tự chọn cái chết ra sao?
Lời dẫn: Phạm Duy Khiêm sinh 24-4-1908 tại Hànội. Trưởng nam nhà văn Phạm Duy Tốn. Cha mất sớm, khi ông 15 tuổi, đang học Troisième (tương đương lớp 9), thay cha làm cột trụ gia đình. Nhờ sự trợ giúp một tư nhân, Phạm Duy Khiêm tiếp tục học tại Trường Albert Sarraut (Hànội) cho tới khi tốt nghiệp tú tài văn chương cổ điển (Baccalauréat classique). Được cấp học bổng sang Pháp, đậu vào École Normale Supérieure (Cao đẳng Sư phạm), đồng môn Thierry Maulnier (sau là văn sĩ), George Pompidou (sau là tổng thống Pháp) v.v. ..., tốt nghiệp Agrégée de Grammaire (thạc sĩ văn phạm ).
- 1939-1940: tình nguyện gia nhập quân đội Kháng chiến Pháp chống Phát xít Đức-Ý-Nhật.
- tháng 7/1954, Bộ trưởng đặc nhiệm tại Phủ thủ tướng (Ngô Đình Diệm)
- 1955, Cao ủy, rồi đại sứ Việtnam Cộng Hoà tại Pháp.
- 1957, Đại sứ thường trực Việtnam Cộng Hòa, bên cạnh tổ chức UNESCO, sau bất đồng quan điểm chính trị ( thực ra là mâu thuẫn về quyền lực giữa bà Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân) xúc phạm danh dự PDKhiêm) nên ông tự bỏ nhiệm sở).
- 1957, nhận bằng tiến sĩ danh dự Đại học Toulouse (Pháp).
- 1958 Phạm Duy Khiêm sống ở Pháp, kiếm sống bằng nghề diễn thuyết, dạy học tư thục, đọc bản thảo cho nhà xuất bản, sửa lỗi mo-rát nhà in (morasse) và duyệt sách cho Ủy ban Xét lại Pháp ngữ.
- ngày 1 tháng 12 năm 1974, Phạm Duy Khiêm tự kết thúc đời ông tại nhà riêng trong nông trại La Hertaudrie (vùng Sarthe / France). Có một câu văn đã nghĩ từ khi ông còn trẻ ám ảnh tới phút lâm chung:
- tháng 7/1954, Bộ trưởng đặc nhiệm tại Phủ thủ tướng (Ngô Đình Diệm)
- 1955, Cao ủy, rồi đại sứ Việtnam Cộng Hoà tại Pháp.
- 1957, Đại sứ thường trực Việtnam Cộng Hòa, bên cạnh tổ chức UNESCO, sau bất đồng quan điểm chính trị ( thực ra là mâu thuẫn về quyền lực giữa bà Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân) xúc phạm danh dự PDKhiêm) nên ông tự bỏ nhiệm sở).
- 1957, nhận bằng tiến sĩ danh dự Đại học Toulouse (Pháp).
- 1958 Phạm Duy Khiêm sống ở Pháp, kiếm sống bằng nghề diễn thuyết, dạy học tư thục, đọc bản thảo cho nhà xuất bản, sửa lỗi mo-rát nhà in (morasse) và duyệt sách cho Ủy ban Xét lại Pháp ngữ.
- ngày 1 tháng 12 năm 1974, Phạm Duy Khiêm tự kết thúc đời ông tại nhà riêng trong nông trại La Hertaudrie (vùng Sarthe / France). Có một câu văn đã nghĩ từ khi ông còn trẻ ám ảnh tới phút lâm chung:
"Il faut justifier ma présence sur cette terre / ta phải biện minh sao đây cho sự có mặt trên cõi đời này!"
- tác phẩm chính đã xuất bản:
VĂN PHẠM VIỆTNAM (viết chung với Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ - Hànội 1941).
DE HANOI À LA COURTINE.
LÉGENDES DE TERRES SEREINES, 1942.
LA JEUNE FEMME DE NAM XƯƠNG, 1944.
NAM ET SYLVIE, 1957 ( ký NAM KIM).
v. v. ... (theo WIKIPEDIA)
Trong một bài viết trên tạp chí NHÀ VĂN số 3. 1975 (chủ trương: Nguyên Sa & Trần Dạ Từ phát hành tại Saigon) một tác giả viết về cái chết Phạm Duy Khiêm:
“Nhà văn Phạm Duy Khiêm mà chung ta từng yêu mến không còn nữa…” Trung tâm văn hóa Pháp tại Saigon dành cho tác giả Légendes des Terres Sereines, Nam et Sylvie ... dòng chữ mến tiếc trên đây, cùng băng-đơ-rôn đen tưởng niệm văn sĩ Phạm Duy Khiêm. Báo chí Saigon đăng tải rất trang trọng, tạp chí Bách khoa số cuối năm 1974 dành hẳn một loạt bài đấy đủ tiểu sử, sự nghiệp, giai thoại . Tuy nhiên, sự ra đi, lối sống, nhất là việc tự chọn cái chết, ngày chết, nơi chết và nhiều chi tiết khác mà chúng ta không thể quên lãng.
Phạm Duy Khiêm, người Việt nam đầu tiên đậu bằng thạc sĩ văn phạm Pháp, từng giữ chức Bộ trưởng đặc nhiệm tại Phủ thủ tướng trong nội các Ngô Đình Diệm, Cao ủy rồi Đại sứ Việt nam Cộng hòa tại Pháp, người Việt nam viết văn đoạt giải Louis Barthou mà Tây phải mang giảng dạy trong chương trình giáo dục. Con người tài ba đó đối với thế hệ đồng thời với ông, tất nhiên là một ngôi sao sáng, nhưng sự nghiệp văn chương lại viêt bằng pháp ngữ, đối với nhiều người thuộc thế hệ sau ông, tạo ra không ít ngộ nhận.
Một số các tạp chí chuyền về Văn chương đã thực hiện số đặc biệt tưởng niệm. Có lời bình: “Ông Phạm Duy Khiêm viết văn bằng tiếng Tây, thì Tây tưởng niệm là đủ rồi!” Câu nói đầy khinh bạc này tuy chưa viết ra, ít ra cũng thấp thoáng trong óc một số người. Nhưng dù chỉ là thấp thoáng nghĩ tới, thì đó là một ngộ nhận đáng tiếc! Nhiều tác phẩm viết bằng pháp ngữ, tuy vậy tác phẩm đầu tiên VĂN PHẠM VIỆT NAM viết chung với Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ bằng Việt ngữ, góp công không nhỏ trong việc xây dựng viết chữ quốc ngữ ở thời kỳ tiền khởi. Một điều đúng nữa, thứ ngôn ngữ của Racine mà ông Khiêm sử dụng tài tình, thì đó chỉ là phương tiện chuyên chở cho một tình tự thuần túy Việt nam; mà ông đã thấm nhuần một cách tuyệt diệu... Trong các tác phẩm của ông, biểu tượng tinh thần việt, từ tác phẩm THIẾU PHỤ NAM XƯƠNG, vợ mang hình bóng người chồng vắng mặt hiện trên vách, qua bóng đèn dầu chiếu, để dạy con, đến tình yêu TRƯƠNG CHI - MỴ NƯƠNG tan thành khối ngọc tinh khiết... đều thể hiện ra sáng chói, có lẽ còn hơn nhiều tác phẩm việt ngữ khác.
Cố tổng thống Pháp Pompidou có lần viếng thăm nước Sénégal, gặp tổng thống xứ này là L. S. Senghor,vốn đồng môn Phạm Duy Khiêm ở École Normale Supérieure, bằng lời ngưỡng mộ:
"Không một chút khó khăn, tôi nhận thấy ở các bạn tôi một thái độ kiêu hùng, hãnh diện về Dân tộc và tha thiết với Đất nước (tạp chí Bách khoa).”
… Ông Khiêm mất ở xứ người, hẳn nhiên còn để lại nhiều tài liệu, bản thảo văn chương quí giá. Thiết tưởng Bộ Văn hoá, Bộ Ngoại giao… hẳn nhiên có bổn phận bảo quản, tránh khỏi thất tán như bao nhiêu di sản Văn hoá khác mà chúng ta đã để thất tán!
Một ngộ nhận khác, không chỉ Phạm Duy Khiêm, mà còn nhiều nhà văn hóa khác lưu vong xứ người, là bà con trong nước nhìn họ qua hình ảnh kẻ đắc thế một thời, bòn rút của dân, rồi mang vợ con cuốn gói di sống vinh thân phì gia ở nước người .
Riêng Phạm Duy Khiêm không lập gia đình, sống lẻ loi tới khi nhắm mắt. Ông đã tự chọn một cách sống ẩn dật, đạm bạc trong những ngày cuối đời. Tạp chí Bách khoa (Saigon), trong một bài viết về ông Khiêm cho biết:
"Khi ông rời khỏi chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Paris vào 1957, vì không chịu chiều ý một phu nhân của chế độ, quĩ mật tòa Đại sứ (thứ ông được quyền tiêu không cần liệt kê) còn cả chục triệu quan, ông bàn giao lại hết, để rồi sau đó sống đạm bạc, nghèo túng...”
Nhiều năm tiếp theo, ông sống bằng lợi tức khiêm nhường, từ việc dạy học tư, diễn thuyết, sữa mo-rát nhà in, đọc bản thảo cho nhà xuất bản Pháp. Chính phủ Pháp có lần mời làm giáo sư dạy tại các đại học ở Paris, ông từ chối - một lẽ, từng là cựu sứ thần Việt nam Cộng hòa không thể trở thành công chức chính phủ Pháp được.
... Phạm Duy Khiêm rút về sống ở nông trại, cách tỉnh lỵ Tour hơn 60 cây số, dù trên 60 tuổi, phương tiện di chuyển của ông là chiếc xe gắn máy, sau là một chiếc xe đạp. Mấy tháng mới có 1 lần lên Paris, ông đạp xe hàng chục cây số, gửi xe đạp tại nhà ga, rồi đáp tàu điện. Về mùa đông mưa tuyết, đạp xe trên con đường thường bị té, bạn thân kể lại gặp ông vào mùa đông, mặt mày ông bị xây xát, trầy trụa.
Phạm Duy Khiêm qua đời vào lúc mờ sáng chủ nhật 1- 12 1974, ông tự lựa chọn cho ông ngày chết, cách chết. Từ vài năm sau này, ông Khiêm bị bệnh mất ngủ, hơn nửa tháng trước ngày tự chọn, ông Khiêm đạp xe, đi tầu điện lên Paris thăm gia đình bà em, rồi dặn em và các cháu; "nghe tin anh chết đừng khóc." Ông cũng đi chào bạn hữu và nói: “đây lần cuối gặp nhau.”
Từ Paris về lại nông trại La Hertaudrie (vùng Sarthe), ông soạn sẵn giấy tờ, gửi sẵn tại notaire và người thân biết quyết định tự chọn cái chết. Ông cho họ biết số điện thoại của gia đình người em ở Paris, và 1 số điện thoại khác của một học trò cũ, ông BÙI XUÂN TOÀN. Sửa soạn chu đáo xong, chiều thứ bảy 30-11-1974, ông mang chìa khóa sang nhà hàng xóm gửi. Sau này, gia đình hàng xóm kể lại:
- sáng chủ nhật 1-12-1974, họ đi qua nhà ông, thầy đèn sáng, nhưng không gọi.
- sáng thứ hai, 2-12-1974 thấy đèn vẫn sáng, họ sinh nghi, đập cửa.
- không ai lên tiếng. Họ đi vòng ra sau nhà, nơi có một đầm nước cạn, đóng thành băng, và tìm thấy ông Khiêm nằm soải dài trên mặt băng, tay nắm chặt chùm chìa khóa.
- sáng thứ hai, 2-12-1974 thấy đèn vẫn sáng, họ sinh nghi, đập cửa.
- không ai lên tiếng. Họ đi vòng ra sau nhà, nơi có một đầm nước cạn, đóng thành băng, và tìm thấy ông Khiêm nằm soải dài trên mặt băng, tay nắm chặt chùm chìa khóa.
Tin ông Phạm Duy Khiêm mất được tỉnh trưởng tỉnh Tour, đích thân ông báo tin cho người thân của ông.
Mọi người đổ xô tới, ngôi nhà còn nồng nặc khí gaz; ông đã mở 2 thùng gaz. Bệnh mất ngủ hành xác, mệt trí óc, chán chường bủa vây mãnh liệt, chẳng thiết sống, chọn cái chết hệt tác giả AMOK!
Miền Sarthe, nơi nông trại ông sống, chỉ có khoảng 400 cư dân, không nhà đòn tang. Quan tài phải chuyển ra nghĩa trang bằng chiếc xe hơi người hàng xóm. Chính quyền tỉnh Tour đã dành một nghi lễ danh dự cho đám tang văn sĩ Phạm Duy Khiêm.
Báo chí đăng tải đầy đủ chi tiết về cái chết văn sĩ Phạm Duy Khiêm, cái chết tự chọn thật đáng nguyền rủa!
Hội nhà văn Pháp quốc lên tiếng phiền trách chính quyền Pháp không lưu tâm đến đời sống 1 văn sĩ tài ba, kể cả mức sống thiếu thốn, bệnh tật hành hại, không ai hay biết, khiến tổng thống Pháp quốc phải vội vàng đích thân gửi thư tới quốc dân, hứa, sẽ đặc biệt lưu ý trường hợp này!
... Kẻ hậu sinh viết bài này chưa hề có dịp gặp gỡ ông lúc sinh thời, nhưng muốn ghi chi tiết về cái chết đặc biệt, nên tìm nhạc sỹ Phạm Duy, bào đệ của ông, hỏi cho ra lẽ.
Hỏi:
Viết rõ vụ ông Phạm Duy Khiêm tự chọn cái chết, có gì tế nhị, về phía gia đình ông thấy cần phải bớt đi không?
Đáp:
Việc gì phải giấu? không phải đây là ý riêng của tôi, mà còn là ý kiến của bà chị. Thư bà chị viết về đây, đề ngày 24-12- 1974:
“.. . cả đời anh Khiêm như tờ giấy trắng. Suốt đời cương trực, trong sạch, chả xu nịnh ai, không tham danh, tham lợi, đáng làm gương cho những kẻ sống trên xương máu đồng bào. Đời sống cũng như cái chết của anh, chả có gì phải giấu...”
Geen opmerkingen:
Een reactie posten