Cập nhật: 04:00 GMT - thứ sáu, 7 tháng 9, 2012
Trở về Bắc Kinh sau gần 50 năm làm bùng lên nỗi nhớ về một thời Trung Quốc xa xưa, và kỷ niệm về cuộc hội ngộ lạ thường.
Thành thật mà nói, hoàn cảnh đưa đẩy tôi tới Trung Quốc lần đầu cũng khá thú vị.Một đoàn 25 phóng viên, trong đó chỉ một nhúm là phóng viên phương Tây cũng giống như tôi chọn tới đất nước cai trị bởi Cộng sản để làm phóng sự về ngày hồi hương của tướng Lý Tông Nhân.
Tướng Lý – bản thân tôi cũng chưa bao giờ nghe tên – nổi tiếng do chiến dịch quân sự giai đoạn biến động nội Trung Quốc vào những năm 1920, và lần khác là trong cuộc chiến chống Nhật những năm ba mươi, bốn mươi.
Thực ra, vị tướng này từng có giai đoạn ngắn hoạt động như quyền chủ tịch nước trong cơn lốc chính trị ngay trước khi Mao Trạch Đông nổi lên thành lãnh đạo năm 1948.
Lý Tông Nhân chạy trốn tới Hoa Kỳ và sống trong cảnh tha hương như rất nhiều thành viên khác của chế độ cũ.
Ốm đau và già yếu, giờ ông muốn được về nhà để chết, cũng như hầu hết người Trung Quốc, và một cuộc trao đổi được dàn xếp ở Geneva.
Tôi nhớ mình nhận được mặt nhân vật số hai của chủ tịch Mao là Chu Ân Lai, một khuôn mặt không thể quên, và vị nguyên soái khá vạm vỡ Trần Nghị, từng mang quyền ngoại trưởng.
Tôi được giới thiệu ngắn gọn với một người đàn ông có gương mặt buồn, một ông già đeo kính đứng trong góc phòng tiếp tân rộng lớn với bộ đồ màu xanh sẫm nhàu nhĩ.
Chính là Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc.
Phổ Nghi, nhân vật dòng dõi cuối cùng đời nhà Thanh, cũng đã kế vị ngắn ngủi trên ngai rồng từ khi còn nhỏ xíu và bị buộc thoái vị ở tuổi lên 6.
Một cuộc đời đầy biến động, đã từng bị bắt giữ ở Nga, người ta bảo tôi, giờ ông được thuê làm biên tập văn bán thời gian, và cũng làm vườn bán thời gian cho các quan chức Cộng sản Trung Quốc.
Để ‘khởi động’ lại trí nhớ xem điều gì đã tạo nên ba tuần phấn khích nhất trong cả đời mình, tôi đọc lại cuốn nhật ký viết năm 1965 và lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ xem lại đoạn phim màu 8mm dài một tiếng đồng hồ do chính mình quay – mặc cho ánh nhìn lo ngại của công an hồi đó – khi chúng tôi đi loanh quanh Bắc Kinh, và sau đó, đi loanh quanh mấy thành phố lớn khác của Trung Quốc.
Tôi thực hiện nhiệm vụ quay cảnh sân vận động lớn với khoảng vài chục nghìn học sinh biểu diễn thể dục nhịp điệu và cùng giơ lên những tấm thẻ màu sắc ca ngợi quân đội Nhân dân và gièm pha những tên Mỹ ‘xâm lăng’ Việt Nam.
Tôi được xem hơn triệu người diễu hành trước “lãnh tụ vĩ đại” Mao Trạch Đông, ông này mặc bộ quần áo đại cán màu ghi xám đặc trưng, đứng cao hơn hẳn chúng tôi trên bục chào ở cửa Nam Tử Cấm Thành.
Chiếc tên lửa to đùng, bóng loáng trông đầy đe dọa – sau này một chuyên gia quân sự Tây nói với chúng tôi rằng đó chỉ là mô hình – đặt nổi bật trên xe rước và biển người diễu hành đi lại cả vài tiếng đồng hồ ngang qua khu vực VIP, từng toán đông học sinh, công nhân trình diễn thuần thục các màn diễn.
Tôi thấy ấn tượng nhất là sự thiếu vắng phương tiện giao thông có động cơ. Chúng tôi, những phóng viên từ Hong Kong đi xe buýt riêng và có cả công an đi theo, cũng có nhiều xe limousine của Nga cho các nhân vật quan trọng, nhưng phần lớn dân Trung Quốc đi bộ hay dùng xe đạp, hoặc bám vào đuôi xe tải, hoặc ngồi xích lô – một sáng tạo cực kỳ thông minh, kết hợp giữa dùng sức người của xe kéo và xe đạp ba bánh, đã lan sang cả đường phố London và Manhattan ở thế kỷ 21.
Có vài chiếc ô tô nhập khẩu cũ kỹ là Buicks của Mỹ và Chevrolets, được nhập trước thời Cộng sản nắm quyền (17 năm trước đây), vẫn sống sót bằng các loại phụ tùng tự chế.
Nhưng khi đám đông được tập luyện nhuần nhuyễn cho ngày Quốc khánh đã giải tán, quảng trường Thiên An Môn rộng lớn hầu
như trống không.
Bắc Kinh năm 1965
Phóng viên BBC kể chuyện tới Bắc Kinh làm phóng sự về ngày hồi hương của tướng Lý Tông Nhân, và Bắc Kinh ngày nay sau 47 năm.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Tôi thường thấy mấy người lao động chân tay Trung Quốc dùng đòn gánh những thứ mà với tôi chắc phải nặng kinh khủng trên vai, trông như những cu-ly hồi xưa.
Sau đó, trong chuyến đi thăm quan trên sông Trường Giang, chúng tôi được thấy khu vực quy hoạch xây dựng cầu có đường ray xe lửa dài nhất thế giới.
Khu đồng bằng sông là nơi tập trung các hoạt động của con người, ít thấy có công nghiệp cơ khí.
Tất cả khiến tôi nhớ tranh của những nghệ sĩ thời Phục hưng giai đoạn Giáo hoàng cho xây các khối kiến trúc lớn ở thế kỷ 16, 17 ở Rome.
Giờ đây, hàng tá những chuyến tàu nhanh vụt qua cây cầu này mỗi ngày, giảm thời gian di chuyển giữa Bắc Kinh và Thượng Hải chỉ còn có bốn tiếng, hồi năm 1965 thì phải đi mất đúng một ngày.
Ở Mãn Châu, vùng công nghiệp phía Bắc Trung Quốc, chúng tôi đi thăm khu công nghiệp nặng - nhà máy sản xuất thép, một khu quy hoạch đang chuyển mình.
Những khối thép cuộn bên trong làm tôi nhớ về hình ảnh nước Anh hồi cách mạng công nghiệp thế kỷ 19.
Ở phía Nam chúng tôi nhìn thấy nhiều xà lan trôi trên dòng Châu Giang, tất cả đều do sức người - đầy ấn tượng nhưng khổ cho những tay chèo gẫy cả lưng.
Quay lại Bắc Kinh sau gần 50 năm, thành phố trong trí nhớ của tôi giờ khó nhận ra nổi.
Xe cộ trên đường đông nghẹt dù hệ thống giao thông ngầm hiệu quả. Hàng dài xe ô tô tranh nhau từng tý chỗ trên đường mà gần đây các nhà chức trách mới đưa ra lệnh giới hạn mua xe cá nhân.
Những người dân thường Trung Quốc đã bỏ lại vẻ xám nhờ mệt mỏi để bước vào cuộc sống hiện đại kiểu phương Tây.
Thủ đô không ngừng mở rộng, nổi lên những tòa nhà công nghệ hiện đại, thành biểu tượng của thế giới, được tạo ra bởi các kiến trúc sư quốc tế nổi tiếng, nhưng giá cả cũng tăng vọt.
Dự một buổi tiệc riêng ở tầng 56 tòa cao ốc mới toanh, ngự trong khu vực tài chính bận rộn, tôi nhìn không chớp mắt vào khung cảnh long lanh của Bắc Kinh ban đêm.
Trụ sở mới của Truyền hình Trung tâm Trung Quốc ngay trước mặt chúng tôi. Tưởng tượng mà xem, hai khối nhà kính nghiêng nghiêng xen nhau, mà phần kiến trúc bệ đỡ quan trọng nhất được mạnh bạo gỡ đi, khiến cho cả khối nhà trông như đang trôi nổi trong không gian.
Tôi nói với cô hướng dẫn người Hong Kong rằng lần đầu tiên tôi tới Bắc Kinh là vì tò mò về chuyến hồi hương của Tướng Lý Tông Nhân.
“Ôi tôi nhớ ông ấy rõ lắm,” cô đáp. “Ông có biết là ông ấy chết không lâu sau khi về nước không?
“Tất cả đều là một phần của trò tuyên truyền phô trương của nhà nước Trung Quốc để vận động các thành viên cũ của Quốc Dân Đảng đang tha hương về nước. Thật ra tôi có cuốn sách về tất cả những chuyện này.”
Cô rút ra một tập sách mỏng trong kho sách của mình. Và có một bức ảnh khá quen thuộc của vị tướng do bạn ông chụp nhiều năm trước đây, vào buổi chiều tháng 9 ấy, ở ngay trước tòa Nhân dân Đại sảnh, khi lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời, tôi vai kề vai với các quan chức cao nhất của cách mạng Cộng sản Trung Quốc – và bắt tay với vị Hoàng đế Cuối Cùng.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten