng buồn bã của nó. Từ Việt Nam, ông Huỳnh Khương Ân, con rể cố thiếu tá Trần Đình Năm, thuật lại chi tiết:
“Ba vợ tôi đi tập trung cải tạo ở Biên Hòa, cuối hè 76 thì ông được chuyển ra Bắc ở trại tập trung ở Hoàng Liên Sơn.”

boc-mo-400.jpg
Bốc mộ Ông Hạnh ở Làng Đá. VAF PHOTO.

Năm 1977 thiếu ta Trần Đình Năm mất nhưng đến năm 1978 gia đình mới nhận được giấy báo tử:
“Nhờ ông Nguyễn Đạc Thành tìm ra vị trí ở đó, Làng Đá, huyện Cẩm Nhân, tỉnh Yên Bái. Biết được vị trí ở đâu để mà đi ra cũng là một cái khó khăn rồi. Tôi cầm tờ giấy mà tôi cũng không mường tượng là nó ở vị trí nào ở ngoài Bắc, thì nhờ ông Nguyễn Đạc Thành và cái hội ở bên Mỹ liên lạc hẹn cùng nhau đi.
Đường đi thì rất khó khăn, từ Yên Bái vượt qua hồ Thác Bà rồi đi vô, không thì phải vòng xuống tỉnh Lai Châu rồi đi vô. Đường xấu và hẹp, đi từ sáng đến chiều, ở lại nhà dân đến sáng hôm sau mới xác định vị trí nhờ cái sơ đồ mà chính quyền địa phương đưa cho.
Lúc đào xuống thì không gặp, phải đào từng hố từng hố rồi dịch chuyển dần dần thì mới tìm được một số hài cốt. Trong đoàn có một chuyên viên khảo cổ tên là Julie Martin giúp để xác định xương nào có thể lấy được mẫu hầu có thể thử DNA tốt nhất. Sau đó nhờ một bệnh viện ở Texas giúp xác định miễn phí DNA cho tổ chức của chú Thành, qua đó mới xác định đó là hài cốt của ba vợ tôi.”
Hai năm sau, ông Huỳnh Khương Ân ra Yên Bái đưa hài cốt nhạc phụ về để hỏa táng, tiếp đó đưa vào một ngôi chùa ở Đồng Nai để tiện việc hương khói:
“Tôi muốn có một cơ hội để gởi lời cám ơn đến tổ chức thiện nguyện của ông Nguyễn Đạc Thành cùng những thân hữu ở Mỹ cũng như ở Úc đã hỗ trợ cho chúng tôi về mặt tài chính để mà trang trải tất cả chi phí cần có để mang hài cốt người thân của chúng tôi ngoài đó về.
Thứ hai nữa là cũng cảm ơn đại sứ quán, lãnh sự quán Hoa kỳ ở Việt Nam, cảm ơn chính quyền Việt Nam để chúng tôi có thể mang hài cốt về nơi ba vợ tôi đã sinh sống.”
Trong lúc việc bốc mộ tù cải tạo, được coi là giai đoạn một, tạm ngưng để bước vào giai đoạn hai mà VAF Sáng Hội Việt Mỹ đang cố gắng thực hiện là trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Đây là một nghĩa trang lớn ở Bình Dương với 16.000 mộ binh sĩ miền Nam chết trong chiến tranh, sau 1975 đổi tên thành Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An.
Tính đến lúc này, 1.402 ngôi mộ đã được tôn tạo lại theo một mẫu giống nhau. Nỗ lực trong những ngày tới của VAF Sáng Hội Việt Mỹ là vận động cho ra đời một ủy ban chuyên trách trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa để trên mười ngàn ngôi mộ còn lại được trùng tu theo một kiểu đồng nhất hầu giữ được tính cách trang nghiêm cho nghĩa trang.

Trung Quốc : Tranh luận về công và tội của Mao Trạch Đông căng thẳng chưa từng có

ngày 27-12-2013

Tranh luận về công và tội của Mao Trạch Đông căng thẳng chưa từng có
Cũng về một lãnh tụ cộng sản khác, Mao Trạch Đông của đất nước Trung Hoa, Le Monde có bài « Tránh sùng bái, Bắc Kinh thận trọng với di sản chính trị của Mao ».
Năm nay là dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh Mao Trạch Đông. Người được coi là là thủ phạm gây ra cuộc Cách mạng Văn hóa hết sức đẫm máu, khiến hàng triệu người thiệt mạng, qua đời năm 1976, cho đến nay vẫn chưa bao giờ bị hạ bệ tại Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, có thể thấy những thái độ hết sức tương phản về Mao. Một bên là những người bảo vệ hình tượng Mao Trạch Đông nhân danh chủ nghĩa yêu nước, và bên kia khẳng định ông ta là gốc rễ của hết thảy những gì tồi tệ trong xã hội Trung Quốc đương đại. Sau khi lên cầm quyền, ban lãnh đạo Tập Cận Bình dường như đang cố gắng duy trì một đường lối cân bằng hai thái cực. Tuy nhiên, theo nhà sử học Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), « những tranh luận về công và tội của Mao Trạch Đông hiện nay đang quyết liệt chưa từng có ».
Kể từ khi Bạc Hy Lai bị hạ bệ, phe Mao mới cảm thấy bị gạt ra bên lề. Nhật báo Global Times - gần gũi với phe dân tộc chủ nghĩa và chủ trương bảo vệ các di sản của Mao - đưa ra những số liệu cho thấy 80% người trả lời thăm dò dư luận cho rằng Mao có công nhiều hơn có tội. Trong khi đó, những người lên án Mao đưa ra con số từ 30 đến 45 triệu người Trung Quốc chết do nạn đói, sau khi Mao tiến hành chiến dịch Đại nhảy vọt.
Ông Bào Đồng, nguyên cánh tay phải của cựu lãnh đạo theo phái cải cách Tổng bí thư Triệu Tử Dương, nhận định việc đảng Cộng sản tiếp tục tưởng niệm Mao Trạch Đông chính là một cách để bảo vệ chế độ độc đảng tại Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thái độ nước đôi đối với di sản Mao. Một mặt, ông tái sử dụng quan điểm « đường lối quần chúng » do Mao lập ra, cũng như cho thực hiện trở lại các buổi « tự phê bình tập thể » trong sinh hoạt của giới cán bộ, như dấu hiệu hòa dịu với phe Mao-ít. Mặt khác, lãnh đạo Trung Quốc chủ trương phục hồi các truyền thống chính trị khác, như tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cha mình, ông Tập Trọng Huân/Xi Zhongxun (Phó chủ tịch Trung Quốc, trước khi bị Mao cách chức năm 1962). Một tiểu sử về Trần Độc Tú (Chen Duxin), một lãnh đạo cộng sản có quan điểm xung khắc với Mao cũng vừa được xuất bản…
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại khiến Bắc Kinh và Seoul tức giận
Về thời sự Châu Á, Le Figaro chú ý đến căng thẳng mới đây do chính phủ Nhật Bản gây ra đối với Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, liên quan đến việc Thủ tướng Abe viếng thăm ngôi đền Yasukuni. Đúng một năm sau khi cầm quyền, và lần đầu tiên kể từ năm 2006, ông Shinzo Abe viếng thăm ngôi đền Yasukuni, nơi có thờ linh vị 14 tướng lĩnh Nhật bị kết án tội phạm chiến tranh.
Theo Le Figaro, mức độ băng giá trong quan hệ giữa Tokyo với Bắc Kinh và Seoul đã tăng thêm mấy độ sau sự kiện này. Hoa Kỳ ra thông điệp cảnh báo Nhật Bản gây căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giếng, đặc biệt với Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng khác của Mỹ tại khu vực. Một số điều tra dư luận cho thấy dân chúng của ba quốc gia Đông Á chưa bao giờ ngờ vực nhau như hiện nay, và những người trả lời thăm dò càng trẻ tuổi hơn, thì mức độ nghi ngờ lại càng nặng nề hơn.
Khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ : Sự kiệt sức của « một mô hình mẫu mực »
Về thời sự quốc tế, khủng hoảng tại Thổ Nhĩ Kỳ, tại vùng biên giới phía đông của Liên Hiệp Châu Âu cũng là chủ đề được báo Pháp quan tâm. Khủng hoảng chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra ít tháng trước cuộc bầu cử địa phương và bầu cử Tổng thống.
Le Figaro có bài viết « Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng làm tất cả để bóp nghẹt vụ bê bối ». Thủ tướng Thổ Erdogan vừa buộc phải thay thế 10 thành viên trong chính phủ sau các cáo buộc tham nhũng, dưới áp lực của dân chúng đòi ông phải từ chức. Le Figaro nhận định người đứng đầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa bị lên án đã bóp nghẹt ngành tư pháp nước này, sau khi ông Erdogan cách chức gần 400 nhân viên cảnh sát, những người tham gia điều tra về các vụ tham nhũng trong chính quyền.
Về tình hình chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, Le Monde có bài « Mô hình Thổ Nhĩ Kỳ đang kiệt sức » đưa ra các lý giải về những nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại nước này. « Mô hình Thổ Nhĩ Kỳ », quốc gia thân cận với Hoa Kỳ, đã từng là một mẫu mực của mối quan hệ giữa nền dân chủ và kinh tế tư bản tại một quốc gia Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ, đối cực với Iran và Ả Rập Xê Út, là một ví dụ xuất sắc về những thành công của nỗ lực hiện đại hóa trong thế giới Ả Rập-Hồi giáo.
Le Monde nhắc lại rằng quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, một trong các trụ cột của sự phối hợp thành công giữa nền dân chủ và kinh tế tư bản, mới đây trở nên xấu đi, đặc biệt liên quan đến thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ trong các cuộc khủng hoảng Syria và Ai Cập. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đương nhiệm ủng hộ các lực lượng Hồi giáo cực đoan, như phe Huynh đề Hồi giáo tại Ai Cập hay các nhóm Hồi giáo vũ trang cực đoan nhất trong lực lượng nổi dậy Syria.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131227-ukraina-ai-da-cat-doi-tuong-lenin/

Ukraina : Goodbye Lênin và Đảng Cộng sản

Quốc tếUkrainaChính trịđảng Cộng sảnVladimir Ilyich Lenin

Ukraina : Goodbye Lênin và Đảng Cộng sản

mediaNgười biểu tình hạ tượng Lê-nin tại Kiev, ngày 08/12/2013.REUTERS/Gleb Garanich
Trước văn phòng thường trực bầu cử, bức tượng bán thân Stalin đã nhiều lần bị phá hoại. Ứng cử viên cộng sản trong kỳ bầu cử Quốc hội Ukraina, Olexii Babourine tự cho là nạn nhân của việc « truy bức », với hình ảnh của một Đảng Cộng sản có nguy cơ biến mất khỏi Quốc hội.
Gian hàng bị tấn công, truyền đơn bị xé bỏ… « Tất cả các nỗ lực vận động tranh cử của chúng tôi đều vấp phải các vụ tấn công ». Nhà hoạt động chính trị lão luyện thở dài. Xung quanh ông là những lá cờ Liên Xô, trong văn phòng tại Zaporijia, thành phố công nghiệp miền Nam Ukraina nói tiếng Nga, nổi tiếng với nhà máy sản xuất xe hơi.
Người cộng sản 65 tuổi lên án bọn hooligan, các cổ động viên những câu lạc bộ bóng đá và những người dân tộc chủ nghĩa. Nói chung là chủ nghĩa « chống cộng » hiện đang tăng lên ở Ukraina và « dân tộc chủ nghĩa tràn lan ». Và do không thể tiến hành chiến dịch tranh cử trong các điều kiện tốt đẹp, ông phải tập trung vận động từng nhà.
Gần đến kỳ bầu cử Quốc hội trước thời hạn, 26/10/2014, theo các cuộc thăm dò, Đảng Cộng sản chỉ nhận được khoảng 4% số phiếu bầu so với năm 2012 là 15%. Nói cách khác, ở dưới ngưỡng 5% cần thiết để vào được Rada - Quốc hội Ukraina. Như vậy Quốc hội lần đầu tiên có thể không có đại biểu cộng sản, kể từ năm 1993 đến nay.
Bị lên án là đã ủng hộ phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraina, những người cộng sản đang là trung tâm của tâm trạng thù địch ngày càng tăng tại những nơi khác trên toàn quốc, và nhóm nghị sĩ cộng sản trong Quốc hội đã bị giải tán từ mùa hè.
Với việc sáp nhập Crimée vào Nga và cuộc xung đột ở miền Đông Ukraina đã ngăn trở một bộ phận dân chúng trong vùng đi bầu, phe cộng sản lại còn mất đi một số lượng cử tri quan trọng, có thể đến 680.000 lá phiếu. Nhà chính trị học Vadim Karassev, thuộc Viện Chiến lược Quốc tế ở Kiev, khẳng định : « Cơ hội để các đại biểu cộng sản vào được Quốc hội là không nhiều ».
Tại Zaporijia, thành phố công nghiệp nói tiếng Nga, nơi đảng Cộng sản có số cử tri lớn, ông Babourine muốn tin vào may mắn của mình và bác bỏ kết quả thăm dò. Ông nói : « Với tình trạng truy bức và xu thế chống cộng tại Ukraina hiện nay, người dân sợ không dám nói sẽ bầu cho ai ».
Babourine kể lại sự khốn khổ mà bức tượng bán thân bằng đồng của Stalin đang ngự trị trên bậc thềm bên ngoài văn phòng ông, phải chịu đựng: « Trước hết họ chặt đầu bức tượng, rồi họ đặt chất nổ làm nổ tung chiếc đầu ». Rốt cuộc ông phải đem giấu bức tượng phía sau các pa-nô kim loại.
Đối với ông Karassev, đảng Cộng sản nếu muốn tiếp tục hiện diện trong một Ukraina mà dân tộc chủ nghĩa đang bùng phát, cần phải giữ khoảng cách với Lênin và Stalin. Ông giải thích : « Đảng Cộng sản bị chỉ trích chủ yếu ở việc thân Nga hơn là thân Ukraina », chứ không phải vì những tư tưởng cánh tả. Những người cộng sản phải đối mặt trước gió bão : rất nhiều người Ukraina quay lưng lại với quá khứ Xô viết có chung với Nga, mà theo họ đang đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước với sự hỗ trợ của quân nổi dậy.
Các biểu tượng của Liên Xô cũ đặc biệt nằm trong tầm ngắm. Đất nước Ukraina vốn mừng ngày thành lập quân đội cùng lúc với Nga, vào một thời điểm thừa hưởng từ thời Xô viết, nay vừa mới thay đổi. Từ nay người Ukraina sẽ mừng riêng ngày thành lập quân đội quốc gia (UPA) – đã chiến đấu giành độc lập cho đến thập niên 50, và theo các nhà sử học, đã hợp tác với Đức quốc xã.
Các bức tượng Lênin, hiện diện trên nhiều quảng trường ở Ukraina, đã bị hạ bệ. Tại Kharkov, thành phố lớn nói tiếng Nga nằm gần biên giới nước Nga, bị những cuộc biểu tình của phe ly khai khuấy động hồi mùa xuân, những tượng Lênin lớn nhất đã gục ngã vào cuối tháng 09/2014, do những người biểu tình dân tộc chủ nghĩa tấn công.
Thế nên bức tượng lớn nhất của nhà lãnh đạo Xô viết tại Ukraina, bây giờ nằm ở Zaporijia, nhìn xuống Dniepr. Trong tháng này, các nhà tranh đấu đã mặc cho tượng một chiếc áo sơ-mi thêu kiểu truyền thống Ukraina (vychivanka), đang lại trở thành mốt.
Tại chỗ, những người đi dạo quan sát cảnh tượng một cách thú vị, và chụp hình trước tác phẩm điêu khắc này. Antonina, đôi má có vẽ lá cờ Ukraina, mỉm cười : « Một số người muốn hạ bệ Lênin, số khác muốn tượng này vẫn ở chỗ cũ. Đây là một thỏa thuận ». Còn đảng Cộng sản ? Người phụ nữ trung niên dứt khoát : « Chẳng còn ai cần đến cái đảng ấy nữa, đã tuyệt chủng rồi. Cứ để những ông già, bà già bầu cho họ ».

http://vi.rfi.fr/goodbye-lenin//

Ukraina: Người biểu tình hạ bệ tượng Lênin tại Kiev

mediaNgười biểu tình Ukraina lật nhào và đập vỡ tượng Lênin tại Kiev, 08/12/2013REUTERS
Quốc tế kêu gọi chính quyền Ukraina đối thoại với người biểu tình. Kiev đồng ý đối thoại với phe đối lập. Hôm qua 08/12/2013, hàng trăm ngàn người đã biểu tình đòi Tổng thống Ianoukovitch từ chức. Ban tổ chức đưa ra con số 1 triệu người biểu tình tại Kiev. Còn theo các nguồn tin độc lập, thì đã có từ 300.000 đến 500.00 hưởng ứng kêu gọi của phe đối lập.
Ở Kiev, người biểu tình hạ bệ tượng Lênin. Pho tượng cao ba thước rưỡi này đã được dựng lên từ năm 1946. Tượng bị gẫy cụt đầu trong tiếng reo hò mừng rỡ của đám đông.
Đặc phái viên RFI tại Kiev, Anastasia Becchio, tường trình :
« Người ta dùng búa, đập vào pho tượng khổng lồ của Lênin vừa bị hạ bệ. Hàng trăm người tò mò bao quanh.
Một người biểu tình chụp một bức ảnh làm kỷ niệm. Ông nói : ‘Lênin là biểu tượng của hận thù, vì vậy chúng tôi hạ bệ và phá hủy tượng ông ta’. Mọi người reo hò tán đồng quan điểm trên.
Một phụ nữ có mặt gần đó đưa ra cùng nhận định. Bà nói : ‘Ukraina đang trải qua một cuộc cách mạng. Hạ bệ tương đài của Lênin là lật đổ một tay bạo chúa’. Một người thứ ba giành được một mảnh vỡ của pho tượng. Một vị dân biểu có mặt trong đám đông nhận xét : « Lênin là người đầu tiên lập ra những trại cải tạo. Làm sao có thể chấp nhận để tượng Lênin sừng sững đứng giữa lòng thủ đô Ukraina ?
Người dân Kiev hãnh diện là đã lật đổ được một biểu tượng. Tiếc là người biểu tình không gửi được đến tay Tổng thống Nga một mảnh vỡ của pho tượng này. Ông Putin nên thu về những mảnh tượng vỡ. Ukraina không cần đến những thứ đó’. Đám đông không biết xử lý những mảnh vỡ từ pho tượng Lênin ra sao. Một phụ nữ khoác cờ Châu Âu trên người đề nghị hãy đem bán đấu giá, để lấy tiền tài trợ cho phong trào nổi dậy Ukraina ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131209-ukraina-nguoi-bieu-tinh-ha-be-tuong-lenin-tai-kiev/

Ukraina : Ai đã chặt đầu tượng Lênin ?

mediaNgười biểu tình Ukraina thân Châu Âu lật nhào tượng Lênin, tại Kiev, 08/12/2013REUTERS/Gleb Garanich
Về những diễn biến căng thẳng tại Ukraina, nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đang giằng xé giữa Nga và Châu Âu, báo Le Monde có một phóng sự đáng chú ý : « Ukraina : Ai đã chặt đầu tượng Lênin ? ». Cuộc điều tra của Le Monde rút cục không cho phép xác định được bất cứ dấu vết nào của thủ phạm vụ cắt đầu bức tượng. Nhưng qua những gặp gỡ với các lãnh đạo chính trị và dân chúng địa phương, phóng sự đã cho thấy một thái độ thờ ơ phổ biến đối với Lênin - nhân vật một thời rất được sùng bái. Biến cố diễn ra hết sức lặng lẽ tại Kotovsk, một thành phố nhỏ thuộc khu vực nói tiếng Nga của Ukraina, tưởng như không có gì đặc sắc đã được Le Monde khai thác để đưa độc giả trực diện với những mâu thuẫn xã hội sâu sắc tại một khu vực tưởng như hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của nước Nga.
Một buổi sáng đầu tháng 12, tin về bức tượng Lênin, nằm tại công viên « Công nhân viên ngành đường sắt » ở Kotovsk, bị cắt đôi được thông báo. Ngày hôm trước, một bức tượng Lênin tương tự tại Kiev cũng chịu cùng số phận. Nếu như đảng Svopoda – một đảng dân tộc chủ nghĩa triệt để - đứng ra nhận tránh nhiệm trong vụ cắt tượng Lênin tại thủ đô Kiev, thì không khí im lặng bao trùm lên vụ cắt tượng thứ hai tại thành phố nhỏ vẫn được coi là trung thành với nước Nga.
Kể từ sau vụ bức tượng Lênin đầu tiên bị lật nhào vào năm 1989, hai năm trước khi Liên Xô tan rã và Ukraina tuyên bố độc lập, gần như tất cả tượng Lênin tại miền tây Ukraina đã bị xóa sổ. Nhưng tại miền nam Ukraina nói tiếng Nga, còn rất nhiều tượng của lãnh tụ cộng sản này. Riêng tại Kotovsk, có đến ba bức tượng, hoặc nói chính xác « hai bức tượng rưỡi », sau khi bức tượng kể trên bị cắt làm đôi, theo nhận xét của Le Monde.
Phần trên của bức tượng bị cắt được tìm thấy không xa nơi đặt tượng. Các mẩu sắt lòi ra khỏi đầu bức tượng, do rơi từ trên cao xuống, « cánh tay phải của lãnh tụ trước đây chỉ về hướng tương lai sáng lạn, thì nay chỉ về phía một nhà kho đường sắt chìm trong sương mù, cách đấy khoảng chừng trăm mét ». Phần còn lại của bức tượng « của nhà cách mạng cộng sản » có lẽ đã có thể trở thành một « tác phẩm nghệ thuật mang tính cách mạng », như nhận xét của đặc phái viên Le Monde. Khi được hỏi về sự kiện tượng Lênin bị cắt đôi, thị trưởng thành phố Kotovsk – nguyên là một đảng viên cộng sản và hiện là thành viên đảng cầm quyền « Các vùng » thân Nga – bình luận : « Quý vị hãy nói ít về Lênin thôi ! Hãy nhấn mạnh rằng thành phố của chúng tôi đang mở rộng cửa cho các đầu tư nước ngoài ! ».
Kotovsk cách Kiev khoảng 400 km, nhưng cuộc hành trình tới thủ đô của những người thuộc phe đối lập ở Kostovsk là hết sức gian truân. Cách nay 2 tuần, một nhóm khoảng 30 người của đảng đối lập Batkivchtchina (đảng « Tổ quốc » của cựu Thủ tướng Timochenko) định khởi hành đi Kiev để tham gia vào cuộc biểu tình chống chính phủ, nhưng rút cục đoàn không lên đường được vì bị ngăn cản. Lãnh đạo địa phương của đảng đối lập Batkivchtchina tỏ ý hài lòng về vụ tấn công nhắm vào bức tượng Lênin. Hơn nữa ông còn muốn hạ bệ cả các pho tượng Kotovsk, tức Grigori Kotovsk - một tư lệnh Hồng quân thời nội chiến Nga đầu những năm 1920, mà hiện nay thành phố này mang tên (Grigori Kotovsk được biết đến như một người có quá khứ tội phạm tại Moldavia).
Cuộc truy tìm dấu vết thủ phạm cắt đôi bức tượng Lênin đưa phóng viên Le Monde tới gặp những con người, có những thái độ hết sức khác biệt về lịch sử Ukraina và xã hội Ukraina hiện tại. Một đảng viên cộng sản kỳ cựu, một cụ bà 87 tuổi, với những năm tháng hạnh phúc thời xô viết, chỉ duy nhất cảm thấy bất hạnh khi bị những người dân tộc chủ nghĩa miền Tây mắng chửi là « kẻ chiếm đóng » và cho rằng thủ phạm cắt tượng Lênin là đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda… Tuy nhiên, rất khó tìm được những người thuộc đảng Svoboda ở Kotovsk có một thái độ rõ ràng về chuyện này, ngoại trừ một nhà văn ở độ tuổi tứ tuần. Le Monde tìm gặp được nhà văn nói trên gần một bức tượng đài nhỏ bé và nằm xa trung tâm, được dựng lên cách đây khoảng 2, 3 năm để tưởng niệm các nạn nhân của nạn đói lớn do chính quyền Liên Xô gây ra trong những năm 1930, bức tượng đài mà thị trưởng thành phố không hề muốn đóng góp dù chỉ một xu nhỏ… Trong khi đó, nhiều thanh niên thành phố Kotovsk thì không hề muốn nói đến chính trị, và an phận với cuộc sống nhỏ bé hiện tại…

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131227-ukraina-ai-da-cat-doi-tuong-lenin/

Lính dù Mỹ huấn luyện quân đội Ukraina

Hoa KỳQuân độiChâu ÂuUkrainaQuốc tế

Lính dù Mỹ huấn luyện quân đội Ukraina

mediaTổng thống Ukraina Porochenko tại buổi lễ tiếp nhận vũ khí không sát thương của Mỹ ngày 25/03/2015.REUTERS/Gleb Garanich
Bộ trưởng Nội vụ Ukraina thông báo kể từ ngày 20/04/2015, 290 lính dù của Mỹ sẽ đào tạo cho lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraina tại miền Tây nước này, một hành động có nguy cơ chọc giận Matxcơva.
Trên trang mạng xã hội Facebook cá nhân, ngày 30/03/2015, bộ trưởng Nội vụ Ukraina, Arsen Avakov cho biết chương trình đạo tạo sẽ diễn ra tại căn cứ Iavoriv, thuộc tỉnh Lviv, sát biên giới Ba Lan.
Theo dự kiến, trong 8 tuần lễ, lính dù của Mỹ sẽ huấn luyện cho khoảng 900 Vệ binh Quốc gia Ukraina, trực thuộc bộ Quốc phòng. Trong số những người sẽ được đào tạo, có cả những tình nguyện viên từng tham gia phong trào dân chủ Maidan.
Ngoài ra, vẫn theo ông Avakov, trong khuôn khổ chương trình nói trên, hai bên sẽ tổ chức nhiều cuộc thao dượt chung. Những việc hợp tác quân sự giữa Mỹ và Ukraina có khả năng khiến Nga thêm phẫn nộ.
Matxcơva luôn tố cáo Washington dật giây cuộc nổi dậy ở Maidan năm 2014. Cuộc cách mạng Maidan đã dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền tổng thống Viktor Ianoukovitch thân Nga vào tháng 2/2014, Matxcơva giành lại bán đảo Crimée và xung đột kéo dài ở miền Đông Ukraina.

http://vi.rfi.fr/20150330-my-ukraina//

Quốc hội Mỹ yêu cầu hành pháp cung cấp vũ khí cho Ukraina

mediaTên lửa phòng thủ Patriot của Mỹ.REUTERS/Franciszek Mazur/Agencja Gazeta
Trong cuộc biểu quyết ngày 23/03/2015, Hạ viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết thúc giục Tổng thống Barack Obama viện trợ vũ khí “sát thương” cho Ukraina để chống Nga “xâm lược”. Lập pháp Mỹ gây thêm sức ép theo chiều hướng của giới quân sự.
Nghị quyết 348-48 đã được đại đa số dân biểu hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thông qua, gây thêm sức ép đòi hành pháp dứt khoát cung cấp súng đạn, vũ khí nặng và trang thiết bị quân sự cho quân đội chính phủ Ukraina. Nội dung nghị quyết thúc giục tổng thống Obama giúp Ukraina “vũ khí sát thương để tự vệ và bảo toàn lãnh thổ trước cuộc chiến tranh xâm lược không chính đáng của liên bang Nga”.
Quốc hội Mỹ gia tăng sức ép trong bối cảnh Washington loan báo ngay trong tháng này sẽ viện trợ cho Kiev 75 triệu đô la trang thiết bị quân sự “không thuộc loại sát thương”. Tuy nhiên, theo phân tích của tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ trước Ủy ban Quân lực Thượng viện, thì Mỹ bắt buộc phải xem xét việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina. Bản thân Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cũng tuyên bố “nghiên theo” nhận định này.
Theo AFP, đại đa số dân biểu Mỹ đồng ý tăng cường ủng hộ Ukraina trong lãnh vực quân sự mà theo nhận định của chủ tịch Hạ viện John Boehner, nếu chính phủ Mỹ không phản ứng mạnh thì không thể ngăn chận được cuộc xâm lăng của Nga.
Dân biểu đảng Dân chủ Eliot Engel, tác giả nghị quyết vận động các dân biểu đồng viện đừng tiếp tục xem cuộc chiến Ukraina như là “khủng hoảng ở phương xa”. Ông nhấn mạnh cuộc chiến này đã làm nhiều ngàn nạn nhân tử vong, hàng chục ngàn người bị thương với hơn 1 triệu người tỵ nạn và bắt đầu đe dọa ổn định tại Châu Âu.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150324-my-ukraina-vu-khi/

Mỹ do dự về việc trang bị vũ khí cho Ukraina

mediaTổng thống Mỹ do dự trước khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraina.REUTERS/Larry Downing
Có nên cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina để giúp quân đội nước này chống phiến quân ly khai thân Nga ? Đây là vấn đề đang gây tranh luận sôi nổi tại Hoa Kỳ, nhưng hiện giờ chính quyền Obama còn do dự.
Hoa Kỳ vẫn tố cáo Nga trang bị vũ khí cho phiến quân ly khai ở miền Đông Ukraina ( điều mà Matxcơva vẫn bác bỏ), nhưng cho tới nay Washington loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho Kiev, mà chỉ trợ giúp Ukraina các thiết bị không sát thương như áo chống đạn, thiết bị y tế và radar.
Hôm Chủ nhật vừa qua, tờ New York Times lần đầu tiên đã nêu lên việc chính quyền Obama dự trù cung cấp vũ khí cho Ukraina. Đến hôm qua, nhiều chuyên gia thân cận với Nhà Trắng, trong đó có bà Michèle Flournoy, nguyên là nhân vật số 3 của Lầu Năm Góc và ông Ivo Daalder, cựu đại sứ Mỹ bên cạnh khối NATO, đã ký chung một báo cáo công khai kêu gọi cung cấp vũ khí « phòng thủ » cho Ukraina.
Báo cáo này nói rõ : « Điều đó có nghĩa là phải trợ giúp quân sự trực tiếp cho Ukraina, với những số tiền cao hơn số tiền cung cấp cho tới nay và bao gồm cả những vũ khí phòng thủ « sát thương » để Ukraina có thể tự vệ. »
Các chuyên gia nói trên đề nghị ngay từ năm 2015 Hoa Kỳ cung cấp 1 tỷ đôla vũ khí, đặc biệt là các thiết bị như radar diệt pháo, máy bay không người lái, dụng cụ phá sóng, cũng như các vũ khí như tên lửa diệt tăng, nhằm ngăn chận mọi cuộc tấn công mới của Nga vào Ukraina.
Hôm qua, một quan chức Lầu Năm Góc xác nhận là họ đang thảo luận về khả năng cung cấp vũ khí phòng thủ, thiết bị phòng thủ cho Ukraina. Về phần phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Jennifer Psaki tuyên bố thận trọng hơn : « Hiện chưa có phương án nào được đưa ra bàn bạc, nhưng chúng tôi không loại trừ một khả năng nào. Chúng tôi vẫn đang thảo luận ».
Bà Psaki đọc một thông cáo đã được soạn thảo rất kỹ lưỡng : « Chúng tôi tiếp tục xem xét cách thức nào là tốt nhất để trợ giúp Ukraina. Mục tiêu của chúng tôi vẫn là đạt được một giải pháp thông qua con đường ngoại giao. Và chúng tôi vẫn liên tục xem xét những phương án khác cóthể giúp đạt đến một giải pháp thương lượng cho cuộc khủng hoảng. »
Về phần ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, thì tuyên bố trên đài truyền hình CNN rằng cung cấp thêm vũ khí cho Ukraina « không phải là một giải pháp cho khủng hoảng Ukraina ».
Tóm lại, mặc dù chỉ trích Matxcơva rất nặng nề, nhưng Washington vẫn cố tránh cho quan hệ Mỹ-Nga xấu đi thêm. Hiện giờ, chính quyền Obama chủ trương tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế và cố gắng duy trì một mặt trận thống nhất giữa Hoa Kỳ với châu Âu đối đầu với Nga.
Washington cũng kêu gọi quốc tế gia tăng trợ giúp tài chính cho Ukraina. Ngoại trưởng John Kerry sẽ đến Kiev vào ngày 05/02/2015 để bày tỏ sự ủng hộ này.

http://vi.rfi.fr/20150203-my-ukraina//

Lính Nga tại Ukraina : Vladimir Putin giấu đầu lòi đuôi


NgaUkrainaQuốc tếXung độtLy khaichiến sựPhân tích

Lính Nga tại Ukraina : Vladimir Putin giấu đầu lòi đuôi


mediaẢnh do Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp cho thấy sự hiện diện của lính Nga tại Ukraina.State Department
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã trao tặng cho một vài đơn vị quân đội một danh hiệu cực kỳ cao quý mà trong thời Đệ nhị Thế chiến, chỉ dùng để ban thưởng cho những đơn vị được cho là anh hùng. Quyết định này đã làm dấy trở lại câu hỏi là phải chăng đó là những đơn vị đã tham chiến tại Ukraina, điều mà Mátxcơva luôn phủ nhận. Và nếu đúng là như vậy, thì rõ ràng là ông Putin đã giấu đầu, nhưng lại để lòi đuôi.
Trong một bản tin đề ngày 27/03/2015, hãng tin Pháp AFP ghi nhận là trong tuần này, Tổng thống Nga đã ban danh hiệu « Vệ binh » cho hai lữ đoàn kỵ binh không vận và một trung đoàn thông tin. Dưới thời Stalin, danh hiệu « Vệ binh » đã được trao cho những đơn vị Hồng quân Liên Xô đặc biệt dũng cảm trong việc ngăn chặn bước tiến của Đức quốc xã vào năm 1941.
Đối với giới quan sát, Bộ Quốc phòng Nga vẫn luôn khẳng định rằng danh hiệu « Vệ binh » này không được trao cho các đơn vị quân sự « trong thời bình », do đó việc trao tặng danh hiệu đó vào lúc này có thể là một sự thừa nhận ngầm rằng quân đội Nga đã chiến đấu ở miền Đông Ukraina.
Theo sắc lệnh của ông Putin, các lữ đoàn không kỵ 11 và 83 cùng với trung đoàn thông tin 38 được vinh danh vì chủ nghĩa anh hùng tập thể và lòng dũng cảm đã thể hiện « trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc và lợi ích đất nước ». Các từ ngữ được sử dụng để vinh danh các đơn vị nói trên khá lạ lùng, vì lẽ trên nguyên tắc, theo quan điểm chính thức, nước Nga hiện không can dự vào bất kỳ một cuộc xung đột quân sự nào.
Khi bị chất vấn, ông Dmitry Peskov phát ngôn viên Tổng thống Putin đã phủ nhận mọi liên hệ giữa danh hiệu được trao với việc lính Nga tham chiến tại Ukraina, và cho rằng danh hiệu đó có thể liên quan đến các nhiệm vụ trước đó. Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Peskov giải thích rằng các đơn vị được khen thưởng đã tham gia vào các hoạt động khác nhau từ thời Xô viết, và có đơn vị đã từng phục vụ ở vùng Kafkaz bất ổn.
Về phần mình, Bộ Quốc phòng Nga từ chối bình luận, nhưng chuyên gia quân sự nổi tiếng về Nga là Igor Sutyagin khẳng định rằng ba đơn vị được vinh danh đã tham chiến ở miền đông Ukraina, và danh hiệu cao quý đó đã được trao tặng để cổ vũ tinh thần cho lực lượng không kỵ của Nga. Theo chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu RUSI của Anh này, từng làm gián điệp tại Nga, thì hai lữ đoàn không kỵ được vinh danh đều đã chiến đấu tại Ukraina, và cả hai đều đã bị tổn thất, thậm chí tổn thất nặng nề.
Trong một báo cáo gần đây dựa trên những gì mà ông gọi là " nguồn mở ", chuyên gia Sutyagin khẳng định rằng các lữ đoàn 11, đồn trú ở thành phố Ulan-Ude vùng Siberia, là một trong những đơn vị Nga thường xuyên chiến đấu ở Ukraina vào tháng Hai. Còn trả lời AFP qua email, ông Sutyagin cho biết là Lữ đoàn 83, đặt căn cứ tại thị trấn Ussuriisk gần Vladivostok, thì đã qua tham chiến ở Ukraina « trước tháng Hai một chút ».
Theo nhà phân tích chính trị độc lập Alexander Konovalov, khi vinh danh các đơn vị nói trên, ông Putin có lẽ muốn duy trì uy tín của mình trong quân đội, cho dù việc này có thể tiết lộ sự kiện đó là số lính Nga đang tham chiến tại Ukraina.
Ngay cả Igor Korotchenko, một nhà báo cực kỳ ủng hộ ông Putin, biên tập viên của một tạp chí quốc phòng luôn phủ nhận việc lính Nga chiến đấu tại Ukraina, cũng phải cho rằng danh hiệu Vệ binh là một sự thừa nhận đóng góp của các đơn vị và : « Điều đó có nghĩa là họ đã thực thụ thi hành nhiệm vụ ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150328-nga-ukraina/


NATO : lính Nga chết ‘‘rất nhiều’’ tại miền đông Ukraina


mediaXe tăng phe ly khai trên đường tới Debaltseve (miền đông Ukraina), nơi diễn ra nhiều trận đánh dữ dội, mà nhiều người cho rằng có bằng chứng can thiệp quân sự Nga. .REUTERS/Maxim Shemetov
Hôm qua 05/03/2015, trong cuộc họp với các nghị sĩ Châu Âu, trợ lý Tổng thư ký NATO tuyên bố binh sĩ Nga tử trận « rất nhiều » tại miền đông Ukraina. Đại diện NATO cáo buộc Matxcơva muốn dùng quân đội mở rộng lãnh thổ.
Tại Riga, thủ đô Latvia, ông Alexander Vershbow, trợ lý của NATO - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương khẳng định « ngày càng có nhiều bằng chứng là hoạt động quân sự của Nga tại Ukraina ngày càng ít được công luận Nga ủng hộ, trong khi các lãnh đạo Nga ngày càng ít có khả năng che dấu thực tế là binh sĩ Nga tham chiến và tử trận với số lượng rất nhiều tại miền đông Ukraina ». Theo Trợ lý Tổng thư ký NATO, Nga « vi phạm luật pháp quốc tế » và đang chuẩn bị « dùng vũ lực thay đổi đường biên giới », để thiết lập các vùng ảnh hưởng tại các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Việc binh sĩ Nga có mặt hay không tại miền đông Ukraina, và vai trò của Nga trong cuộc xung đột khiến hơn 6.000 người thiệt mạng từ một năm trở lại đây (theo số liệu của Liên Hiệp Quốc), là chủ đề gây tranh luận dữ dội từ nhiều tháng nay. Trong những tuần gần đây, Phương Tây đe dọa loạt trừng phạt mới, nếu phe ly khai với sự hậu thuẫn của Nga vi phạm thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2. Lãnh đạo Ngoại giao và An ninh Châu Âu Federica Mogherini nhắc lại điều này tại Riga, khi bà tham dự cuộc họp không chính thức của các Ngoại trưởng Liên Âu. Federica Mogherini cũng nhấn mạnh đến việc cần phải tăng cường các phương tiện cho Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), được giao nhiệm vụ giám sát thỏa thuận ngừng bắn.
Một cuộc họp của đại diện nhóm bốn nước Nga, Ukraina, Đức và Pháp diễn ra tại Berlin hôm nay để theo dõi việc tuân thủ Minsk 2.
Cũng hôm nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du tới Kiev. Chính quyền Ukraina liên tục đề nghị Washington cấp vũ khí để kháng cự lại phe nổi dậy, được Nga hậu thuẫn.
Binh sĩ Nga đầu tiên chiến đấu tại Donbass lên tiếng công khai
Vẫn liên quan đến vấn đề sự hiện diện của quân đội Nga tại Donbass, lần đầu tiên có nhân chứng sống lên tiếng, theo tuần báo độc lập Nga Novaia Gazeta, được La Croix ngày 03/03/2015 dẫn lại. Một binh sĩ Nga 20 tuổi dưỡng thương tại một bệnh viện, sau trận đánh ác liệt tại thành phố Debaltseve (Ukraina). Quân nhân Dorzhi Batomkunuev kể lại anh được điều động vào một đơn vị thiết giáp tại Siberi ngày 25/12/2013, và sau đó đã được đưa sang Donbass, trong chuyến vượt biên giới Nga – Ukraina hồi đầu tháng 2/2015. Các binh sĩ trên 31 xe tăng của lữ đoàn đều biết chính xác nhiệm vụ của mình. Phần lớn binh lính trong đơn vị nói trên thuộc cộng đồng người thiểu số Buryat, miền nam Siberi.
Hôm nay, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có cuộc họp về khủng hoảng miền đông Ukraina, theo đề nghị của Litva. Kể từ khi xung đột bùng nổ, Hội đồng Bảo an đã có khoảng 30 cuộc họp về vấn đề này, mà phần lớn không đạt kết quả, do quan điểm đối ngược giữa các nước Phương Tây và Nga, thành viên thường trực có quyền phủ quyết.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150306-nato-linh-nga-chet-%E2%80%98%E2%80%98rat-nhieu%E2%80%99%E2%80%99-tai-mien-dong-ukraina/


Mỹ tố cáo có 12.000 quân Nga hỗ trợ phe nổi dậy Đông Ukraina


mediaNgoài 12.000 quân hỗ trợ phe nổi dậy, Nga còn triển khai 50.000 quân dọc biên giới với Ukraina - Reuters
Theo Reuters, hôm qua 03/03/2015, chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ tại châu Âu, tướng Ben Hodges tố cáo có khoảng 12.000 quân Nga được tăng cường để hỗ trợ cho quân nổi dậy ở miền Đông Ukraina.
Phát biểu tại Berlin, tư lệnh Mỹ Ben Hodges cho biết đội quân Nga nói trên được huy động hỗ trợ phe ly khai Ukraina bao gồm các cố vấn quân sự, chuyên gia về vũ khí và binh sĩ chiến đấu. Ông Ben Hodges cũng nêu con số hiện có khoảng 29.000 quân Nga đóng tại Crimée kể từ sau khi bán đảo này được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3 năm ngoái.
Ngoài ra Nga còn triển khai 50.000 quân dọc biên giới với Ukraina để sẵn sàng hỗ trợ trong trường hợp lực lược nổi dậy bị thất trận trước quân đội của Kiev.
Kiev và phương Tây vẫn liên tục đưa ra các bằng chứng tố cáo Nga đưa quân tham chiến hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở miền đông Ukraina. Tuy nhiên Nga vẫn luôn khẳng định không liên quan gì đến quân ly khai.
Theo nguồn tin của phủ Tổng thống Pháp, sau cuộc điện đàm hôm qua giữa lãnh đạo các nước Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Ý và Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Tổng thống Barack Obama, François Hollande và Thủ tướng Đức đã nhất trí quan điểm phương Tây sẽ « phản ứng mạnh » trong trường hợp lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraina bị phá vỡ.
Đồng thời, lãnh đạo các nước phương Tây kêu gọi tăng cường vai trò giám sát ngừng bắn của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu OSCE.
Trước đó, phủ Tổng thống Ukraina khẳng định đã có được chấp thuận của Berlin, Paris và Matxcơva cho triển khai các quan sát viên của OSCE trên các điểm nóng trong vùng xung đột.
Trong một diễn biến khác có liên quan, tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ ngỏ ý ủng hộ việc Hoa Kỳ cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraina trong khuôn khổ của NATO.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150304-my-to-cao-co-12000-quan-nga-ho-tro-phe-noi-day-dong-ukraina/

Ukraina : Bằng chứng Nga ủng hộ phe nổi dậy

mediaKhói bốc lên phía trên sân bay quốc tế Donetsk, do quân nổi dậy chạm trán với quân chính phủ Ukraina, 09/11/2014.REUTERS/Maxim Zmeyev
Hồ sơ nóng Ukraina tiếp tục thu hút báo chí Pháp hôm nay. Hầu hết các tờ báo lớn như Le Figaro, Le Monde, Libération, Les Echos, La Croix…đều chạy tựa về hồ sơ này trên trang nhất, báo động tình hình căng thẳng tại miền đông Ukraina và đưa ra những bằng chứng cho việc can thiệp của Nga vào chiến trường Ukraina.
Liên Hiệp Quốc đã có cuộc họp khẩn về tình hình Ukraina vào tối thứ Tư và ở đó người ta đã nghe vang lên những lời lo ngại « một cuộc chiến tranh toàn diện » tại miền đông Ukraina. Đây đã là cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an về Ukraina lần thứ 26, kể từ khi nước này lâm vào khủng hoảng từ một năm nay.
Các tờ báo đều cho hay, có thông tin cho rằng, quân nổi dậy sẽ mở đợt tấn công tổng lực vào Chủ nhật tới. Còn trên hiện trường, theo thống kê mới nhất, thì hôm qua đã có 4 quân nhân thuộc chính phủ Ukraina thiệt mạng và 18 người bị thương.
Nhật báo La Croix dành một bài chạy tựa « Ngày càng nhiều bằng chứng của một cuộc xâm lược của Nga trên lãnh thổ Ukraina ». Tờ báo thuật lại nội dung báo cáo của nhóm quan sát của Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) trên hiện trường. Nhóm quan sát này gồm có 261 quan chức dân sự đến từ 40 quốc gia.
Nhóm báo cáo cho biết đã có nhiều xe tải không biển số chở nhiều vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga vào lãnh thổ miền Đông Ukraina. Đặc biệt, nhóm này nhìn thấy 9 xe tăng chiến đấu loại T-72 và T-64 của Nga. Tờ báo đăng kèm theo hình ảnh xe tăng Nga tiến vào lãnh thổ Ukraina để minh chứng.
Theo nhóm quan sát thì hàng chục xe tải hạng nặng ZIL được phát hiện và không có biển số. Phe nổi dậy ở vùng Donetsk tuyên bố là vũ khí của họ có được là nhờ vào việc họ chiếm được các kho vũ khí của quân đội Ukraina trong khu vực. Thế nhưng, theo La Croix thì quân đội Ukraina xưa nay không sở hữu loại xe tăng T-72, còn xe tải Zil thì chỉ được sản xuất ở Matxcova.
Chỉ huy trưởng liên quân NATO tại Châu Âu cũng đã tuyên bố : « Chúng tôi đã nhìn thấy nhiều đoàn xe vận chuyển trang thiết bị quân sự của Nga, xe tăng Nga, thiết bị phòng không Nga, những khấu pháo Nga, và những đoàn quân chiến đấu Nga xâm nhập lãnh thổ Ukraina ». La Croix nhắc lại, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 8 rồi NATO đưa ra những chỉ trích như vậy.
Phía Nga đã lên tiếng bác bỏ những thông tin đó. Còn chính phủ Kiev thì từ một tuần nay đã lên tiếng tố cáo Nga xâm phạm lãnh thổ Ukraina. Còn theo La Croix, thì những cáo buộc trên là có thể đúng bởi nó giống với những gì từng diễn ra ở vùng Crimée và đó cũng là chiến lược của Nga.
Bàn thêm về chiến lược của Nga, La Croix nhắc lại, hồi đầu năm 2013, tham mưu trưởng liên quân Nga là tướng Valéry Guerassimov đã cho đăng bài báo bàn về chiến lược quân sự sắp tới của Nga. Theo đó sẽ không còn là những trận chiến đối đầu trực diện hay những trận đánh lớn, mà sẽ sử dụng đặc công hay các lực lượng đặc nhiệm hành động một cách không kèn không trống để không ai có thể nhận diện được, sẽ sử dụng và trang bị cho những người địa phương. Và ông gọi đó là « chiến tranh phi tuyến tính » hay là « chiến tranh lai tạp ».
La Croix nhận thấy chiến lược đó đang được Nga áp dụng tại Ukraina. Đó là việc Nga ra sức gây sức ép với chính quyền mới của Kiev bằng mọi cách : quân sự, kinh tế, và thậm chí là truyền thông thông, qua việc cho phát thường xuyên trên các kênh truyền hình của Nga vốn được người vùng Donbass ưa thích để đưa những thông tin làm mất uy tín chính quyền Kiev.
Quan điểm này cũng được tờ Le Figaro chia sẻ. Tờ báo nhận định, rất ít có khả năng việc xảy ra chiến tranh trực diện giữa Nga và Ukraina. Tờ báo dẫn một nguồn tin quân sự phương Tây cho rằng : « Đối với Nga, nước này rất khó để biện minh cho một hành động quân sự quy mô. Bởi vậy mà ông Putin đang chơi một ván bài bịp. Đó là dùng mọi biện pháp hăm dọa ông Porochenko, để ép ông này ngồi vào bàn đàm phán, và để đạt được một hành lang tiếp tế cho vùng Crimée trong mùa đông này, đó là mục tiêu chiến lược của ông Putin ».
Thực lực của quân đội Ukraina ?
Trong bối cảnh người ta đang lo ngại « một cuộc chiến tranh tổng lực » xảy đến ở khu vực miền Đông Ukraina, thì một câu hỏi lớn được đặt ra : thực lực quân đội Ukraina như thế nào ? . Libération đăng bài trả lời rằng : « Quân đội Kiev vẫn trong thời kỳ hồi sức ».
Tờ báo cho hay, ý kiến về thực lực của quân đội Ukraina hiện khá không thống nhất. Đối với Tổng thống Ukraina, Petro Porochenko, thì ông này tỏ vẻ lạc quan. Tờ báo nhắc lại, hồi đầu tháng Chín rồi, ông cho rằng chính phủ Kiev đã giành được thắng lợi khi ký Thỏa thuận Minsk mà một trong những nước ký kết là Nga. Ông Porochenko cho rằng, với thỏa thuận đó đã chấm dứt « sự tấn công của kẻ thù » và mang lại sự ổn định cho vùng mặt trận bao gồm cả sân bay Donetsk, giải thoát được 1.500 tù binh, chăm sóc được người bị thương, có thời gian để sữa chữa trang thiết bị quân sự và nhận trang thiết bị mới.
Rồi trong một chuyến thăm đến miền đông Ukraina, ông Porochenko tuyên bố rằng, các tập đoàn quốc phòng của Ukraina, ở miền Tây lẫn miền Đông, có đủ khả năng sửa chữa các thiết bị giành cho mặt trận, và « những vũ khí chính xác, các phương tiện do thám và hệ thống kiểm soát đã được bàn giao »…
Thế nhưng, ngược lại sự lạc quan đó của ông Porochenko, Libération tỏ ra lo ngại cho tiềm lực quân sự của Ukraina. Tờ báo cho biết, quân đội Ukraina có khoảng 70.000 người, nhưng quân đội này đã bị suy yếu nhiều từ cái thời Tổng thống bị phế truất Viktor Ianoukovitch. Hồi đầu năm, quân đội này đã không bắn được một phát súng nào khi Nga lấn tới sáp nhập vùng Crimée. Hiện tại, theo Libération, quân đội vẫn đang trong tình trạng « hồi sức ». Và phía chính phủ Kiev đã cho thay tới bốn lần Bộ trưởng Quốc phòng.
Trong khi đó, ngoài mặt trận, quân đội Kiev đang tập trung sức lực bảo vệ thành phố Marioupol với nhiều trang thiết bị quân sự hiện đại. Thành phố cũng đã được bao bọc bởi ba tuyến phòng thủ. Thế nhưng, ngay cả Tổng thống Porochenko cũng phải thừa nhận một điều như Libération trích dẫn : Hiện tại, Ukraina thậm chí còn « không dám mơ » tới vũ khí có mức độ chính xác cao.
Biểu tình Hồng Kông : Nguyên nhân xã hội
Hồng Kông vẫn tiếp tục nóng với hồ sơ biểu tình. Nguyên nhân biểu tình thì hơn một tháng nay báo chí đã tốn nhiều giấy mực: đó là tuổi trẻ Hồng Kông muốn được bầu cử tự do người lãnh đạo của mình. Thế nhưng, nhật báo Công Giáo La Croix số ra hôm nay cung cấp thêm một nguyên nhân khác dưới góc nhìn xã hội qua bài chạy tựa đáng chú ý : « Sinh con ở Hồng Kông là chuyện không thể ».
Đặc phái viên Dorian Malovic của La Croix đã đến nơi người biểu tình dựng lều ở trung tâm Hồng Kông để tìm hiểu thêm tình hình. Tại đây, Malovic đã trao đổi với những thanh niên vốn là thành phần chính của làn sóng biểu tình tại Hồng Kông. Malovic nhận định : đối với thế hệ trẻ ở Hồng Kông, bầu cử tự do, dân chủ và tự do ngôn luận là những thứ cần phải được bảo vệ. Tuy nhiên, bên trong còn ẩn chứa một nguyên nhân khác đến từ « sự bất an xã hội một cách sâu sắc ».
Sự bất an xã hội đó là gì ? Theo tác giả bài viết, thì nó đến từ tình trạng bất bình đẳng xã hội và khoảng cách giàu nghèo ngày càng cao. Vật giá leo thang, nhất là giá bất động sản. Bởi thế mà thế hệ trẻ dù có ăn có học nhưng vẫn không thể có được cuộc sống đàng hoàng. Thậm chí có nhiều cặp đôi đã cưới nhau nhưng mỗi người vẫn phải sống nương nhờ ở nhà bố mẹ mình, do bản thân không đủ tiền mua nhà, hoặc thậm chí không đủ tiền thuê nhà, trong khi đó bố mẹ thì không đủ khả năng để giúp.
Từ đó, tuổi trẻ bắt đầu cảm thấy bất an và so sánh với thế hệ trước, như lời của một thanh niên biểu tình được Malovic ghi nhận : « Chúng tôi không sống được sung túc như cái thời bố mẹ chúng tôi, mọi thứ đều trở nên quá đắt đỏ ».
Tác giả bài viết nhận định : « Tầng lớp tiểu trung lưu này không kham nổi sự gia tăng của giá cả bất động sản. Từ đó phát sinh nhiều hệ lụy xã hội nặng nề đối với những người mơ ước đấp xây hạnh phuc gia đình ». Vì thế, có mấy ai dám sinh con trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như vậy. Theo bài viết, Hồng Kông có tỉ lệ sinh sản thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Bên cạnh đó, tác giả bài viết còn đưa ra một nguyên nhân khác của làn sóng biểu tình tại Hồng Kông, đó là hiện tượng ngày càng có nhiều người Trung Quốc lục địa sang Hồng Kông định cư, làm việc hay học tập, gây cho người bản xứ « một cảm giác oán hận ».
Hai thanh niên biểu tình được tác giả bài viết phỏng vấn đã thốt lên : « Sinh con à, việc đó chỉ trong mơ, việc đó là không thể. Hồng Kông sẽ không thể sinh sản đủ người đảm bảo cho thế hệ kế thừa. Vì thế, chúng tôi sẽ bị xâm chiếm bởi người Trung Quốc lục địa. Họ đã chiếm chỗ của chúng tôi ở các trường đại học, trường học, bệnh viện, nhà trẻ và các khu nhà ở ». Tác giả bài viết cảm thấy trong lời lẽ đó « một cơn phẫn nộ âm ỉ » của tuổi trẻ Hồng Kông.
Như vậy, ngoài nguyên nhân chính trị, thì hồ sơ xã hội cũng chiếm một vị trí không nhỏ trong làn sóng xuống đường của tuổi trẻ Hồng Kông.
Mỹ-Trung : Tạm thời xuống nước ?
Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh đã kết thúc thành công. Nhật báo Le Monde nhìn về sự kiện này và đặc biệt chú ý đến mối quan hệ Trung-Mỹ với bài phân tích : « Ở Bắc Kinh, Tập Cận Bình chăm sóc cho Barack Obama ».
Trước tiên, tờ báo nhận định, Thượng đỉnh mang tầm quốc tế đầu tiên thời Tập Cận Bình đã được tổ chức thành công. Và ở đó, chủ tịch Tập Cận Bình đã chăm chút cho Tổng thống Obama nhằm làm hạ nhiệt quan hệ Trung-Mỹ vốn bị bào mòn bởi sự nghi kị lẫn nhau trong thời gian qua.
Tờ báo rằng, ông Tập đã dành sự tiếp đón hết sức ưu ái cho người đồng nhiệm Mỹ. Ông Tập còn mời ông Obama dùng bữa tối tại Trung Nam Hải, trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc - biểu tượng quyền lực tối cao của Trung Quốc. Theo Le Monde, đây là một động thái ưu ái đặc biệt dành cho một nguyên thủ nước ngoài. Buổi ăn tối có thể là nơi đã dẫn đến nhiều thỏa thuận chính thức sau đó.
Trung Quốc chăm chút quan hệ với Mỹ tới mức mà sau đó Hãng Tân Hoa Xã cho là hai nước đã đi tới « mô hình quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc ». Đây là một khái niệm đã được Trung Quốc đưa ra mà theo tờ báo thì Mỹ không tỏ ra mấy mặn mà.
Quan hệ Trung-Mỹ thời gian qua có nhiều trở ngại do vấp phải cái mà Trung Quốc gọi là « lợi ích cốt lõi » hay « lợi ích chiến lược ». Trong những nguyên tắc chỉ đạo của mối quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc mà Bắc Kinh đưa ra có việc : hai bên phải tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau. Thế nhưng, Le Monde cho hay, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc lại bao gồm cả khu vực biển mà Trung Quốc tranh chấp với các nước láng giềng.
Thế nhưng, trong Thượng đỉnh APEC 2014, hai bên đã tỏ ra hòa dịu. Vì sao ? Vì cả hai hiểu rằng, trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nước này không thể hành động đơn phương bỏ qua nước kia. Một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh được Le Monde dẫn lời giải thích về những động thái hòa dịu đó như sau : « Nếu Trung Quốc muốn thực hiện được Con đường Tơ lụa mới và chính sách ngoại giao của mình, thì phải tìm cho được sự đồng thuận với Mỹ. Đó là lí do căn bản giải thích cho những nhượng bộ và tham vấn lẫn nhau mà chúng ta đã thấy ».
Về phần mình, Tổng thống Obama đang ở trong thế yếu về mặt chính trị trong nước do thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kì để lưỡng viện rơi toàn bộ vào tay phe Cộng Hòa. Bởi thế mà những thỏa thuận đạt được với Trung Quốc đã « rơi đúng thời điểm » để giúp củng cố hơn chiến lược xoay trục về Châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Obama. Le Monde nhận định thêm : xây dựng mối quan hệ hữu hảo với « ông chủ mới của Trung Quốc » giúp cho ông Obama thuận lợi hơn trên những hồ sơ quốc tế khác, mà trước mắt là hồ sơ môi trường mà hai bên vừa ký kết. Nên nhớ rằng, sẽ không có một thỏa thuận môi trường nào tầm thế giới được ký mà không có sự tham gia đồng thuận của Mỹ và Trung Quốc, hai nước gây ô nhiễm nhất thế giới.
Thụy Sĩ : « thâm hụt » sinh viên ngoại quốc
Đến với Thụy Sĩ, một nước Châu Âu phồn thịnh vốn thu hút nhiều sinh viên ngoại quốc, nhật báo Le Monde đăng bài chạy dòng tựa đáng chú ý : «Sa khi hạn chế quyền tự do lưu thông, Thụy Sĩ rơi vào cảnh thiếu sinh viên Châu Âu ».
Số là vào đầu tháng Hai rồi, Thụy Sĩ thông qua luật hạn chế « nhập cư ào ạt » để hạn chế người nước ngoài nhập cư. Và thế là, những thỏa thuận về trao đổi trong lĩnh vực giáo dục đại học với các nước Châu Âu khác đã tạm thời không còn hiệu lực. Thêm vào đó, luật nói trên nghiễm nhiên đưa Thụy Sĩ ra khỏi danh sách những nước thuộc chương trình trao đổi sinh viên của Liên Hiệp Châu Âu, Erasmus Plus giai đoạn 2014-2020 được thông qua hồi cuối năm ngoái.
Việc hạn chế lưu thông này không chỉ vi phạm nguyên tắc tự do đi lại của công dân các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu, mà còn gây hậu quả cho chính Thụy Sĩ, mà điển hình như tờ báo nêu là trong lĩnh vực giáo dục đại học. Số lượng sinh viên các nước Châu Âu khác đăng ký học tại các trường đại học Thụy Sĩ vào năm 2014 đã giảm có thể lên đến 30%.
Le Monde cho biết thêm, vào ngày 30 tháng này, Thụy Sĩ sẽ tiến hành thông qua một luật mới có tên Ecopop, mà nếu được thông qua, thì quyền nhập cư vào Thụy Sĩ sẽ bị hạn chế nhiều hơn nữa, và sẽ gây nhiều thiệt hại hơn nữa cho các trường đại học của nước này.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141114-ukraina-bang-chung-nga-ung-ho-phe-noi-day/

Đường dây vượt biên từ Anh sang các nước châu Âu khác

Châu ÂuAnhNhập cưXã hộiPhỏng vấn

Đường dây vượt biên từ Anh sang các nước châu Âu khác

mediaHành trình vượt biên từ Dover ( Anh ) sang Calasi ( Pháp )
Từ trước đến giờ người ta vẫn thường nghe nói đến chuyện di dân nước ngoài tìm cách vượt biên từ cảng Calais hay Dunkersue bên Pháp vào Anh, nhưng bây giờ lại có những đường dây chuyên đưa họ vượt biên từ cảng Dover của Anh sang Pháp. Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải tường trình:

Thông tín viên Lê Hải 30/03/2015 nghe
Lê Hải: Lượt người vượt biên theo tuyến đường này ngày càng tăng khiến nước Anh phải thay đổi cơ chế và từ tháng Tư bắt đầu kiểm tra xe tải rời khỏi nước Anh để bắt người vượt biên trái phép.
Những chiếc xe tải chở công-ten-nơ từ Pháp vào Anh được kiểm tra rất nghiêm ngặt. Trước khi xuống phà họ phải đi qua hệ thống máy soi để kiểm tra xem có chở thuốc lá lậu hay không, và nhất là có chở theo người vượt biên trái phép hay không. Với giá từ vài trăm đến vài ngàn euro di dân trái phép từ các nước nghèo trên thế giới sẽ được đưa lên xe để trốn vào Anh. Bên cạnh người Việt Nam còn có người từ Ấn Độ, Pakistan, Srilanka, hay Trung Quốc, Iran, Afghanistan và nhiều nước châu Phi.
Nếu bị bắt trong tình trạng trên xe có người vượt biên thì tài xế và công ty của họ sẽ bị phạt rất nặng, và nếu là cố ý chở người vượt biên thì sẽ đi tù về tội buôn người. Tất cả bộ máy của biên phòng Anh tập trung vào khu vực này để ngăn chặn người vượt biên vào Anh. Nhưng bây giờ thì họ phải trang bị thêm để ngăn chặn tuyến đường vượt biên theo hướng ngược lại, tức là vượt biên ra khỏi nước Anh, bắt đầu từ tháng Tư này.
Các phóng viên người Anh đã đóng giả làm di dân để lên một chiếc xe tải chở 21 người trốn bên trong đi thẳng từ cảng Dover của Anh sang Pháp mà không gặp rắc rối gì. Phóng sự truyền hình được dư luận đặc biệt chú ý trong bối cảnh chính trường Anh quốc bắt đầu khởi động cuộc vận động bầu cử vào quốc hội, mà việc quản lý gần một triệu người đang sống bất hợp pháp ở Anh là một trong những tâm điểm gây tranh cãi.
RFI:Tại sao người ta lại vượt biên ra khỏi nước Anh? Trong khi trong vòng một chục năm trở lại đây nước Anh là điểm đến cho di dân trái phép và lúc nào cũng có cả ngàn người chờ để vượt biên từ Pháp vào Anh?
Lê Hải: Điểm đến hiện nay cho đường dây vượt biên này là nước Ý. Sau khi vượt thoát từ Anh sang Pháp, họ sẽ tự tìm đường hoặc có xe chở xuyên qua châu Âu về hướng nam và về Ý để xin tị nạn. Đây là một lỗ hổng về luật pháp của châu Âu mà người ta bắt đầu khai thác trong vòng vài năm trở lại đây.
Trước hết là quãng thời gian kéo dài từ thời điểm xin tị nạn đến khi có quyết định cho phép họ được ở lại tị nạn hay gửi trả về nước sở tại. Thông thường một hồ sơ như vậy kéo dài hai năm và có nhiều trường hợp phải chờ bốn đến năm năm. Khi vào đến nước Anh thì di dân không có giấy tờ sẽ đến bộ nội vụ để xin tị nạn và trong lúc chờ xét đơn thì họ vượt biên sang châu Âu để xin tị nạn ở bất kỳ một nước nào đó mà trong trường hợp này là nước Ý.
Và trong lúc chờ xét đơn tị nạn ở đó thì họ lại vượt biên quay trở ngược về Anh để xin tị nạn. Nếu chính phủ Anh bác đơn tị nạn thì theo thủ tục sẽ trục xuất họ về Ý, và nếu bị bắt ở Ý thì họ sẽ lại xin trục xuất về Anh xin giải quyết. Với di dân người Việt thì các nước được họ chú ý nhiều là Ba Lan và Đức, vì có sẵn hệ thống dịch vụ và phiên dịch người Việt ở các nước này. Có những trường hợp sang Anh để trồng cần sa, đi tù, và hết hạn tù thì được trục xuất ngược về Ba Lan, hay có người đi làm nail bên Đức nhưng giấy tờ lại đăng ký để được ân xá ở Ba Lan.
Theo qui trình xử lý qua lại giữa các nước, ít nhất là vài ba năm hay có khi cả chục năm thì họ mới thực sự bị trục xuất về nước sở tại là Việt Nam hay một nước nào khác ở châu Á hay châu Phi. Trong khi đó thì chuyện vượt biên giữa Anh và châu Âu chỉ mất vài trăm cho đến vài ngàn euro, tính ra chỉ là một tháng lương để nuôi giấy tờ, cho nên qui trình này trở thành một tuyến đường tấp nập cho người vượt biên và nguồn kiếm tiền dễ dàng cho các đường dây buôn người.

RFI:
Nếu tính gần một triệu người sống bất hợp pháp ở Anh và rất nhiều người đang sống bất hợp pháp ở châu Âu lục địa, và nhiều người nữa đang trên đường vượt biên, thì đây là vấn đề lớn, vậy tại sao không có biện pháp nào để giải quyết?
Lê Hải: Chính xác là Liên hiệp châu Âu đang thiếu một cơ chế để xử lý vấn đề này. Đơn giản như là việc dọn dẹp khu trại ở Cailais mà cảnh sát Pháp cũng không thể nào làm nổi. Di dân trái phép từ Việt Nam nếu có nhiều tiền thì trú ngụ trong những ngôi nhà của đường dây, ít tiền thì ra rừng dựng lều ở tạm để chờ ngày vượt biên. Có những trường hợp sống trong công viên hay dưới những đoạn đường hầm của Paris, đặc biệt là trong mùa hè.
Luật pháp không cho phép giam giữ họ và chính phủ các nước không đủ ngân sách để gom họ vào các khu trại tị nạn vì phải bảo đảm cho họ các điều kiện tối thiểu về nơi sống như điện nước, diện tích sinh hoạt và đồ ăn thức uống cũng như chùa hay đền thờ để duy trì tín ngưỡng.
Trong cơ chế của Liên Hiệp Quốc thì khu vực này hoàn toàn là một khoản trống. Liên hiệp châu Âu có ngân sách để tặng vé máy bay và trợ giúp lập nghiệp trên quê hương cho người tự nguyện hồi hương. Liên hiệp châu Âu cũng có tiền cho các chương trình tư vấn giúp những người có đầy đủ giấy tờ hội nhập vào cuộc sống và luật pháp của nước sở tại.
Nhưng Liên hiệp châu Âu hầu như không có tổ chức nào để xử lý di dân trái phép. Một số tổ chức thiện nguyện, trong đó có một linh mục người Việt ở Calais, có giúp đỡ tối thiểu cho những người lỡ đường, nhưng đó chỉ là một việc vô cùng nhỏ. Cho đến thời điểm này hầu như cũng không hề có nghiên cứu nào về vấn đề này, và nếu thiếu báo cáo cơ bản thì sẽ khó xây dựng được thành chính sách chung cho các nước Liên hiệp châu Âu.
Trong khi đó thì người ta vẫn tiếp tục vượt biên để thoát cảnh nghèo đói ở quê nhà, và các đường dây buôn người ngày càng tinh vi hơn về tổ chức và hoạt động với nguồn lợi tức ngày càng tăng. Có thể thấy trong vài năm tới vấn nạn di dân trái phép tiếp tục là gánh nặng cho ngân sách các nước, tức là gánh nặng cho người dân đi làm hợp pháp và đóng thuế ở các nước Liên hiệp châu Âu.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150327-duong-day-vuot-bien-tu-anh-sang-cac-nuoc-chau-au-khac/

Nhiều quan chức Trung Quốc tự tử vì sợ bị điều tra tham nhũng


Trung QuốcChâu ÁTham nhũngTự tử

Nhiều quan chức Trung Quốc tự tử vì sợ bị điều tra tham nhũng


mediaThủ tướng Lý Khắc Cường tại buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc ngày 05/03/2015.Ông đã khẳng định quyết tâm chống tham nhũng.REUTERS/Jason Lee
Trang mạng wantchinatimes.com hôm nay, 30/3/2015, dẫn nguồn từ báo Financial Times cho biết, số lượng các quan chức Trung Quốc tự tử trước khi bị rơi vào vòng điều tra tham nhũng đang có xu hướng tăng mạnh. Con số trên thậm đông hơn nhiều so với số người bị kết án tử hình vì tội tham nhũng tại nước này.
Báo Financial Times, dẫn thông tin một trang mạng bằng tiếng Trung tại Mỹ đưa ra con số : Trong năm 2014, có 39 trường hợp quan chức tự tử, trong khi năm 2013 chỉ có 7 trường hợp được ghi nhận.
Theo Financial Times, chính vì hệ thống tư pháp không minh bạch và sức ép từ chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc đã góp phần làm cho con số quan chức tự tử tăng mạnh như thế.
Finacial Times thống kê từ tháng 8/2013 đến tháng 4/2014, ở 26 tỉnh của Trung Quốc đã có 112 quan chức tự tử, các quan chức cấp vụ hoặc tương đương chiếm tới 70%.
Trong số đó có 20% quan chức có thể đang là đối tượng điều tra tham nhũng. Cụ thể là trong số 39 trường hợp quan chức tự tử trong năm 2014, có 10 trường hợp hoặc bị truy tố, hoặc bị nghi ngờ dính vào tham nhũng.
Financial Times nhận định là các vụ quan chức dính líu đến tham nhũng thường bị chính quyền giấu kín vì sợ gây tác động tiêu cực đến dư luận xã hội cũng như gia đình các đối tượng.
Trong khi con số tự tử tăng thì số lượng các bản án tử hình vì tội tham nhũng có xu hướng giảm, mặc dù quy mô và mức độ nghiêm trọng của các vụ án tham nhũng đưa ra xét xử ngày càng lớn.
Hiện tượng các quan chức bị nghi ngờ dính líu tham nhũng tự tử còn gây khó khăn cho các cuộc điều tra. Bị mất nhân chứng, hay đối tượng điều tra như vậy có thể dẫn đến việc nhiều nghi án tham nhũng bị đình chỉ điều tra.

http://vi.rfi.fr/20150330-tq-tham-nhung//

Trung Quốc lại vừa bắt giám đốc Tập đoàn Lưới Điện Miền Nam

RFA-30-03-2015

Cơ quan chống tham nhũng tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hôm qua cho biết một quan chức Tập đoàn Điện Lưới Miền Nam của nước này đang bị điều tra về tội vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Người bị điều tra có tên Kỳ Đáp Tài (Qi Dacai) là phó chủ tịch và là giám đốc Tập đoàn Lưới Điện Miền Nam.
Hãng thông tấn Reuters cho biết có gọi đến văn phòng của nhân vật này nhưng không ai trả lời máy.
Trong năm nay có 26 tập đoàn nhà nước lớn của Trung Quốc bị điều tra về tham nhũng; trong đó có ba tập đoàn lớn về điện và năng lượng nguyên tử.
Biện pháp chống tham nhũng nhắm vào các tập đoàn nhà nước của Bắc Kinh được nói nhằm cải cách hệ thống làm ăn thiếu hiệu quả lâu nay của thành phần kinh tế này.
Từ khi lên nắm quyền, chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành chiến dịch bài trừ tham nhũng với khẩu hiệu ‘đả hổ, diệt ruồi’ nhắm vào những quan chức cao cấp cho đến những cấp nhỏ.
Cựu quan chức đứng đầu ngành an ninh của Hoa Lục, ông Chu Vĩnh Khang là một trong những con hổ mà chủ tịch Tập Cận Bình cho triệt hạ.

Lufthansa betaalt 280 miljoen na crash van dochtermaatschappij Germanwings

di 31 mrt 2015, 10:13

Lufthansa betaalt 280 miljoen na crash

berlijn - De verzekeraars van Lufthansa hebben bijna 280 miljoen euro opzijgezet voor de financiële afwikkeling van de ramp met vlucht 9525 van dochtermaatschappij Germanwings. Het geld is onder meer bestemd voor eventuele schadeclaims van nabestaanden en voor de kosten van de bergingswerkzaamheden.
    De crashsite van de Airbus A320. De crashsite van de Airbus A320.Foto: Reuters
    Lufthansa zal ook deels opdraaien voor de kosten van de vernietigde Airbus A320, die een waarde had van bijna 90 miljoen euro. De vliegmaatschappij maakte maandag al bekend dat nabestaanden van de 150 slachtoffers ieder rond de 50.000 euro aan smartengeld tegemoet kunnen zien, nog los van eventuele andere claims.

    http://www.telegraaf.nl/buitenland/23868520/__280_miljoen_na_crash_Airbus__.html

    Chiến lược Đông Nam Á của Nhật sẽ được bổ sung bằng yếu tố Indonesia

    Châu ÁNhật BảnIndonesiaĐông Nam ÁChiến lượcHợp tácChính trịPhân tích

    Chiến lược Đông Nam Á của Nhật sẽ được bổ sung bằng yếu tố Indonesia

    mediaTổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abé gặp nhau bên lề Thượng đỉnh APEC, Bắc Kinh, Trung Quốc, 10/11/2014(Ministry of Foreign Affairs of Japan)
    Nhân chuyến công du Nhật Bản bốn ngày, bắt đầu từ ngày mai 22/03/2015 của tân Tổng thống Indonesia, Tokyo sẽ ký với Jakarta một thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Đây được xem là một bước tiến mới trong trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm củng cố chặt chẽ hơn các quan hệ về quốc phòng và an ninh với khu vực Đông Nam Á, làm đối trọng với thế lực ngày càng tăng của Trung Quốc.

    Ngay sau khi lên cầm quyền, đương kim Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cho thấy ngay là ông xem Đông Nam Á là một trọng điểm trong chính sách đối ngoại của ông, với chuyến công du ngoại quốc đầu tiên vào tháng Giêng 2013 dành cho ba nước có trọng lượng trong ASEAN là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
    Từ đó đến nay, chính sách Đông Nam Á của Tokyo càng lúc càng được Nhật Bản cụ thể hóa, với thành tố an ninh, quốc phòng đặc biệt được quan tâm.
    Trong lãnh vực này, vào lúc quan hệ với Bắc Kinh đã gặp khó khăn, với Trung Quốc không ngần ngại gây sức ép trên Nhật Bản trong tranh chấp ngoài Biển Hoa Đông, Tokyo không ngần ngại giúp đỡ hai nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông là Philippines và Việt Nam.
    Có rất nhiều yếu tố phản ánh rõ nét đà dấn thân sâu hơn của Nhật Bản vào Đông Nam Á về phương diện an ninh quốc phòng. Đó là quyết định cung cấp tàu tuần tra biển Việt Nam và Philippines, việc tổ chức các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp đầu tiên với Philippines dự trù trong những tháng tới đây, và các tuyên bố của giới quân sự Nhật Bản, không loại trừ khả năng mở rộng vùng tuần tra từ Biển Hoa Đông sang Biển Đông.
    Chính trong bối cảnh kể trên mà Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản Indonesia mang ý nghĩa một sự phát triển vì lẽ Indonesia là nước lớn nhất trong khối Đông Nam Á, một tác nhân nặng ký mà Trung Quốc phải ít nhiều kiêng dè.
    Theo các nguồn tin từ cả Tokyo lẫn Jakarta, thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản Indonesia bao hàm hai lãnh vực chính là huấn luyện quân sự và công nghệ quốc phòng. Đây là một bước nhẩy vọt vì lẽ cho đến nay, hai nước chỉ mới có một thảo thuận quốc phòng duy nhất liên quan đến trao đổi sinh viên quân sự.
    Theo ông Armanatha Nasir, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia, thỏa thuận quốc phòng sắp được ký kết sẽ liên quan đến vấn đề xây dựng năng lực, hợp tác quốc phòng, và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình ». Một số quan chức cũng nói đến khả năng chia sẻ thông tin tình báo.
    Đối với Nhật Bản, quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Indonesia có thể cho phép các tập đoàn vũ khí Nhật Bản chen chân vào một thị trường rất có tiềm năng, cạnh tranh trực tiếp với Hàn Quốc, và cả với Trung Quốc, nước cho đến nay đã cung cấp tên lửa và một số thiết bị quân sự khác cho Indonesia.
    Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản-Indonesia cũng là một bước tiến trong chiến lược hạn chế bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh, vì Trung Quốc cho đến nay đã có một mối quan hệ quân sự khá phát triển với Indonesia.

    http://vi.rfi.fr/chau-a/20150321-chien-luoc-dong-nam-a-cua-nhat-se-duoc-bo-sung-bang-yeu-to-indonesia/