Thứ sáu, 5/7/2013 05:27 GMT+7
Trào lưu thuê chung mặt bằng để kinh doanh
Nhiều chủ cửa hàng cùng buôn bán trên một mặt bằng hoặc chọn hình thức thuê địa điểm kinh doanh theo giờ để tiết kiệm chi phí trong thời buổi kinh doanh èo uột.
Nhiều tiểu thương TP HCM bỏ chợ
Tiểu thương bỏ sạp ra chợ 'cóc'
'Tháo chạy' khỏi trung tâm thương mại vì thua lỗ
Tiểu thương bỏ sạp ra chợ 'cóc'
'Tháo chạy' khỏi trung tâm thương mại vì thua lỗ
Chị Nguyệt, chủ cửa hàng may đo và bán thời trang công sở trên phố Kim Mã cho hay, trước đó chị thuê cửa hàng trong ngõ vì giá rẻ nhưng không nhiều người biết đến. Từ sau khi chuyển về mặt tiền phố Kim Mã, lượng khách tăng lên hẳn. Tuy nhiên, khoản tiền thuê mặt bằng mỗi tháng lại khiến chị đau đầu, bởi giá cao gấp 3 lần nơi cũ. Chị đã thử tăng giá bán mỗi sản phẩm nhưng phần lớn khách hàng không chấp nhận.
Chính vì vậy, chị phải tìm người thuê chung mặt bằng để giảm bớt "gánh nặng" mỗi tháng. Qua các diễn đàn mạng, chị tìm được một chủ chuyên buôn đồ chơi, quần áo và phụ kiện trẻ em. Không cần ngăn đôi cửa hàng, hai bên thỏa thuận và bày biện đồ hợp lý, bắt mắt. Tiền thuê mặt bằng cửa hàng 18m2 mỗi tháng 9 triệu đồng chia đôi, gánh nặng giảm đi một nửa, chị cũng đỡ áp lực hơn mỗi khi cửa hàng vắng khách.
Khi đăng thông tin tìm người thuê chung, chị cũng lưu ý rõ tình trạng cửa hàng, về mặt hàng chị đang bán để tránh trùng lặp, diện tích mà chị đã sử dụng, chưa sử dụng, tìm những chủ buôn cùng nhưng không cần đầu tư quá nhiều vào việc trang hoàng cửa hiệu... để "đối tác" tìm hiểu rõ và không mất thời gian của nhau.
Chị Nguyệt hồ hởi kể: "Hoàn cảnh khó khăn đưa đẩy, thế mà lại hóa hay. Khách vào ngó mấy món đồ trẻ em, nhìn thấy bộ đồ công sở đẹp mắt lại muốn thử và quyết định mua luôn". Dần dần, chị có thêm kha khá khách quen từ cửa hàng thuê chung này.
Chị Vân (Tây Hồ) cũng hài lòng khi kinh doanh chung địa điểm với hàng bún ốc bò vào buổi sáng. Chị chuyên bán sữa đậu nành, đồ đạc chỉ gồm rổ cốc, thùng đá và can sữa đậu nành chiếm một góc nhỏ trong cửa hàng. Mỗi tháng chị trả hơn 2 triệu đồng tiền thuê chung cửa hàng nhưng vẫn vui vẻ vì đó là một quán bún nổi tiếng và đông khách. Khách hàng gọi bún thường gọi kèm cốc sữa đậu nành với giá 5.000 - 7.000 đồng tùy loại. Lượng sữa chị bán mỗi ngày tăng lên rõ rệt so với trước đó.
Nhiều công ty mở văn phòng đại diện, phòng giao dịch khách hàng cũng chọn cách thuê chung. Một tầng của căn hộ mặt tiền phố Bạch Mai rộng chưa đầy 20m2 nhưng có tới 3 công ty cùng hoạt động. Mỗi công ty chỉ kê đại diện một chiếc bàn làm phòng giao dịch, nơi tiếp khách.
Có những cửa hàng không chọn cách san sẻ mặt bằng lại cùng lúc kinh doanh nhiều mặt hàng để đỡ tiền thuê nhà. Những mặt hàng được nhiều người chọn bán kèm nhất là mũ bảo hiểm, áo mưa, áo chống nắng, sim thẻ điện thoại. Chính vì vậy một cửa hàng có thể có tới 2 -3 tấm biển quảng cáo hoặc băng rôn đỏ đặt tại các mặt hàng gây sự chú ý. Chị Loan, chủ một cửa hàng rèm kiêm mũ bảo hiểm chia sẻ: "Được bao nhiêu hay bấy nhiêu, mỗi ngày thêm nếm được vài chục bạc cũng đỡ xót ruột".
Một số nơi cùng kinh doanh những mặt hàng không liên quan đến nhau để "đối phó" với thời kỳ khó khăn này. Cửa hàng chị Nhi (Nguyễn Chí Thanh) buôn quần áo, đồ chơi trẻ em, giờ lại buôn thêm cả một vài món quà “quê” như nem chua, mực tẩm…
Chị chủ cho biết, cứ có mối hàng, có khách hàng là chị đều cố gắng "bon chen", lãi đồng nào hay đồng ấy, thời kỳ "người khôn của khó" là phải vậy. Hầu hết những cửa hàng thuê chung đều bán những mặt hàng liên quan hoặc khác nhau. Bởi lẽ, nếu buôn cùng mặt hàng, hai chủ thuê sẽ trở thành đối thủ của nhau và dẫn đến việc tranh giành khách.
Có cửa hàng lại chọn hình thức thuê theo giờ. Do đó, một cửa hàng có thể bán 3 - 4 loại. Buổi sáng bán đồ ăn nhanh, hoa tươi, quần áo, buổi tối chủ khác lại bán trà chanh, đồ ăn vặt... Chị Thúy Hà (Thái Thịnh) cho hay, chị chỉ bán thịt lợn vào buổi sáng và đầu giờ chiều khi mọi người đi làm về nên quyết định chỉ thuê theo giờ nhất định, tránh tốn kém tiền bạc và thời gian… Đối với hình thức này, các chủ hàng phải phân bổ thời gian chuẩn và luôn luôn đúng giờ tránh gây ảnh hưởng đến giờ mở cửa của chủ hàng sau.
Hình thức thuê chung đều phải được sự đồng ý của chủ nhà. Thời buổi kinh tế khó khăn nên hầu hết chủ nhà đều đồng ý nhưng với điều kiện, hai bên kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình, tự giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình buôn bán.
Chính vì vậy, chị phải tìm người thuê chung mặt bằng để giảm bớt "gánh nặng" mỗi tháng. Qua các diễn đàn mạng, chị tìm được một chủ chuyên buôn đồ chơi, quần áo và phụ kiện trẻ em. Không cần ngăn đôi cửa hàng, hai bên thỏa thuận và bày biện đồ hợp lý, bắt mắt. Tiền thuê mặt bằng cửa hàng 18m2 mỗi tháng 9 triệu đồng chia đôi, gánh nặng giảm đi một nửa, chị cũng đỡ áp lực hơn mỗi khi cửa hàng vắng khách.
Kinh tế khó khăn, nhiều chủ thuê tìm mối thuê chung để "đỡ đần" tiền thuê hàng tháng. Ảnh: Anh Quân |
Chị Nguyệt hồ hởi kể: "Hoàn cảnh khó khăn đưa đẩy, thế mà lại hóa hay. Khách vào ngó mấy món đồ trẻ em, nhìn thấy bộ đồ công sở đẹp mắt lại muốn thử và quyết định mua luôn". Dần dần, chị có thêm kha khá khách quen từ cửa hàng thuê chung này.
Chị Vân (Tây Hồ) cũng hài lòng khi kinh doanh chung địa điểm với hàng bún ốc bò vào buổi sáng. Chị chuyên bán sữa đậu nành, đồ đạc chỉ gồm rổ cốc, thùng đá và can sữa đậu nành chiếm một góc nhỏ trong cửa hàng. Mỗi tháng chị trả hơn 2 triệu đồng tiền thuê chung cửa hàng nhưng vẫn vui vẻ vì đó là một quán bún nổi tiếng và đông khách. Khách hàng gọi bún thường gọi kèm cốc sữa đậu nành với giá 5.000 - 7.000 đồng tùy loại. Lượng sữa chị bán mỗi ngày tăng lên rõ rệt so với trước đó.
Nhiều công ty mở văn phòng đại diện, phòng giao dịch khách hàng cũng chọn cách thuê chung. Một tầng của căn hộ mặt tiền phố Bạch Mai rộng chưa đầy 20m2 nhưng có tới 3 công ty cùng hoạt động. Mỗi công ty chỉ kê đại diện một chiếc bàn làm phòng giao dịch, nơi tiếp khách.
Có những cửa hàng không chọn cách san sẻ mặt bằng lại cùng lúc kinh doanh nhiều mặt hàng để đỡ tiền thuê nhà. Những mặt hàng được nhiều người chọn bán kèm nhất là mũ bảo hiểm, áo mưa, áo chống nắng, sim thẻ điện thoại. Chính vì vậy một cửa hàng có thể có tới 2 -3 tấm biển quảng cáo hoặc băng rôn đỏ đặt tại các mặt hàng gây sự chú ý. Chị Loan, chủ một cửa hàng rèm kiêm mũ bảo hiểm chia sẻ: "Được bao nhiêu hay bấy nhiêu, mỗi ngày thêm nếm được vài chục bạc cũng đỡ xót ruột".
Bên cạnh lý do khó khăn, một số chủ cửa hàng cho biết họ quảng bá sản phẩm chủ yếu trên mạng Internet, với chi phí rẻ hơn. Do đó việc đầu tư nhiều cho mặt bằng là không cần thiết. Ảnh: P.V |
Chị chủ cho biết, cứ có mối hàng, có khách hàng là chị đều cố gắng "bon chen", lãi đồng nào hay đồng ấy, thời kỳ "người khôn của khó" là phải vậy. Hầu hết những cửa hàng thuê chung đều bán những mặt hàng liên quan hoặc khác nhau. Bởi lẽ, nếu buôn cùng mặt hàng, hai chủ thuê sẽ trở thành đối thủ của nhau và dẫn đến việc tranh giành khách.
Có cửa hàng lại chọn hình thức thuê theo giờ. Do đó, một cửa hàng có thể bán 3 - 4 loại. Buổi sáng bán đồ ăn nhanh, hoa tươi, quần áo, buổi tối chủ khác lại bán trà chanh, đồ ăn vặt... Chị Thúy Hà (Thái Thịnh) cho hay, chị chỉ bán thịt lợn vào buổi sáng và đầu giờ chiều khi mọi người đi làm về nên quyết định chỉ thuê theo giờ nhất định, tránh tốn kém tiền bạc và thời gian… Đối với hình thức này, các chủ hàng phải phân bổ thời gian chuẩn và luôn luôn đúng giờ tránh gây ảnh hưởng đến giờ mở cửa của chủ hàng sau.
Hình thức thuê chung đều phải được sự đồng ý của chủ nhà. Thời buổi kinh tế khó khăn nên hầu hết chủ nhà đều đồng ý nhưng với điều kiện, hai bên kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình, tự giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình buôn bán.
Nhật An
Geen opmerkingen:
Een reactie posten